HIẾN


Hiển thuốc lớp Chân rìu (Pelecypoda), nghành Thân mềm (Mollusca), vỏ xác hình tim, hai vỏ úp lại một, vỏ ngoài có những đường vòng quanh tim chừng 30 vòng

HIỂN   
Corbicula leana Prime.

Tên Việt Nam: Hến.
Tên khác: Biên loa (Cương Mục), Kim khẩu hiển  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Corbicula leana Prime, Cyclina Orientalis.
Họ khoa học: Cycladidae.
Mô biến: Hiển thuốc lớp Chân rìu (Pelecypoda), nghành Thân mềm (Mollusca), vỏ xác hình tim, hai vỏ úp lại một, vỏ ngoài có những đường vòng quanh tim chừng 30 vòng, mặt ngoài màu nâu đen hơi pha vàng, vỏ bên trong có thịt màu trắng, ở đỉnh vỏ phình ra và ụ lên màu đen, mặt ngoài bày chất vôi, ở 2 đầu có 3 khía răng dính cứng lại với nhau, trong vỏ sáng bóng màu trắng xanh, con lớn chừng 4cm, con nhỏ chừng 1cm, thịt ăn ngon.
Địa lý: Hay sống ở ao hồ, sông, hói trong nước ngọt hoặc lợ.
Phần dùng làm thuốc: Thịt (gọi là Hiển nhục), vỏ gọi là (Hiển xác).
Tính vị: Vị ngọt, hơi mặn, tính lạnh.
Chủ trị: Thịt mát gan, dễ thông hơi, ung nhọt, thông lợi tiểu tiện. Vỏ, nung tán, bột trị ợ chua lên cổ, muốn nôn, sạch đàm, khỏi ho, sáp tinh.
Tham khảo:
+ Khử nhiệt cao, sáng mặt, lợi tiểu, hạ nhiệt, cước khí, thấp độc, giải độc rượu  vàng mắt, dùng thịt ngâm nước uống trị tiêu khát (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Thịt Hến ngâm nước rửa đậu ung sẽ không để lại sẹo (Bản Thảo Cương Mục).
+ Thịt Hến hơi độc, ăn nhiều sinh ho, sinh khí lạnh ảnh hưởng thận khí (Bản Thảo Thập Di).
+ Vỏ xác Hến đốt cháy, bôi trị lở trong âm hộ (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vỏ xác Hến đốt thành than, uống trị ăn vào mửa ra trị đàm nước lưu đình trong tim ngực (Bản Thảo Thập Di).
+ Vỏ xác Hến đốt cháy uống trị mất tinh, ăn vào mửa ra (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Vỏ xác Hến đốt, tán bột uống có tác dụng hóa đàm, chỉ ẩu, trị nuốt chua, đau tim và ho dữ dội, hoặc rắc bột nơi lở loét, công dụng giống như vị Bạng phấn (Bản Thảo Cương Mục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét