HOA NHỊ THẠCH


Thuộc khoáng thạch là khối đá ở trong khoáng Lưu huỳnh, hình thái không đồng đều, thể nặng. Có màu sắc như Đồi mồi, có điểm hoa màu vàng, trơn cứng sạch.

HOA NHỊ THẠCH    花 蕊 石
Sulfur.

Xuất xứ: Gia Hựu Bản Thảo..
Tên Việt Nam: Hoa nhị thạch, Hoa nhũ thạch.
Tên khác: Hoa nhũ thạch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên gọi: Vị này có từ trong đá Lưu huỳnh (Sulfur) có điểm màu trắng nhạt như hoa nên gọi là Hoa nhị thạch.
Tên khoa họcSulfur.
Mô tả: Thuộc khoáng thạch là khối đá ở trong khoáng Lưu huỳnh, hình thái không đồng đều, thể nặng. Có màu sắc như Đồi mồi, có điểm hoa màu vàng, trơn cứng sạch.
Địa lý: Có Trấn Giang thuộc Giang Tô, Hàng Châu của Triết Giang và Thiểm Tây.
Phần dùng làm thuốc: Đá khoáng.
Bào chế:
1- Hễ dùng vào hoàn tán, bỏ vào nồi sành đậy kín, dùng muối và bùn nhuyễn trét lại thật chắt mà nung đỏ, rồi đem ra bỏ xuống đất lạnh một ngày, khử hết hỏa độc đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước trong, để cho lắng xuống, gạn lấy bột thật nhỏ đề dùng (Lý Thời Trân).
2- Luyện qua lửa cho nóng suốt, dùng thủy phi hoặc sau khi luyện dỉ nhúng vào giấm đâm vụn sắc uống.
Cách dùng: Chọn thứ nào rắn chắc, màu vàng là tốt nung đỏ thành bột dùng nước trong gạn lọc phơi khô để dùng.
Tính vị: Vị chua sáp, Tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: Hoá ứ, chỉ huyết.
Chủ trị:
+ Trị nôn ra máu, chảy máu cam, rong kinh. Dùng từ 1-9g, sau khi luyện rồi thủy phi dùng.
+ Xuất huyết do ngoại thương, dùng ngoài ở nơi chảy máu, Liều dùng vừa đủ.
Kiêng kỵ: Không có ứ huyết cầm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị 5 loại băng huyết, huyết ra nhiều dùng nó để trị. Dùng Hoa nhị thạch đốt tồn tính tán bột, lấy 1 chén Đồng tiện, nếu là đàn ông thì bỏ vào một nửa rượu, nếu là đàn bà thì bỏ vào một nửa giấm. Sắc uống nóng uống lần 9g sau khi ăn, nặng lắm uống 15g, thì có thể làm cho huyết ứ hóa thành nước vàng, sau đó dùng Độc Sâm Thang uống để bổ (Hoa Nhị Thạch Tán - Thập Dược Thần Thư).
+ Tất cả các loài vết dao chém, tên bắn và các chấn thương té ngã, chó cắn tới chế, mau lấy thuốc đắp vào nơi vết thương, huyết ở đó hóa thành nước vàng, xức tiếp lại sạch và không đau nhức, nếu tổn thương tới thịt nhập vào tạng phủ, sắc Đồng tiện bỏ vào một ít rượu trộn vào 3g uống rất hiệu quả, thú vật cắn xốc lòi ruột ra ngoài, mau nhét ruột vào, rồi dùng chỉ Tạng bạch bì khâu lại, thấm thuốc vào cầm máu ngay. Phụ nữ sau khi sinh xuống huyết không dứt gây nên váng đầu, huyết xấu công lên tim, thai chết trong bụng, nhau thai không xuống muốn chết, nhưng ở trên đầu, tim vần còn nóng, mau dùng Đồng tiện uống với Hoa nhị thạch 3g (Hoa Nhị Thạch Tán - Hòa Tễ Cục Phương).
+ Mắt bị vảy cá 3 năm, dùng Hoa nhị thạch phi, sấy khô, Phòng phong, Xuyên khung, Cam cúc hoa, Bạch phụ tử, Ngưu bàng tử, mỗi thứ 30g, Cam thảo chích nửa lượng tán bột. Mỗi lần uống nửa chỉ (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị các loại xuất huyết do bên trong có ứ huyết, sản hậu huyết vận và sót nhau : Hoa nhị thạch (nung) tán bột, mỗi lần uống 2-9g với nước, hoặc thêm Đồng tiện hoặc Giấm để uống (Hoa Nhị Thạch Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+  Trị ho ra máu do lao phổi: Hoa nhị thạch, Sâm tam thất, 2 vị bằng nhau tán bột, mỗi lần uống 1-9g, ngày 2 lần với nước, hoặc thêm Đồng tiện trộn uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị loét dạ dày tá tràng kèm có xuất huyết: Hoa nhị thạch, Bạch cập, Địa du thán, Mẫu lệ (nung), Long cốt (nung), mỗi thứ 9g, Ô tặc cốt 15g. Tán bột, luyện mật làm viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị chấn thương do té ngã, bị đập đánh: Lưu hoàng 3 phần, Hoa nhị thạch 7 phần, tán bột, bỏ trong nồi đất, lấy muối trộn bùn trét  kín, lấy than đá nung cho tới khi nào nguội, lấy ra tán bột, mỗi lần uống 1-9g với nước Đồng tiện hoặc rượu. Bên ngoài dùng vị này nung tán bột đắp nơi vết thương có thể cầm máu rất tốt (Hoa Nhị Thạch Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Hoa nhị thạch chữa tất cả tổn thương mất máu chảy mủ tai, mắt kéo mây cườm (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoa nhị thạch trong Bản Kinh ghi rằng không có vị khí, chủ trị của nó thì phải là thuốc có vị chua cay tính ấm. Có công hiệu chuyên về cầm máu, có khả năng làm cho huyết trở thành thủy. Đàn bà bị chứng huyết vận là bởi ác huyết xông lên, nếu tiêu hóa được ác huyết thì chứng chóng mặt hết vậy. Lấy cái khí vị chua để thu liễm lại có khả năng hóa huyết ứ, nên làm cho nhọt lở do dao búa lành ngay mà không nưng mủ (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoa nhị thạch tuy có từ trong núi chứa Lưu huỳnh, tuy rằng tính ấm nhưng xét lại có vị chua mà sáp, khí của nó bình nên có công phá huyết, đồng thời thai chết lưu, sót nhau, dùng thuốc này thì có thể sơ thông làm cho huyết ứ đều hòa thành nước.
Hoa nhị thạch chủ yếu dùng trong việc cầm máu, có thề cầm máu do xuất huyết bên trong, lại có thề cầm máu do xuất huyết bên ngoài. Lý Thời Trân cho rằng Hoa nhị thạch có khí bình, vị sáp mà chua, công dụng của nó chuyên về cầm máu, lại có thể làm hạ được thai chết lưu và sót nhau, hiệu quả giống như Xích thạch chi. Công dụng của Hoa nhị thạch chuyên về cầm máu. Do ở chỗ vì nó có tác dụng  hóa ứ, thực ra do chất nặng, tính trụy mà đưa tới như thế chứ không có công dụng khử ứ. ‘Hoa Nhị Thạch Tán’ trong ‘Thập Dược Thần Thư’ dùng nó để trị tổn thương do 5 loại băng huyết, là thuốc cầm máu trứ danh rất có hiệu quả trên lâm sàng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét