TỔNG QUAN
Điều chỉnh rối loạn khí của Thận và Bàng Quang, dùng theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài, Âm - Dương. Thường dùng cặp huyệt Nguyên - Lạc.
KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG (Bq)
(THE LEG GREATER YANG, BLADDER MERIDIAN - TSOU TAE YANG, MERIDIEN DE LA VESSIE)
Vượng giờ Thân (15 - 17g) - Hư giờ Dậu (17 - 19g) - Suy giờ Dần (3-5g).
Nhiều Huyết, ít Khí.
Ấn đau huyệt Trung Cực (Nh.3) và Bàng Quang Du (Bq.28).
Tạng Phủ Liên Hệ
|
Mối Quan Hệ
|
Tác Dụng
| |
Thận
|
Biểu - Lý
|
Điều chỉnh rối loạn khí của Thận và Bàng Quang, dùng theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài, Âm - Dương. Thường dùng cặp huyệt Nguyên - Lạc.
| |
B
À
N
G
|
Đởm
Phế
|
+ Tương Sinh (Bàng Quang Thủy sinh Đởm Mộc)
+ Tương Sinh (Phế Kim sinh Bàng Quang Thủy).
+ Tý Ngọ đối xứng
|
. Dùng khi Đởm quá hư (theo nguyên tắc : Hư bổ Mẫu).
. Dùng khi Bàng Quang quá Thực, theo nguyên tắc : Thực tả tử.
. Dùng khi Bàng Quang quá hư (theo nguyên tắc Hư bổ mẫu).
. Dùng khi thời khí của kinh Bàng Quang suy.
|
Q
U
A
N
G
|
Tiểu Trường
Vị
|
. Tương Khắc (Bàng Quang Thủy khắc Tiểu Trường Hỏa).
. Mẫu tử theo giờ thịnh.
. Tương khắc (Vị Thổ khắc Bàng Quang Thủy).
|
. Dùng khi Tiểu Trường quá thực (theo nguyên tắc tương khắc, lấy Thủy khắc Hỏa).
. Dùng khi kinh khí của Bàng Quang suy.
. Dùng khi Bàng Quang quá thực (theo nguyên tắc tương khắc, lấy Thổ khắc Thủy).
|
Tam Tiêu
|
Phu Thê
|
Điều chỉnh Âm Dương của 2 kinh Bàng Quang và Tam Tiêu.
| |
Tiểu Trường
|
Đồng Danh (Túc + Thủ Thái Dương )
|
Dùng khi Tiểu Trường bị rối loạn
( theo nguyên tắc chọn huyệt Trên - Dưới, Đồng Danh).
| |
Phế
|
Nghịch Khí (Thái Dương # Thái Âm), giữa Phủ và Tạng.
Hoặc nguyên tắc Âm Dương Kinh Khí Tương Cầu.
|
Dùng khi Phế quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Thái Uyên (P.9) phối Kinh Cốt (Bq.64).
|
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
1/ KINH CHÍNH
Khở i đầu ở góc trong mắt từ huyệt Tình Minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc Mạch ở huyệt Bá Hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh : Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1,5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng Quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh Túc Thiếu Âm Thận.
2/ KINH BIỆT
Khở i từ nhượng chân, kinh Biệt đi lên phía sau đùi đến mông, tới xương cùng thì đi theo giang môn, lặn sâu vào trong để đến Bàng Quang rồi tán vào Thận. Từ Thận theo mép bên của cột sống lên đến cổ gáy gặp kinh Chính Túc Thái Dương Bàng Quang ở huyệt Thiên Trụ.
3/ LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc - Phi Dương, theo đường đi của kinh Chính lên gáy, vòng lên đầu đến huyệt Tình Minh rồi tán vào miệng.
4/ LẠC NGANG
Khở i từ huyệt Lạc - Phi Dương vòng theo phần mặt sau cẳng chân, đổ vào kinh Chính Túc Thiếu Âm Thận ở huyệt Nguyên - Thái Khê.
5/ KINH CÂN
Khởi lên ở góc ngoài móng ngón chân út, lên đến mắt cá ngoài, đi chếch lên phía ngoài đầu gối, rồi vòng xuống dọc theo mặt ngoài cẳng chân đến gót chân. Từ bờ ngoài gót chân lại đi trở lên theo mặt sau cẳng chân đến hốc nhượng chân. Tại đây có một nhánh khác trở xuống miền sau ngoài bắp chân rồi lại lên đến mép trong giữa nhượng chân.
Từ đoạn giữa nhượng chân chạy lên trên đến mông, và đi lên song song cạnh cột sống lưng, đến cổ gáy. Một nhánh chính thẳng tới vùng chẩm xương vòng lên bên vòm sọ, xuống mặt, tới huyệt Tứ Bạch (Vị), kết ở mũi và phân thành mạng lưới ở mí mắt trên.
Một nhánh tách ra từ mỏm bên trước vai, vùng huyệt Kiên Ngung (Đtr), vào ngực, đến hõm xương đòn, lên trên tới trước cơ chũm. Một nhánh khác từ hõm xương đòn đi chếch lên góc hàm dưới và phân thành nhiều nhánh nhỏ quanh cơ gò má dưới mắt.
TRIỆU CHỨNG KINH BÀNG QUANG
Cảm giác khí nghịch lên, Đầu đau, tròng mắt như lồi ra. Cổ gáy đau như bị lôi kéo, Cột sống đau nhức, vùng thắt lưng như muốn gãy, Khớp háng không co duỗi được
Kinh Bệnh : Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu đau, gáy đau, lưng đau, cột sống đau, mặt sau chi dưới đau, sốt.
Phủ Bệnh : Tiểu không thông, tiểu dầm, bụng dưới đau tức.
Bàng Quang Thực : Tiểu bí, bụng dưới đầy, bụng dưới đau xoắn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần. Mạch Sác.
Bàng Quang Hư : Tiểu không tự chủ, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu. Mạch Huyền Tế.
KINH CHÍNH
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
+ Cảm giác khí nghịch lên, Đầu đau, tròng mắt như lồi ra. Cổ gáy đau như bị lôi kéo, Cột sống đau nhức, vùng thắt lưng như muốn gãy, Khớp háng không co duỗi được, Cảm giác như thắt nút ở nhượng chân, Cảm giác như vỡ tung cơ phía mặt ngoài bắp chân.
LẠC NGANG
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN ( gây rối loạn về gân cơ): Trĩ, Sốt rét, hôn mê, điên cuồng, Mắt vàng, chảy nước mắt, chảy nước mũi, Đầu và cổ gáy đau, Lưng, thắt lưng, vùng xương cùng đau, nhượng chân, phần ngoài bắp chân và gót chân đau, Ngón chân út bất động.
LẠC DỌC
THỰC: Mũi nghẹt, mũi chảy nước, Đau đầu và lưng yếu mõi, Chảy nước mũi trong, Chảy máu cam.
KINH BIỆT
ĐAU TỪNG CƠN:
+ Cổ gáy đau, đầu đau, chóng mặt, Co cứng và đau mỏi , ê ẩm vùng lưng và thắt lưng.
KINH CÂN
+ Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi, 1/2 đầu đau, thần kinh mắt đau, Thần kinh tọa đau. Cơ nhượng chân co cứng. Cột sống lưng đau như gãy Co cứng cân cơ cổ gáy. Vai không nâng lên được, vùng nách đau lan đến hõm trên xương đòn.
ĐIỀU TRỊ KINH BÀNG QUANG
Ôn Thận, cố phao. Dùng huyệt Bàng Quang Du + Mộ Huyệt (Trung Cực - Nh.3) và Du huyệt của Thận (Thận Du - Bq.23). Thường dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
Bàng Quang Hư :
. Châm bổ huyệt Chí Âm (Bq.67) vào giờ Dậu [17-19g] (đây là huyệt Tỉnh Kim, Kim sinh Thủy - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
. Ôn Thận, cố phao. Dùng huyệt Bàng Quang Du + Mộ Huyệt (Trung Cực - Nh.3) và Du huyệt của Thận (Thận Du - Bq.23). Thường dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
Bàng Quang Thực (Nhiệt) :
. Châm tả huyệt Thúc Cốt - Bq.65 (đây là huyệt Du Mộc, Thủy sinh Mộc - Thực tả tử).
(Châm Cứu Đại Thành).
Thanh lợi thấp nhiệt. Dùng Mộ Huyệt của Bàng Quang và huyệt ở mạch Nhâm làm chính. Dùng phép tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
KINH CHÍNH
THỰC: Tả : Thúc Cốt (Du + h.Tả - Bq.65), Kinh Cốt (Nguyên - Bq.64), Phi Dương (Lạc - Bq.58), Bàng Quang Du (Bq.26).
Phối : Tiểu Hải (Ttr.8), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thiên Tỉnh (Ttu.10), Xích Trạch (P.5)
HƯ : Bổ : Chí Âm (Tỉnh + huyệt Bổ - Bq.67)Kinh Cốt (Nguyên - Bq.64), Phi Dương (Lạc - Bq.58), Trung Cực (Nh.3,), Hậu Khê (Ttr.3), Bàng Quang Du (Bq.26),
Phối: Thương Dương (Đtr.1), Thiên Xu (Vị.25), Đại Trường Du (Bq.25), Đại Hách (Th.12), Trung Chử (Ttu.3), Thái Uyên (P.5)
LẠC NGANG
THỰC: Tả : Phi Dương (Lạc - Bq.58), Bổ : Thái Khê (Nguyên - Th.3)
HƯ: Bổ: Kinh Cốt (Nguyên - Bq.64), Tả: Đại Chung (Lạc - Th.4)
LẠC DỌC
THỰC: Tả : Phi Dương (Lạc - Bq.58),
HƯ : Bổ : Đại Chung (Lạc - Th.4.), Tả: Kinh Cốt (Nguyên - Bq.64)
KINH BIỆT
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:
Châm: Phía đối bên bệnh : Chí Âm (Bq.67), Dũng Tuyền (Th.1).
+ Phía bên bệnh: Thúc Cốt (Bq.65), Thái Khê (Th.3).
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN
Âm Khích (Tm.6), Kim Môn (Bq.63), Túc Tam Lý (Vị.36), Chí Âm (h. Bổ - Bq.67), Thiên Trụ (Bq.10)
KINH CÂN
THỰC: Tả : A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Chí Âm (huyệt Bổ -Bq.67), Phối: Thúc Cốt (Bq.65), Uỷ Trung (Bq.40), Tứ Bạch (Vị.2),
HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Chí Âm (Bq.67), Tả : Thúc Cốt (Bq.65)
Phối: Uỷ Trung (Bq.40), Tứ Bạch (Vị.2).
HÌNH TỔNG QUÁT KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
HÌNH TỔNG QUÁT KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
KINH BIỆT TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
KINH BIỆT TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
HÌNH KINH CÂN CỦA TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
HÌNH KINH CÂN CỦA TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
HÌNH HUYỆT VỊ KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
HÌNH HUYỆT VỊ KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
ĐƯỜNG LẠC DỌC - LẠC NGANG CỦA TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
HÌNH BÀNG QUANG DỌC NGANG
HÌNH BÀNG QUANG LẠC NGANG
CÁC HUYỆT CỦA TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUAN KINH
1 - TÌNH MINH
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Lệ Không, Lệ Khổng, Mục Nội Tý, Tinh Minh
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt nhận được những mạch của kinh Chính Thủ Thái Dương, Túc Dương Minh, mạch Âm Kiều, mạch Dương Kiều và mạch Đốc.
Vị Trí: Cách đầu trong góc mắt 0,1 thốn.
Dưới da là cơ vòng miệng dưới, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dưới dây thần kinh sọ não số III.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng: Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả , minh mục.
Chủ Trị: Trị các bệnh về mắt, thần kinh mặt liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Hành Gian (C.2) trị quáng gà (Châm Cứu Tụ Anh).
2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Tứ Bạch (Vi.2) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Tứ Bạch (Vi.2) trị mắt đỏ , mắt viêm (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Ngư Vĩ + Thái Dương [châm ra máu] trị mắt sưng đỏ , đau (Ngọc Long Kinh).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Thẩm Thị Dao Hàm).
6. Phối Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt mờ, ra gió chảy nước mắt, mắt ngứa, mắt đau, quáng gà, mắt có màng (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Yếu Ca).
7. Phối Can Du (Bq.18) + Giác Tôn (Ttu.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Thận Du (Bq.23) trị đục nhân mắt, tiền phòng xuất huyết, đáy mắt xuất huyết, thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Giản Biên).
8. Phối Cầu Hậu + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quang Minh (Đ.37) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Cầu Hậu + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Cầu Hậu + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) trị đau mắt trắng [trắng giác mạc] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị mắt có mộng thịt.
12. Phối Hiệp Bạch (P.4) trị mắt sưng đỏ , đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Tý Nhu (Đtr.14) trị nhãn cầu sưng đỏ đau, chảy nước mắt sống (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Can Du (C.18) + Đở m Du (Bq.19) + Thiếu Thương (P.11) trị mắt đỏ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Thừa Khấp (Vi.1) + Tứ Bạch (Vi.2) trị mắt viêm do nghề nghiệp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Nội Đình (Vi.44) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mắt sưng đỏ , đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Tứ Bạch (Vi.2) trị các bệnh về mắt và các chứng mắt mờ giai đoạn đầu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Kỳ Môn (C.13) + Phong Trì (Đ.20) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Cầu Hậu + Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thượng Tinh Minh trị giác mạc trắng, mắt mờ dần (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hành Gian (C.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quang Minh (Đ.37) + Thận Du (Bq.23) trị mắt đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).
21. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) +Túc Tam Lý(Vi.36) trị thần kinh ở ổ mắt viêm (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Châm Cứu: Bảo người bệnh nhắm mắt, châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn - Không vê kim - Không cứu.
Ghi Chú : Sau khi rút kim ra, áp bông vào đè mạnh 2 - 3 phút để đề phòng chảy máu.
+ Nếu ngộ châm vào mạch máu gây chảy máu, quanh mi mắt dưới sẽ bị quầng xanh tím, 1 tuần sau, vếtquầng sẽ tự tan, không ảnh hưở ng đến thị lực.
2 - TOÀN TRÚC
Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ các sợi lông mày (giống hình các gậy tre (trúc) dồn (gom) vào (toàn), vì vậy gọi là Toàn Trúc (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Dạ Quang, Minh Quang, My Bản , My Đầu, Nguyên Trụ, Quang Minh, Thỉ quang, Toán Trúc, Toản Trúc, Viên Tại, Viên Trụ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Vị Trí: Chỗ lõm đầu trong chân mày, thẳng trên góc mắt trong.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ trán, cơ mày, cơ tháp và bờ cơ vòng mi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng: Khứ phong, minh mục.
Chủ Trị: Trị đầu đau, mắt đau, liệt mặt.
Phối Huyệt :
1. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Thận Du (Bq.23) + Thừa Khấp (Vi.1) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị đầu đau do phong (Thiên Kim Phương).
2. Phối Ngân Giao (Đ.28) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị mắt đỏ , giữa hàm đau (Thiên Kim Phương).
3. Phối Tam Gian (Đtr.2) trị mắt có màng (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Đầu Duy (Vi.8) trị mi mắt đau (Ngọc Long Kinh).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau, chảy nước mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Hậu Khê (Ttr.3) trị mắt đỏ , mắt có màng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Tương (Nh.24) + Tứ Bạch (Vi.2) trị cơ mặt co giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Châm Toàn Trúc (Bq.2) xuyên Ngư Yêu + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đc.20) trị phía trước hàm đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Khúc Sai (Bq.4) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).
10. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quang Minh (Đ.37) + Thái Dương + Thái Khê (Th.3) + Tinh Minh (Bq.1) có tác dụng làm cho mắt sáng (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,3 - 0,5 thốn.
+ Trị bệnh về mắt, châm xiên hướng xuống đến huyệt Tinh Minh.
+ Trị đầu đau, mặt liệt, châm xuyên đến huyệt Ngư Yêu.
+ Trị thần kinh hố mắt trên đau, châm xiên hướng mũi kim ra phía ngoài.
+ Trị đau ở trước Ấn Đường, châm luồn kim dưới da, 2 thân kim chéo nhau ở giữa Ấn Đường.
- Không cứu.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi: “Cảm phong tà, nếu thấy gió mà sợ gió, thích ở đầu lông mày [huyệt Toàn Trúc] (TVấn 60, 6)
( Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Con người bị hắt hơi, khí gì gây nên ? Kỳ-Bá đáp : Dương khí hòa lợi, tràn đầy lên Tâm mà xuất ra ở mũi, gây nên hắt hơi, nên bổ huyệt Vinh của Túc Thái Dương ở huyệt My Bản (tức là huyệt Toàn Trúc) (LKhu 28, 18).
( “Chứng T uyên (xoang trán viêm, xoang mũi viêm) bao giờ cũng pHải châm Toàn Trúc và Đầu Duy [Vi.8] (Biển Thước Tâm Thư’).
3 - MI XUNG
Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí cuối chân mày (mi) thẳng lên chạm vào (xung) chân tóc, vì vậy gọi là Mi Xung (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : My Xung, Tiểu Trúc.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính : Huyệt thứ 3 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Thẳng trên huyệt Toàn Trúc, vào trong chân tóc 0,5 thốn, ngang huyệt Thần Đình (Đc.24).
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ cơ trán bám vào cân sọ, dưới gân là xương sọ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng : Khu phong.
Chủ Trị : Trị đầu đau, mắt sưng đỏ , chóng mặt.
Châm Cứu : Châm xiên, luồn kim dưới da 0,3 - 0,5 thốn - Cẩn thận khi cứu.
Tham Khảo : “Thốn khẩu mạch Khẩn, đầu đau, đó là chứng thương hàn, châm huyệt Mi Xung” (Thiên Kim Phương).
4 - KHÚC SAI
Tên Huyệt: Khúc = chỗ cong; Sai = hợp xuất.
Kinh mạch hợp lại ở huyệt Thần Đình, tạo thành chỗ cong , từ huyệt đó, theo chân mày lên chỗ hợp xuất (sai), vì vậy gọi là Khúc Sai (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Tỷ Xung, T Xung.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 4 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Trên trán, cách đường giữa đầu 1,5 thốn, trong chân tóc 0,5 thốn, cách ngang My Xung 01 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của cơ trán vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu và vùng trán đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu.
Phối Huyệt :
1. Phối Tâm Du (Bq.15) trị trong ngực đầy tức, phiền muộn, mồ hôi không ra (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị não tả, nước trong mũi chảy ra (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy nước thối [T uyên ] ( Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Thượng Tinh (Đc.23) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút
*Tham Khảo : “Mồ hôi không cầm : dùng Khúc Sai” (Giáp Ất Kinh).
5 - NGŨ XỨ
Tên Huyệt: Ngũ = 5; Xứ = nơi (vị trí). Theo thứ tự. huyệt ở vị trí thứ 5 của đường kinh, vì vậy gọi là Ngũ Xứ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Cự Xứ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Bàng Quang.
+ Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26): Ngũ Xứ là một trong 5 nhóm huyệt ở đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) dùng để trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí, không do Tà Khí xâm phạm (các huyệt khác là Thừa Quang (Bq.6) + Thông Thiên (Bq.7) + Lạc Khước (Bq.8) + Ngọc Chẩm - Bq.9).
Vị Trí: Giữa đường chân tóc trán lên 1 thốn (huyệt Thượng Tinh - Đc.23) đo ngang ra 1,5 thốn hoặc sau huyệt Khúc Sai 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, mũi viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thân Trụ (Đc.12) + Uỷ Dương (Bq.39) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng cứng cong như đòn gánh, đầu đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Tiền Đỉnh (Đc.21) trị đầu phong, chóng mặt, mắt trợn ngược (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).
Châm Cứu : Châm xiên 0,2-0,3 thốn. Cứu 2-3 phút. Ôn cứu 5-10 phút.
6 - THỪA QUANG
Tên Huyệt: Thừa = tiếp nhận; Quang = ánh sáng.
Huyệt ở vị trí trên đỉnh đầu, nơi tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời chiếu vào cơ thể. Huyệt cũng có tác dụng trị các bệnh về mắt, làm cho sáng mắt, vì vậy gọi là Thừa Quang (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.
Vị Trí: Ngay sau trên huyệt Ngũ Xứ 1,5 thốn, cách tuyến giữa đầu 1,5 thốn, ngang huyệt Tiền Đình (Đc.21).
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ, xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, cảm mạo.
Phối Huyệt :
1. Phối Giải Khê (Vi.41) trị đầu đau, chóng mặt, buồn nôn (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Đại Đô (Ty.2) trị nôn mư?a (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn - Không cứu - Nếu cần cứu, cần cẩn thận vì dễ bỏng.
Tham Khảo : Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26) thì Thừa Quang là 1 trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) dùng trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5) + Thông Thiên (Bq.7) + Lạc Khước (Bq.8) + Ngọc Chẩm - Bq.9).
7 - THÔNG THIÊN
Tên Huyệt: Thông = thông suốt, Thiên = vùng đầu. Huyệt là nơi khí của kinh Bàng Quang thông suốt với huyệt Bá Hội ở vùng đầu, trị các bệnh ở mũi, mũi liên hệ với hệ hô hấp, làm cho nó thông với thiên, vì vậy gọi là Thông Thiên (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Thiên Cữu, Thiên Nhật.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.
Vị Trí: Ngay sau huyệt Thừa Quang 1,5 thốn, hoặc huyệt Bá Hội ra ngang 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ , xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị thiên đầu thống, mũi viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Lạc Khước (Bq.8) trị người cứng như gỗ [thi quyết] (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thừa Quang (Bq.6) trị liệt mặt, chảy nước mũi (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
*Tham Khảo : Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26) thì Thông Thiên là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5) + Thừa Quang (Bq.6) + Lạc Khước (Bq.8) + Ngọc Chẩm [Bq.9]).
8 - LẠC KHƯỚC
Tên Huyệt : Lạc = sợi tơ, ý chỉ sự liên kết. ‘Khước’ chỉ sự bỏ đi mà không hoàn lại. Huyệt là nơi mạch khí theo đó nhập vào não mà không xuất ra, vì vậy gọi là Lạc Khước (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Cường Dương, Lạc Khích , Não Cái.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.
Vị Trí : Ngay sau huyệt Thông Thiên 1,5 thốn, cách tuyến giữa đầu 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị : Trị vùng đỉnh đầu đau, phế quản viêm mạn, mũi viêm.
Phối Huyệt : Phối Thân Trụ (Đc.12) + Thính Hội (Đ.2) trị cuồng, chạy bậy (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu : Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
Ghi Chú : Nếu lỡ châm làm cho người bệnh đột ngột bị câm, không nói được, châm ngay huyệt Chí Âm(Bq.67) để giải. Châm sâu 0,1 thốn, vê kim chừng nư?a giờ thì có thể nói lại được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Tham Khảo : Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26) : Lạc Khước là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị Thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5), Thừa Quang (Bq.6), Thông Thiên (Bq.7), Ngọc Chẩm - Bq.9).
9 - NGỌC CHẨM
Tên Huyệt: Xương chẩm có tên là Ngọc Chẩm. Huyệt ở ngang với xương chẩm vì vậy gọi là Ngọc Chẩm (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.
Vị Trí: Ngay sau huyệt Lạc Khước 1,5 thốn, ngang huyệt Não Hộ (Đc.17) cách 1,3 thốn, ngang với ụ chẩm 1,5 thốn.
Giải Phẫu :Dưới huyệt là cơ chẩm, nơi bám của cơ thang vào đường cong chẩm trên của xương chẩm.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác Dụng: Trấn thống, khu phong.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, mắt đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đại Trữ (Bq.11) + Đào Đạo (Đc.13) + Tâm Du (Bq.15) trị mồ hôi không ra, chân tay lạnh, sợ quá (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hoàn Cốt (Đ.12) trị cổ gáy đau (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Đương Dương + Lâm Khấp (Đ.15) trị mũi nghẹt (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Ngộ châm, chỗ châm bị lở loét, chảy nước vàng, châm Thiên Trì (Tb.1) + Uỷ Trung (Bq.40)để giải. Khi châm 2 huyệt giải, cần vê kim qua bên phải, đồng thời đề tháp lên xuống chừng 5 phút rồi rút kim (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Tham Khảo :
( Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26), Ngọc Chẩm là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5) + Thừa Quang (Bq.6) + Lạc Khước (Bq.7) + Thông Thiên - Bq.8).
( Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “Kinh Túc Thái Dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là gốc của mắt (mục Bản ), gọi là nhãn hệ. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não (huyệt Ngọc Chẩm), là nơi tương biệt với mạch Âm Kiều và Dương Kiều...”(LKhu 21, 26).
10 - THIÊN TRỤ
Tên Huyệt: Huyệt ở 2 bên cơ thang, giống hình 2 cây cột (trụ)
ở bên trên (tượng trưng cho trời = thiên), vì vậy gọi là Thiên Trụ (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Bàng Quang.
+ Thuộc nhóm huyệt Thiên Dũ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12).
Vị Trí: Ở vùng gáy, dưới u lồi chẩm phía ngoài, ngang huyệt Á Môn ( Đc.15) ra 1,3 thốn, ở bờ ngoài cơ thang.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ thang, cơ bán gai của đầu, cơ thẳng sau nhỏ và to của đầu, cơ chéo dưới của đầu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và đám rối cổ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị : Trị sau đầu đau, gáy đau, cổ vẹo, mất ngủ, thanh quản viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Đại Trữ (Bq.11) + Đào Đạo (Đc.13) + Hậu Khê (Ttr.3) + Khổng Tối (P.6) trị đầu đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Dưỡng Lão (Ttr.6) trị vai đau như gẫy (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Côn Lôn (Bq. 60) + Đào Đạo (Đc.13) trị hoa mắt (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thiếu Thương (P.11) trị ho mạn tính (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Đại Trữ (Bq.11) + Ngư Tế (P.10) trị amydale viêm mạn tính (Trung Quốc Châm Cứu Học).
6. Phối Thiếu Thương (P.11) trị họng viêm, ho mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Kiên Trung Du (Ttr.15) + Lạc Chẩm + Liệt Khuyết (P.7) trị cổ vẹo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Tân Thức + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Song (Ttr.16) trị vùng gáy đau (Tân Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn - Ôn cứu 3-5 phút.
Ghi Chú :
+ Không châm sâu quá hoặc hướng mũi kim lên trên vì có thể làm tổn thương hành tủy.
+ Khi cần cứu không được gây bỏng.
+ Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra chung quanh.
Tham Khảo :
+ Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi : “Bị co quắp, động kinh một cách nhanh chóng và mạnh bạo, choáng váng làm cho chân không còn tuân theo thân mình nữa, thủ huyệt Thiên Trụ (Bq.12) ” (LKhu.21, 18).
+ Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng quyết đầu thống, trước hết làm cho cổ gáy bị đau, ứng với thắt lưng và cột sống, trước châm huyệt Thiên Trụ (Bq.12) , sau đến huyệt ở kinh Túc Thái Dương [Đại Trữ (Bq.11)] “(LKhu 24, 5).
+ Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “Chứng chảy nước mắt, nước mũi là do bi ai, ưu sầu làm động đến tâm, làm cho khí ngũ tạng lục phủ dao động theo. Sự dao động sẽ làm cho tông mạch bị cảm, mà mắt là nơi tụ của tông mạch, là con đường tuần hành của thượng dịch, nên tông mạch bị Cảm thì con đường của thượng dịch sẽ mở ra làm cho nước mắt, nước mũi chảy ra. Châm bổ huyệt Thiên Trụ (Bq.12) “ (LKhu.28, 22).
+ Thiên ‘Thích Nhiệt’ ghi : “Bệnh nhiệt, lúc đầu phát ở vùng đầu, thích huyệt của kinh Thái dương ở cổ, mồ hôi (đang ra) sẽ cầm lại” (TVấn 32, 32).
+ “Châm Thiên Trụ (Bq.12) để trị gân gáy không di chuyển được” (Tư Sinh Kinh).
11 - ĐẠI TRỬ
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí rất cao ( đại) ở lưng, lại nằm ngay trữ cốt, vì vậy gọi là Đại Trữ (Trung Y Cương Mục).
*Tên Khác : Đại Trữ.
Xuất Xứ : Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (LKhu.75)
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 11 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt hội của kinh Chính Thủ Thái Dương với Thủ Thiếu Dương và mạch Đốc.
+ Biệt lạc của Đốc Mạch.
+ Huyệt Hội của xương (Cốt Hội).
+ 1 trong 4 huyệt để tỏa nhiệt ở ngực (Đại Trữ (Bq.11) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Bối du [Phong Môn - Bq.12] + Tỳ du (Bq.20) ( thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ - TVấn.61, 19).
+ Huyệt đặc biệt để tả khí Dương ở cơ thể (giải nhiệt)
Vị Trí: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn, ngang huyệt Đào Đạo (Đc.13).
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trám hoặc cơ thoi, cơ răng bé sau - trên, cơ gối cổ, cơ ngang sườn rồi vào phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây thần kinh gian sườn 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
Tác Dụng: Khu phong tà, thư cân, giải nhiệt ở phần biểu.
Chủ Trị: Trị cổ vẹo, cổ gáy cứng, cơ vai lưng đau và co rút, ho, sốt.
Phối Huyệt :
1. Phối Tâm du (Bq.25) trị vùng ngực uất (Thiên Kim Phương).
2. Phối Cách du (Bq.17) + Can du (Bq.18) + Đào Đạo (Đc.13) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Tâm du (Bq.15) trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh quá, sợ lạnh (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Cách Quan (Bq.46) + Thủy Phân (Nh.9) trị 2 bên lưng đau cứng (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Kinh Cốt (Bq.64) trị cổ gáy cứng (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Trường Cường (Đc.1) trị sán khí (Tịch Hoằng Phú).
6. Phối Khúc Tuyền (C.8) trị phong thấp, nuy quyết (Trữu Hậu).
7. Phối Phế du (Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Cân Súc (Đc.8) + Chí Dương (Đc.9) + Dương Quan (Đc.3) + Đại Chùy (Đ.14) + Thân Trụ (Đc.12) trị cột sốt viêm do phong thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Đản Trung (Nh.17) + Phong Long (Vi.40) trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Khổng Tối (P.6 ) + Phế du (Bq.13) + Trung Phủ (P.1) trị phổi viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Qua?n (Nh.12) trị thấp ôn (Trung Hoa Châm Cứu Học).
12. Phối Cách du (Bq.15) + Kiên Ngoại du (Ttr.14) + Kiên Trung du (Ttr.15) + Phế du (Bq.13) + Tâm du (Bq.15) + Thân Trụ (Đc.12) trị gân cơ bị phong thấp đau nhức (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Châm Cứu: Châm xiên, hướng mũi kim về phía đốt sống sâu 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
+ “Bệnh ‘Cân Điên Tật’ làm cho thân mình người bệnh bị rút lại, co giật, mạch Đại, nên châm huyệt Đại Trữ của đường kinh lớn ở cổ gáy. Nếu nôn ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống và tiết ra ngoài thì không trị được"(LKhu.22, 14,15).
12 - PHONG MÔN
Tên Huyệt: Người xưa cho rằng phong khí (phong) thường xâm nhập vào cơ thể qua huyệt này (như cái cửa = môn), vì vậy gọi là Phpng Môn.
Tên Khác: Bối Du, Nhiệt Phủ
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 12 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận một mạch phụ của Đốc Mạch.
+ Hội của kinh Bàng Quang với Mạch Đốc.
Vị Trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1,5 thốn
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trám ( hoặc cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ ngang sườn, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 2, nhánh của dây sống lưng 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Tác Dụng: Khu phong tà, giải biểu.
Chủ Trị: Trị Cảm mạo, phế Quản viêm, vùng lưng và vai đau, cổ gáy vẹo.
Phối Huyệt :
1. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị mụn nhọt (Loại Kinh Đồ Dực).
2. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Phủ (Đc.16) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.12) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị gáy cứng (Châm Cứu Tập Thành).
3. Cứu Kỳ Môn (C.14) + Phong Môn (Bq.12) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị ngực, lưng đau (Thần Cứu Kinh Luân).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Sai (Bq.4) + Thượng Tinh (Đc.23) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Cứu Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) (Vi.40) + Phong Môn (Bq.12) + Trung Quản (Nh.12) trị đờm quyết (Trung Hoa Châm Cứu Học)
6. Phối Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Long (Vi.40) + Thái Uyên (P.7) + Thân Trụ (Đc.13) trị phế Quản viêm mạn (Trung Quốc Châm Cứu Học)
7. Phối Đào Đạo (Đc.13) trị Cảm cúm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Phế Du (Bq.13) trị lưng đau do phong thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) trị phong ngứa, mề đay (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Khổng Tối (P.6)+ Phế Du (Bq.13) trị màng ngực viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Y Hy (Bq.45) + Cao Hoang (Bq.43) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Thân Trụ (Đc.13) + Xích Trạch (P.5) trị Cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên về phía cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : - Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
- Bên Trái gọi là Phong Môn, bên PHải gọi là Nhiệt Phủ (Tuần Kinh).
*Tham Khảo :
. Theo thiên ‘Thích Nhiệt Huyệt’ (TVấn.32) : Phong Môn là một trong nhóm huyệt dùng để tả tà nhiệt ở ngực (các huyệt khác là Đại Cự (Ty.27), Trung Phủ (P.1), Khuyết Bồn - Vi.12). ( “Khi lỗ chân lông không đóng lại đủ, phong tà nhập vào huyệt Phong Môn, gây chảy nước mũi trong, pHải bổ Phong Môn” (Biển Thước Tâm Thư’).
. “Phong Môn chủ trị cảm hàn gây ho” (Ngọc Long Ca).
13 - PHẾ DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Phế, vì vậy gọi là Phế Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Phế.
+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Phế.
+ Thuộc nhóm huyệt để tả khí Dương của Ngũ Tạng.
Vị Trí: Dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Thân Trụ (Đc.12).
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang sườn, phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn, 3 nhánh của dây sống lưng 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Tác Dụng: Điều Phế, lý khí, thanh hư nhiệt, bổ hư lao, hòa vinh huyết.
Chủ Trị: Trị lao phổi, phổi viêm, khí Quản viêm, suyễn, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm
Phối Huyệt :
1. Phối Bá Lao trị mồ hôi trộm do hư tổn (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Thận Du (Bq.23) trị ho suyễn, hụt hơi (Thiên Kim Phương).
3. Phối Phong Môn (Bq.12) trị ho (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Trung Độc (Đ.32) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng nuy, thấp nhiệt, đờm (Châm Cứu Tụ Anh).
5. Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Bách Chứng Phú).
6. Phối Đào Đạo (Đc.13) trị sốt (Bách Chứng Phú).
7. Phối Phong Long (Vi.40) trị ho (Ngọc Long Ca).
8. Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho, đại tả Phế khí (Đan Khê Tâm Pháp).
9. Phối Y Hy (Bq.45) trị Phế ung (áp xe phổi) (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
10. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đào Đạo (Đc.13) + Thân Trụ (Đc.12) trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).
11. Phối Bá Lao + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Quản (Nh.12) trị ho đờm có máu (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Đản Trung (Nh.17) + Thái Khê (Th.3) + Xích Trạch (P.5) trị ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Phục Lưu (Th.7) + Y Hy (Bq.45) trị mồ hôi trộm (Thần Cứu Kinh Luân).
14. Phối Phong Môn (Bq.12) trị ho (Hành Châm Chỉ Yếu Ca).
15. Phối Phong Môn (Bq.12) + Trung Phủ (P.1) + Thiên Song (Ttr.16) + Đàn Trung (Nh.17) + Xích Trạch (P.5) trị ho lao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) trị ho lao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Nhũ Căn (Vi.18) trị ho lâu không cầm được (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Phong Long (Vi.40) trị ho đờm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Cao Hoang (Bq.43) trị phế Quản viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Cách Du (Bq.17) trị đờm suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.14) trị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi chảy nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Nội Quan (Tb.6) + Phế Nhiệt Huyệt + Trung Phủ (P.1) trị hen phế Quản (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối (thấu) Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) thấu Ngọc Đường (Nh.18) [hoặc Hoa Cái thấu Triền Cơ] + Kết Hạch Huyệt + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Cách Du (Bq.17) + Ngư Tế (P.10 ) + Thái Uyên (P.9) + Xích Trạch (P.5) trị ho ra máu (Trung Hoa Châm Cứu Học).
26. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị ho do ngoại Cảm (Tứ Bản GiáoTài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm xiên về phía cột sống 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Ngũ Tà ‘ghi : “Tà khí ở tại Phế làm cho da bị đau, hàn nhiệt, khí lên trên gây ra suyễn, ra mồ hôi, (khi) ho làm đau đến vùng vai và lưng, châm huyệt du nằm ở phía ngoài của vùng ngực giữa (Vân Môn + Trung Phủ và huyệt nằm ở cạnh của ngũ tạng du ở đốt xương thứ 3 (Phế Du Bq.13) + Phách Hộ (Bq.42), dùng tay đè vào chỗ nào thấy dễ chịu...” (LKhu.20, 1-2).
14. QUYẾT ÂM DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) kinh Quyết âm vì vậy gọi là Quyết Âm Du.
Tên Khác: Khuyết Âm Du, Khuyết Du, Quyết Âm Du, Quyết Du.
Xuất Xứ : Thiên Kim Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ quyết Âm Tâm Bào.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 4 đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-gai, cơ ngang-sườn, phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 4 và nhánh của dây sống lưng 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác Dụng: Thông lạc, điều khí, lý huyết.
Chủ Trị: Trị ngực đau tức, thần kinh suy nhược, thấp tim, ho, đỉnh đầu đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Lâm Khấp (Đ.41) + Thần Môn (Tm.7) trị tim đau (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Can Du (Bq.18) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) trị chứng thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Thiếu Phủ (Tm.8) + Thông Lý (Tm.5) trị cơn tim kịch phát (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Hiệp Bạch (P.4) + Kinh Cốt (Bq.64) trị tim đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Âm Đô (Th.19) + Cách Du (Bq.17) trị hồi hộp, thần kinh tim rối loạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên về phía đốt sống 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo : “Biểu tà truyền lý, khí của lý thượng nghịch lên gây ra nôn mửa : cứu Quyết Âm Du 50 tráng” (Châm Cứu Tụ Anh).
15 - TÂM DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du.
Tên Khác: Bối Du, Cứu Lao.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 15 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thiếu Âm Tâm.
+ Huyệt tả khí Dương ở Ngũ Tạng (T.Vấn.32 và L.Khu.51).
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 5, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Tác Dụng: Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí.
Chủ Trị: Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt, động kinh, thần kinh suy nhược.
Phối Huyệt :
1. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đại Trữ (Bq.11) + Đào Đạo (Đc.13) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh, sợ lạnh (Bị Cấp Thiên Kim Phương)
2. Cứu Tâm Du (Bq.15) 5 tráng + phối cứu Cự Khuyết (Nh.14) 20-30 tráng trị phong cuồng (Biển Thước Tâm Thư).
3. Phối Can Du (Bq.18) + Cự Khuyết (Nh.14) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Khuyết Bồn (Vi.12) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Đại Trữ (Đc.13) trị uất ức trong ngực (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thần Đạo (Đc.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị bứt rứt, hoa?ng hốt (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Thần Môn (Tm.7) trị si ngốc ( Loại Kinh Đồ Dực).
7. Phối Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Hải (Tm.3) trị hay quên (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị di tinh, bạch trọc (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Thận Du (Bq.23) trị tinh tiết nhiều (Ngọc Long Kinh ).
11. Phối Thần Đạo (Đ.11) trị động kinh (Bách Chứng Phú).
12. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Cao Hoang Du (Bq.43) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Trung Cực (Nh.3) trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh (Y Học Cương Mục).
13. Phối Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm.7) + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.19) trị mất ngu? (Trung Hoa Châm Cứu Học).
14. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị hay quên, hồi hộp, lo sợ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Can Du (Bq.18) + Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm.7) + Tỳ Du (Bq.20) trị điên (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
16. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Uyên (P.9) + Xích Trạch (P.5) kích thích vừa, lưu kim không quá 15 phút, trị chứng vô mạch (Cấp Chứng Châm Cứu Trị Liệu Pháp).
17. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Môn (Tm.7) + Thận Du (Bq.23) trị di mộng tinh (Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển).
18. Phối Dương lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị nhịp tim bị rối loạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Hải (Tm.3) trị lú lẫn, hay quên (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị di tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Dương lăng Tuyền (Đ.34) thấu Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị nhịp tim không đều.
22. Phối Cự Khuyết (Nh.14) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Cao Hoang (Bq.43) + Thận Du (Bq.23) trị mộng tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm.7) trị bịnh tim do phổi gây ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
26. Phối Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị mạch máu bị viêm tắc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên về cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
- Thiên ‘Thích Cấm Luận’ ghi: “Thích Tâm Du, nếu trúng Tâm, một ngày chết, lúc mới phát động gâychứng ợ” (TVấn.52).
Tham Khảo :
( “Di tinh bạch trọc Tâm Du (Bq.15) trị” (Thắng Ngọc Ca).
( ‘Tâm Du (Bq.15) chủ trị mộng di Thận hư” (Ngọc Long Ca).
( “Mộng di tinh, mộng thấy quỷ giao : mùa xuân, thu, đông, có thể dùng phép cứu. Tâm Du (Bq.15) cứu không nên nhiều, Cao Hoang (Bq.43), Thận Du (Bq.23) cứu theo tuổi, thấy ngay hiệu quả” (Loại Kinh Đồ Dực).
16 - ĐỐC DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) mạch Đốc, vì vậy gọi là Đốc Du.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương
Tên Khác: Cao Cái, Cao Ích, Đốc Mạch Du, Thương Cái.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Đốc Mạch.
Vị Trí: Dưới gai đốt sống lưng 6, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Linh Đài (Đc.10).
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 6 và nhánh của dây sống lưng 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Chủ Trị: Trị trong và ngoài màng tim viêm, sôi ruột, bụng đau, nấc cụt, tóc rụng, ngoài da ngứa.
Phối Huyệt :
1. Phối Chiên Trung (Nh.17) trị ho (Tư Sinh Kinh)
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phế Du (Bq.13) trị chứng ngứa ngoài da (Châm Cứu Học Thượng Hải)
3. Phối Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Tâm Du (Bq.15) trị chân lông viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải)
Châm Cứu: Châm xiên về cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
17 - CÁCH DU
Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) hoành cách mô (cách), vì vậy gọi là Cách Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 17 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Hoành Cách mô, Thực quản.
+ Huyệt Hội của Huyết.
+ Huyệt để tả khí Dương ở Ngũ Tạng (TVấn. 32 và LKhu.51).
+ 1 trong Tứ Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du).
+ 1 trong Lục Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du + Tỳ Du).
Vị Trí : Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Chí Dương (Đc.9).
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai, cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh của dây sống lưng 7.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Tác Dụng : Lý khí, hóa ứ, bổ hư lao, thanh huyết nhiệt, hòa Vị khí, thư dãn vùng ngực
Chủ Trị : Trị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu, nấc cụt, nôn mửa do thần kinh, co thắt cơ hoành, thắt lưng đau, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, kém ăn.
Phối Huyệt :
1. Phối Can Du (Bq.18) trị điên (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Can Du (Bq.18) + Đại Trữ (Bq.11) + Đào Đạo (Đc.13) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Tâm Du (Bq.15) trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh quá, sợ lạnh (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Kinh Môn (Đ.25) + Xích Trạch (P.5) + Y Hy (Bq.45) trị vai lưng lạnh, hư thống trong bả vai (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
4. Phối Chương Môn (C.13) + Thượng Quản (Nh.13) trị nôn mửa (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
5. Phối Thái Khê (Th.3) trị sốt rét cách nhật (Tư Sinh.Kinh).
6. Phối Kinh Cừ ( P.8) trị họng đau (Tư Sinh Kinh).
7. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị bụng đầy trướng, vị Quản đau thắt (Tư Sinh Kinh).
8. Phối Thông Cốc ( Bq.66) trị tích tụ (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Can Du (Bq.18) + Nội Quan (Tb.6) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tạng độc, tiêu ra máu không cầm (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tâm Du (Bq.15) + Thiên Phủ (P.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị ế cách (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
12. Phối Chương Môn (C.13) + Đại Đôn (C.1) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
13. Phối Can Du (Bq.18) + Đại Đôn (C.1) + Gian Sử (Tb.5) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thạch Môn (Nh.5) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu gắt, tiểu buốt (Loại Kinh Đồ Dực).
14. Phối Can Du (Bq.18) + Khí Hải (Nh.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Thận Du (Bq.23) + Trung Phong (C.4) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu gắt, tiểu buốt (Loại Kinh Đồ Dực).
15. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Tam Tiêu Du (Bq.22) trị nôn mửa, ăn không vào (Thần Cứu Kinh Luân).
16. Phối Can Du (Bq.18) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết hư (Trung Hoa Châm Cứu Học).
17. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.21) có tác dụng ích huyết (Trung Quốc Châm Cứu Học).
18. Phối Âm Liêm (C.11) + Hành Gian (C.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tiểu Trường Du (Bq.27) trị màng bụng viêm cấp (Tân Châm Cứu Học).
19. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.20) trị ngăn nghẹn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
20. Phối Cao Hoang ( Bq.43) trị đờm ẩm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Cao Hoang (Bq.43) trị ăn vào lại nôn ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Huyết Hải (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.20) trị bệnh thiếu máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nấc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Cách Quan (Bq.46) + Lệ Đoài (Vi.45) trị thực đạo bị liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Tỳ Du (Bq.21) trị ăn vào lại nôn ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên về cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú :
+ Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo :
+ “Nhiệt bệnh khí huyệt ở giữa dưới đốt sống thứ 7 chủ về Thận nhiệt” (TVấn.32,45).
+ “Các bệnh về huyết nên cứu huyệt Cách Du” (Loại Kinh Đồ Dực).
+ “Châm huyệt Cách Du qúa sâu đã có trường hợp chết người” (Trung Y Tạp Chí 4/1955).
18 - CAN DU
Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Can, vì vậy gọi là Can Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 18 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Quyết Âm Can.
+ Thuộc nhóm huyệt để tả khí Dương ở Ngũ Tạng (TVấn. 32 và LKhu. 51).
+ 1 trong các yếu huyệt của phái Trạch Điền (Châm Cứu Chân Tủy), có tác dụng làm mạnh cơ thể.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Cân Súc (Đc.8).
*Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai, cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 9 và nhánh của dây sống lưng 9.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
Tác Dụng : Điều khí trệ, bổ vinh huyết, lợi Can Đởm.
Chủ Trị : Trị các bệnh về mắt mạn tính, mộng thịt ở mắt, mắt sưng đau, hoa mắt, mắt có màng, hoàng đản, túi mật viêm, gan viêm, lưng đau, cuồng, chảy máu mũi.
Phối Huyệt :
1. Phối Chí Thất (Bq.52) + Tỳ Du (Bq.20) trị 2 bên sườn đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Giải Khê (Vi.41) trị mắt có màng trắng (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Phục Lưu (Th.7) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Tâm Du (Bq.15) trị trong bụng quặn đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết hư, mắt mờ (Ngọc Long Ca).
6. Phối Thiếu Trạch (Ttr.1) trị bệnh về mắt (Bách Chứng Phú).
7. Phối Thương Dương (Đtr.1) trị thông (thanh) manh (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đở m Du (Bq.19) + Hành Gian (C.2) + Túc Lâm Khấp (41) (C.2) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị túi mật đau (Trung Quốc Châm Cứu Học).
9. Phối Đở m Du (Bq.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Tinh Minh (Bq.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị quáng gà (Trung Quốc Châm Cứu Học).
10. Phối Ế Minh + Trung Phong (C.4) trị gan viêm siêu vi cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Chương Môn (C.13) + Thiên Tuyền (Tb.2) trị cơ vai liệt, cơ bụng bị liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Á Môn (Đc.15) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nội Đình (Vi.44) trị chảy máu cam (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị mắt hột (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Thiếu Thương (P.11) trị các bệnh về mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Túc Tam Lý(Vi.36) trị các bệnh về mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Tỳ Du (Bq.20) trị các bệnh giun (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Chương Môn (C.13) + Thiên Xu (Vi.25) + Tỳ Du (Bq.20) trị cam tích (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Mệnh Môn (Đ.4) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh bế (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Huyền Chung (Đ.39) (cứu) + Thận Du (Bq.23) trị bệnh bạch huyết cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Dương Lăng Tuyền (Ty.34) + Đốc Du (Bq.16) + Huyết Hải (Ty.10) + Kỳ Môn (C.14) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tỳ Du (Bq.20) trị gan xơ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Chương Môn (C.13) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) trị khí uất, hông sườn đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu : Châm xiên về cột sống 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú :
¨ Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
¨ Theo ‘Châm Cứu Học Tự Điển’ : Người bị mất ngu? nhiều đêm, nơi huyệt Can Du ấn vào thấy đau hoặc vùng thịt nơi huyệt sưng hoặc dầy lên.
*Tham Khảo :
( Thiên ‘Thích Cấm Luận’ (TVấn.52) ghi : Nếu châm Can Du bừa bãi, làm tổn thương can, chết trong 5 ngày, lúc bệnh phát thì nói luôn miệng.
19 - ĐỞM DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) Phủ Đởm , vì vậy gọi là Đởm Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 19 của kinh Bàng Quang.
+ Thuộc nhóm huyệt Tứ Hoa (Đởm Du + Cách Du).
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Dương Đởm .
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 10, đo ngang ra 1,5 thốn
Giải Phẫu : Dưới da là cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn. Bên trái là Phổi, bên phải là Gan.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh ay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10 và nhánh của dây sống lưng 10.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
Tác Dụng: Khứ thấp nhiệt, thanh Đởm hoả , tiết tà nhiệt ở Can.
Chủ Trị: Trị lưng đau, gan viêm, túi mật viêm, nôn mửa .
Phối Huyệt :
1. Phối Thương Dương (Đtr.1) + Tiểu Trường Du (Bq.27) trị miệng khô, lưỡi khô, ăn uống không được (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Giải Khê (Vi.41) trị hồi hộp lo sợ (Thần Cứu Kinh Luân).
3. Phối Hành Gian (C.2) + Kiến Lý (Nh.10) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Vị Du (Bq.21) trị dạ dày co thắt (Trung Quốc Châm Cứu Học).
4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tb.6) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Cách Du (Bq.17) trị nấc cụt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Đởm Nang Huyệt trị túi mật viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bq.60) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Dương Cương (Bq.48) trị mắt vàng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Xung (C.3) trị hoàng đản thể dương (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
10. Phối Chí Dương (Đc.10) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị gan viêm truyền nhiễm cấp (Châm Cứu Học Việt Nam).
Châm Cứu: Châm xiên về cột sống 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu.
Tham Khảo :
( “Chứng miệng có vị đắng là do rối loạn Đởm , khiến Đởm hư, khí tràn lên, thành chứng miệng đắng, nên châm ở huyệt Đởm Du”(TVấn.47, 24).
( Thiên ‘Thích Cấm Luận’ ghi: “Nếu châm Đởm Du bừa bãi, gây tổn thương Đởm , một ngày rưỡi chết. Lúc mới phát động gây nôn oẹ” (TVấn.52).
( “Nôn khan nên cứu Đởm Du” (Cứu Pháp Bí Truyền).
20 - TỲ DU
Tên Huyệt: Spleen locus - Assentiment de la rate (Point qui répond à la rate).
Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tỳ, vì vậy gọi là Tỳ Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du ‘ (LKhu.51)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 20 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Âm Tỳ.
+ Thuộc nhóm huyệt tán khí Dương của Ngũ Tạng (TVấn.32 và LKhu.51).
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Tích Trung (Đc.6).
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, tuyến thượng thận.
Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 11 và nhánh của dây sống lưng 11.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.Tác Dụng: Trợ vận hóa, điều Tỳ khí, trừ Thuỷ thấp.
Chủ Trị: Trị dạ dày viêm loét, dạ dầy đau, tiêu chảy mạn tính, gan viêm, sốt sét, bệnh xuất huyết mạn tính, phong ngứa, cơ bụng liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Vị (Trung) Quản (Nh.12) trị da vàng, hoàng đa?n (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đại Trường Du (Bq.25) trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Can Du (Bq.18) + Thượng Quản (Nh.13) trị thổ huyết, chảy máu cam (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Quan Xung (Ttu.1) + Trung Quản (Nh.12) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).
5. Phối Vị Du (Bq.21) trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Hội Dương (Bq.35) trị tả lỵ lâu ngày , Tỳ Thận đều hư (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Can Du (Bq.18) + Thượng Quản (Nh.13) trị nôn ra máu, mũi chảy máu (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) trị ăn kém tiêu do Tỳ hư (Bách Chứng Phú).
9. Phối Thính Cung (Ttr.19) trị dưới tim lạnh (Bách Chứng Phú).
10. Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối cứu Can Du (Bq.18) + Thủy Phân (Nh.9) trị thủy thũng (Cảnh-Nhạc Toàn Thư).
12. Phối Chí Dương (Đc.10) + Công Tôn (Ty.4) + Vị Du (Bq.21) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thận Du (Bq.23) trị tiêu chảy lâu ngày gây ra hoạt thoát (Thần Cứu Kinh Luân).
14. Phối Khí Hải (Nh.6) + Lương Môn (Vi.21) + Thiên Xu (Vi.25) + Thận Du (Bq.23) + Vị Du (Bq.21) trị khí tích (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Ngư Tế (P.10) trị bụng đau không ăn (Thần Cứu Kinh Luân).
16. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị Tỳ đản, miệng ngọt (Châm Cứu Phùng Nguyên).
17. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Dương (Bq.39) trị phù thũng do hư (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
18. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) trị phản vị [ăn vào lại nôn ra ] (Trung Hoa Châm Cứu Học).
19. Phối Vị Du (Bq.21) trị bịnh ở trung tiêu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Chương Môn (C.13) + Ốc Ế (Vi.15) trị nuốt chua (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thân Mạch (Bq.62) + Thượng Quản (Nh.13) trị dạ dày xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Cách Du (Bq.17) + Di Du + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Nhiệt Huyệt trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) + cứu Tam Âm Giao (Ty.6) trị chứng bạch tế bào giảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) trị san tiết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
25. Phối Chương Môn (C.13) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiêu chảy mạn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm xiên về cột sống 0,5- 0,8 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10 - 20 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng gan và thận.
Tham Khảo :
( “Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi : “Bịnh hoắc loạn thích huyệt Du bàng (Thận Du , Chí Thất) 5 lần, thích túc Dương minh thượng bàng (Vị Du (Bq.21) 3 lần” (TVấn 28, 54).
( Thiên ‘Thích Cấm Luận’ (TVấn.52) ghi: Nếu châm Tỳ Du bừa bãi, gây tổn thương Tỳ, sẽ chết trong 10 ngày. Lúc mới phát động gây chứng nuốt nước miếng không ngừng.
( “Hoàng đản hay ngáp, hông sườn tức, muốn nôn : Tỳ Du chủ trị ” (Giáp Ất Kinh).
21 - VỊ DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Vị, vì vậy gọi là Vị Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Dương Minh Vị.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 12, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 1, nhánh dây sống lưng 12, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác Dụng: Điều Vị khí, hóa thấp, tiêu trệ.
Chủ Trị: Trị dạ dầy đau, dạ dầy viêm, dạ dầy loét, dạ dầy sa , no hơi, nôn mửa , tiêu chảy mạn tính, cơ bụng liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Tỳ Du (Bq.20) trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thận Du (Bq.23) trị no hơi, dạ dầy lạnh (Tư Sinh Kinh).
3. Phối cứu Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị trẻ nhỏ tiêu chảy (Loại Kinh Đồ Dực).
4. Phối Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Ty.4) + Tỳ Du (Bq.20) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Tâm Du (Bq.15) + Thiên Đột (Nh.23) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).
6. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị dạ dầy viêm mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Vị Du xiên tới Tỳ Du (Bq.20) + Trung Quản (Nh.12) xiên tới Thượng Quản (Nh.13) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).
9. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) +Tỳ Du (Bq.20) trị san tiết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm xiên về phía cột sống, sâu 0,5 - 08 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu.
22 - TAM TIÊU DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Tam Tiêu, vì vậy gọi là Tam Tiêu Du.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, để tán khí Dương ở Tam Tiêu.
+ Châm trong tất cả các trường hợp khí ở Phủ tạng tụ lại, biểu hiện: bụng đầy, phù, cổ trướng, hoặc thắt lưng đau.
Vị Trí: Dưới gai sống thắt lưng 1, đo ngang 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngưc-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhung của dây sống thắt lưng 1, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh 4
Tác Dụng: Điều khí hóa, lợi thuỷ thấp.
Chủ Trị: Trị dạ dày đau, ruột viêm, thận viêm, thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu dầm, thắt lưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Chương Môn (C.13) + Hạ Liêu (Bq.34) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Ý Xá (Bq.49) trị ruột sôi kêu, tiêu chảy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Đại Đôn (C.1) + Thận Du (Bq.23) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
3. Phối Cách Du (Bq.17) + Cự Khuyết (Nh.17) trị nôn mửa, ăn không vào (Thần Cứu Kinh Luân).
4. Phối Hoang Môn (Bq.51) + Khí Hải Du (Bq.24) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) trị cơ lưng đau do phong thấp (Trung Quốc Châm Cứu Học).
5. Phối Khí Hải Du (Bq.24) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) trị băng lậu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
6. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Khí Hải Du (Bq.24) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Cứu Dương Trì (Ttu.4) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Trung Quản (Nh.12) có tác dụng điều hòa Tam Tiêu (Châm Cứu Chân Tu?y).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10-15 phút.
23 - THẬN DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận, vì vậy gọi là Thận Du.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bối Du’ (Linh Khu.51).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Âm Thận.
+ Thuộc nhóm huyệt để tán khí Dương của Ngũ Tạng (Tố Vấn.32 và Linh Khu.51).
Vị Trí: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn (Đc.4).
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái- chậu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
Tác Dụng: Ích thủy, tráng hoả, điều Thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ.
Chủ Trị: Trị Thận viêm, đái dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh.
Phối Huyệt :
1. Phối Hòa Liêu (Ttu.22) + Khế Mạch (Ttu.18) + Thừa Quang (Bq.6) + Toàn Trúc (Bq.2) + T Trúc Không (Ttu.23) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh ).
2. Phối Chương Môn (C.13) trị ruột lạnh, ăn vào tiêu phân sống (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) trị di tinh, bạch trọc (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Cư Liêu (Đ.29) trị huyết ứ trệ ở ngực, cách mô (Bách Chứng Phú).
6. Phối Thính Hội (Đ.2) trị Thận hư, tai điếc (Ngọc Long Kinh).
7. Phối Tâm Du (Bq.15) trị di tinh, thắt lưng đau (Ngọc Long Kinh).
8. Phối Thiên Lịch (Đtr.6) + Thính Hội (Đ.2) trị Thận hư, tai điếc ( Loại Kinh Đồ Dực).
9. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Tích Trung (Đc.6) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2) đều 7 tráng trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Loại Kinh Đồ Dực).
10. Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Đại Đôn (C.1) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
12. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Uyên (P.9) trị phế ung [áp xe phổi], nôn ra mủ (Loại Kinh Đồ Dực).
13. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau do huyết ứ (Đan Khê Tâm Pháp).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu chảy lâu ngày (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Khí Hải (Nh.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Phong (C.4) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu buốt, tiểu gắt (Thần Cứu Kinh Luân).
16. Phối Khí Hải (Nh.6) trị liệt dương (Châm Cứu Phùng Nguyên).
17. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thái Khê (Th.3) + Thính Hội (Đ.2) trị tai ù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).
18. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.4) trị Thận hư, suyễn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
19. Phối Phi Dương (Bq.58) + Yêu Dương Quan (Đc.3) trị thắt lưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
20. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Đại Đôn (C.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị tiểu nhiều, tiểu không tự Chủ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
21. Phối Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tinh thoát, di mộng tinh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
22. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị liệt dương (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
23. Phối Thứ Liêu (Bq.32) + Ủy Trung (Bq.40)+ Yêu Dương Quan (Đc.3) trị lưng đau do lạnh (Lâm Sàng Kinh Nghiệm).
24. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Cực (Nh.3) trị đường tiểu bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
26. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị thắt lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
27. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thừa Sơn (Bq.57) trị lưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
28. Phối Kiên Tỉnh (Đc.21) + Mệnh Môn (Đc.4) + Trung Lữ Du (Bq.29) trị phù thũng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
29. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thượng Liêu (Bq.31) trị thắt lưng và vai sợ lạnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30. Phối Bát Liêu + Chí Thất (Bq.52) trị âm đạo viêm có mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị di tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
32. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị lưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
33. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
34. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị liệt dương (Châm Cứu Học Thượng Hải).
35. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị tinh tự tiết ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
36. Phối Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Tử Cung (Nh.19) trị thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
37. Phối Đỉnh Yêu + Thận Tích trị lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
38. Phối Khí Hải (Nh.6) + Phong Long (Vi.40) + Quan Nguyên (Nh.4) trị Thận hư, suyễn (Trung Hoa Châm Cứu Học).
39. Phối Công Tôn (Ty.4) + Thái Khê (Th.3) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu chảy lúc sáng sớm - Thận tả (Trung Hoa Châm Cứu Học).
40. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị lậu huyết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10 - 20 phút.
*Tham Khảo :
. “Mộng tinh, tiểu đục, tiểu gắt : cứu Thận Du 100 tráng” (Tư Sinh Kinh).
. “Thận yếu lưng đau không chịu nổi, dùng làm giảm đau rất phi thường, nếu biết nơi Thận Du 2 huyệt, mồi ngải thêm dần cơ thể yên”(Ngọc Long Ca).
. “Toàn thân sưng phù do ăn vào không vận hóa được : cứu Thận Du 100 tráng” (Thần Cứu Kinh Luân).
. “Cứu Thận Du trị sắc mặt đen sạm, sợ sệt (Châm Cứu Chân Tủy).
24 - KHÍ HẢI DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) khí vào huyệt Khí Hải (Nh. 6), vì vậy, gọi là Khí Hải Du.
*Tên Khác : Đơn Điền Du, Ký Hải Du.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 24 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt nhận được một mạch từ huyệt Khí Hải của Nhâm Mạch.
Vị Trí: Dưới gai sống thắt lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ ngang -gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 3, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2 hoặc L3.
Tác Dụng: Điều khí huyết, làm mạnh lưng gối.
Chủ Trị: Trị các bệnh xuất huyết, vùng thắt lưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thống phong mạn (Tân Châm Cứu Học).
2. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị tử cung xuất huyết do cơ năng (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
25 - ĐẠI TRƯỜNG DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Đại Trường vì vậy gọi là Đại Trường Du.
Xuất Xứ : Mạch Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 25 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, để tán khí Dương của Đại Trường.
Vị Trí: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan (Đc.3).
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống. Trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 4, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3 hoặc L4.
Tác Dụng: Điều Trường Vị, lý khí, hóa trệ.
Chủ Trị: Trị lưng đau, các cơ vùng lưng co giật, tiêu cha?y, tiêu hóa kém, táo bón, chi dưới liệt, thần kinh tọa đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Bát Liêu trị đại tiểu tiện không thông (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thận Du (Bq.23) trị tiêu sống phân, ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Trường Cường (Đc.1) trị thoát giang lòi dom (Châm Cứu Tập Thành).
4. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Tỳ Du (Bq.20) trị người già yếu hư nhược, tiêu chảy (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối cứu Thông Cốc (Bq.66) + Thúc Cốt (Bq.65) trị đồi sán, tiểu trường đau (Thần Cứu Kinh Luân).
6. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị l, bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Hành Gian (C.2) + Nhị Bạch trị đường ruột bị rối loạn cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) thấu Dương Lăng Tuyền (Ty.34) + Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn (Bq.57) + Mệnh Môn (Đc.4) trị cơ teo từ từ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) trị kiết l (Trung Hoa Châm Cứu Học).
10. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Trung Hoa Châm Cứu Học).
11. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tre? nho? ruột bị viêm cấp (Tân Châm Cúu Học).
12. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau quặn do giun (Châm Cứu Học Thủ Sách).
13. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị táo bón (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
+ Trị thần kinh tọa đau: hướng mũi kim xiên ra bên ngoài.
+ Trị khớp chậu, háng đau: mũi kim hướng về huyệt Tiểu Trường Du.
Tham Khảo : Dây thần kinh hông (tọa) bên nào bị đau, ấn vào huyệt Đại Trường Du phía bên đó thấy đau. Và ấn vào Đại Trường Du và Yêu Dương Quan thấy đau là dấu hiệu màng bụng viêm" (Châm Cứu Học Tự Điển).
26 - QUAN NGUYÊN DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào huyệt Quan Nguyên , vì vậy gọi là Quan Nguyên Du.
Tên Khác: Đại Trung Cực.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 26 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận được 1 mạch từ huyệt Quan Nguyên của Nhâm Mạch
Vị Trí: Dưới đốt sống thắt lưng 5, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh sống thắt lưng 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
Tác Dụng: Lý hạ tiêu, làm mạnh lưng, gối, hóa thấp trệ.
Chủ Trị: Trị thắt lưng đau, tiêu chảy, bệnh về đường tiểu và sinh dục.
Phối Huyệt :
1. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) trị lưng đau (Tư Sinh Kinh ).
2. Phối Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
3. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị xương chậu viêm mạn (Châm Cứu Học Giản Biên).
4. Phối Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) trị hành kinh đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị ruột viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Di Du + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) trị thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
27 - TIỂU TRƯỜNG DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào phủ Tiểu Trường, vì vậy gọi là Tiểu Trường Du.
Xuất Xứ : Sách Mạch Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 27 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường, để tán khí Dương của Tiểu Trường.
Vị Trí: Dưới đốt xương thiêng 1, đo ngang 1,5 thốn, chỗ lõm giữa gai chậu sau-trên và xương cùng.
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5 hoặc S1.
Tác Dụng: Phân thanh giáng trọc, lợi thấp, thanh nhiệt, hóa tích trệ.
Chủ Trị: Trị thắt lưng đau, xương cùng chậu đau, ruột viêm, bạch đới.
Phối Huyệt :
1. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Trung Lữ Du (Bq.29) trị lưng đau, sán thống (Thiên Kim Phương).
2. Phối Khí Hải (Nh.6) trị đới hạ (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị lâm lịch cấp, tiểu buốt, tiểu gắt (Trung Quốc Châm Cứu Học).
4. Phối Khúc Cốt (Nh.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) trị lâm lịch mạn tính (Trung Quốc Châm Cứu .Học).
5. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị táo bón, tiêu cha?y, kiết l (Châm Cứu Học Giản Biên).
6. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hoa Đà Giáp Tích (tương ứng) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị cột sống viêm loại phong thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị Tử cung xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Theo Nakatani Yoshio : phụ nữ đang hành kinh hoặc có thai trên 2 tháng, ấn vào huyệt Tiểu Trường Du thấy đau.
29 - TRUNG LỮ DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào giữa (trung) cột sống lưng (lữ), vì vậy gọi là Trung Lữ Du.
Tên Khác: Tích Nội Du, Trung Lữ, Trung Lữ Nội Du.
Xuất Xứ : Thiên’ Thích Tiết Chân Tà ‘ (LKhu. 75).
Đặc Tính: Huyệt thứ 29 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Ngang đốt xương thiêng 3, cách đường giữa lưng 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc S3.
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, thắt lưng và xương cùng đau, ruột viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Y Hy (Bq.45) trị nách đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Y Hy (Bq.45) trị bụng đầy (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) trị thần kinh hông (tọa) đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “ Bệnh do Dương khí hữu dư và Âm khí bất túc ... mồ hôi không ra được, môi nứt, bắp thịt nóng khô, họng khô, ăn uống không biết ngon dở... Châm các huyệt Thiên Phủ + Đại Trữ, châm 3 lần, thêm huyệt Trung Lữ Du nhằm đẩy lui nhiệt tà, ngoài ra châm bổ kinh Tỳ + Phế để giải nhiệt bằng cách cho ra mồ hôi...” (LKhu 75, 31-37).
30 - BẠCH HOÀN DU
Tên Huyệt : Bạch = trắng; Hoàn = vòng tròn bằng ngọc; Du = nơi ra vào của khí, nghĩa là huyệt.
Theo người xưa, xương cùng cụt gọi là Bạch hoàn cốt, là nơi mà các đạo gia (người tu) quý như ngọc. Huyệt ở gần chỗ đó, vì vậy gọi là Bạch Hoàn Du (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Ngọc Hoàn Du, Ngọc Phòng Du.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 30 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt quan trọng để trị bệnh phụ khoa (Bạch Hoàn có nghĩa là bạch đới, khí hư).
Vị Trí : Ngang đốt xương thiêng 4, cách tuyến giữa lưng 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân của cơ lưng to, chỗ bám của cơ mông to, phía ngoài khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, thần kinh mông trên, nhánh dây thần kinh sống cùng 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3 hoặc S4.
Phối Huyệt :
1. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Phù (Bq.36) trị đại tiểu tiện không thông (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Th.23) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau do Thận hư (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Toàn).
4. Phối Ủy Trung (Bq.40) trị lưng và eo lưng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
5. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tâm Du (Bq.15) + Trung Cực (Nh.3) trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh (Y Học Cương Mục).
6. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị di tinh, Tử cung xuất huyết, đới hạ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
7. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Ủy Trung (Bq.40) trị tre? nho? bị liệt mềm từ thắt lưng xuống chi dưới (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tử Cung trị khung hố chậu viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
31. THƯỢNG LIÊU
Tên Huyệt: Trong số 8 huyệt ở xương cùng thì huyệt ở gần (liêu), phía trên (thượng), của xương cùng, vì vậy gọi là Thượng Liêu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 31 của kinh Bàng Quang.
+ Lạc huyệt của Túc Thái Dương và Túc Thiếu Dương.
+ Một trong Bát Liêu huyệt.
+ Nhận được 1 mạch từ kinh Túc Thiếu Dương đến.
Vị Trí: Chỗ lõm ở xương thiêng thứ 1, trung điểm của gai chậu sau-trên và Đốc Mạch.
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, lỗ cùng 1.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ trị: Trị thắt lưng cùng và vùng xương chậu đều đau, kinh nguyệt rối loạn, tư? cung viêm, bệnh có xuất huyết, bệnh về đường tiểu và sinh dục, thần kinh suy nhược.
Phối Huyệt :
1. Phối Cự Hư Hạ Liêm (Hạ Cự Hư - Vi.39) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị lưng và gối không xoay trở được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Bàng Quang Du (Bp.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq.34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
3. Phối Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau cứng (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu : Châm thẳng ngay vào lỗ cùng thứ I, sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
Tham Khảo : “Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Lưng đau như gãy, không thể cúi ngửa, châm huyệt túc Thái dương [Bát Liêu, gồm các huyệt đôi Thượng Liêu, Trung Liêu, Thứ Liêu, Hạ Liêu]” (TVấn.41, 20).
32 - THỨ LIÊU
Tên Huyệt: Huyệt ở gần (liêu) kế (thứ) đầu tiên xương cùng, hoặc ở xương cùng thứ 2 (second - dexième), vì vậy gọi là Thứ Liêu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 32 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc hiệu dùng cứu trị bịnh phụ khoa, sinh dục (phái nam), thấp khớp viêm (Châm Cứu Chân Tuỷ).
+ Một trong Bát Liêu huyệt
+ Nhận mạch phụ từ kinh Túc Thiếu Dương đến.
Vị Trí: Nơi lỗ xương thiêng 2, điểm giữa cạnh dưới của gai chậu sau trên và Đốc Mạch.
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, lỗ cùng 2.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2.
Da vùng huyệt chi phối vở tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị vùng thắt lưng và xương cùng chậu đau, tử cung viêm, dịch hoàn sưng, xích bạch đới.
Phối Huyệt :
1. Phối Bào Hoang (Bq.53) + Thừa Cân (Bq.56) trị vai và thắt lưng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thừa Cân (Bq.56) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sống lưng lạnh đau (Thiên Kim Phương).
3. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Thương Khâu (Ty.5) trị thai chết trong bụng (xổ thai chết ra) (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Đại Hách (Th.12) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) trị âm đạo viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
5. Phối Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Dương (Bq.39) trị tiểu không tự chủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Nhị Bạch + Hội Dương (Bq.35) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị trĩ lở loét (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
7. Phối Thận Du (Bq.23) + Ủy Trung ( Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đc.2) trị sống lưng đau do lạnh (Lâm Sàng Kinh Nghiệm).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Theo Nakatani Yoshio : ấn mạnh vào huyệt Thứ Liêu thấy đau :
+ Dấu hiệu đã có thai.
+ Đang hành kinh.
+ Tiền liệt tuyến viêm (đàn ông).
33 - TRUNG LIÊU
Tên Huyệt: Huyệt nằm ở gần (liêu) giữa (trung) xương cùng, vì vậy gọi là Trung Liêu.
Tên Khác: Trung Khôi.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 33 của kinh Bàng Quang.
+ Một trong Bát Liêu Huyệt (Xem thêm Thượng Liêu VII. 31).
+ Nhận được mạch phụ từ kinh Túc Thiếu Dương.
Vị Trí: Nơi lỗ xương thiêng 3, điểm giữa huyệt Trung Lữ Du và Đốc Mạch.
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3.
Chủ trị: Trị bệnh thuộc về cơ quan sinh dục, vùng thắt lưng và xương cùng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Đại Chung (Th.4) + Thạch Môn (Nh.5) + Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Quản (Nh.12) trị đại tiện khó (Thiên Kim Phương).
2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều, đới hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
34 - HẠ LIÊU
Tên Huyệt : Huyệt ở gần (liêu) phía dưới (hạ) xương cùng, vì vậy gọi là Hạ Liêu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
*Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 34 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong Bát Liêu huyệt.
Vị Trí : Nơi lỗ xương thiêng 4, ngang huyệt Bạch Hoàn Du (Bq.30).
Giải Phẫu : Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3.
Chủ trị: Trị bệnh thuộc về cơ quan sinh dục, vùng thắt lưng và xương cùng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đại Chung (Th.4) + Thạch Môn (Nh.5) + Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Quản (Nh.12) trị đại tiện khó (Thiên Kim Phương).
3. Phối Độc Âm + Thái Xung (C.3) + Trung Liêu (Bq.33) trị âm hộ đau (Châm Cứu Tập Thành).
4. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều, đới hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
35- HỘI DƯƠNG
Tên Huyệt: Huyệt là nơi hội khí của mạch Đốc và Dương mạch , vì vậy gọi là Hội Dương (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Lợi Cơ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 35 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ngang đầu dưới xương cụt, cách đường giữa lưng 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khối mỡ nhão của hố ngồi-trực tràng, cơ nâng mông, cơ ngồi cụt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh thẹn.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh S5.
Chủ trị: Trị lưng đau trong kỳ kinh nguyệt, bạch đới, liệt dương, tiêu chảy, trĩ.
Phối Huyệt :
1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Thúc Cốt (Bq.65) trị tích tụ ở ruột - trường phích (Tư Sinh Kinh).
2. Phối cứu Tỳ Du (Bq.20) trị tả lỵ lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
4. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) trị trĩ, âm hộ lở ngứa (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
36 - THỪA PHÒ
Tên Huyệt: Thừa = tiếp nhận; Phù chỉ chỗ chi tiếp xúc. Huyệt ở dưới mông, chỗ tiếp nối với chi dưới khi cơ thể chuyển động, vì vậy gọi là Thừa Phù (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Âm Quang, Bì Bộ, Nhục Khích, Phò Thừa, Phù Thừa, Thừa Phò.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 36 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Điểm giữa nếp lằn chỉ mông.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ dưới cơ mông to, bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân, bờ ngoài cơ bán mạc, cơ khép lớ và cơ khép bé.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, chi dưới liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Phong Thị (Đ.31) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thần kinh tọa đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
2. Phối Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tọa Cốt + Uỷ Trung (Bq.40) trị thắt lưng, đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-2 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
37 - ÂN MÔN
Tên Huyệt : Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giữa huyệt Ủy Trung (Bq.40) và Thừa Phò (Bq.36), vì vậy gọi là Ân Môn ( Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 37 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ nhị đầu đùi.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ Trị : Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Uỷ Dương (Bq.39) trị lưng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thận Du (Bq.23) + Uỷ Dương (Bq.39) trị lưng đau không xoay trở được (Châm Cứu Học Giản Biên).
3. Phối Giáp Tích ở thắt lưng 4-5 trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn - Ôn cứu 5 - 15 phút.
38 - PHÙ KHÍCH
Tên Huyệt: Huyệt nằm ở khe (khích) nổi rõ (phù) vì vậy gọi là Phù Khích (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Phù Ky, Thích Trung.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 38 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Trên nhượng chân 1 thốn, ở trong góc tạo bởi cơ 2 đầu đùi và bờ ngoài cơ bán mạc.
Giải Phẫu : Dưới da là góc giữa 2 cơ bán mạc và cơ 2 đầu đùi, mặt sau đầu dưới xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị bàng quang viêm, táo bón, Vị Trường viêm cấp tính, chi dưới liệt.
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
+Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: Lưng đau không thể cúi ngửa, do mang nặng làm tổn thương vùng thắt lưng, ác huyết tụ lại đó, châm ở khoảng huyệt Phù Khích, cho ra máu (TVấn.41, 20).
+ ”Không nằm được : chọn Phù Khích” (Giáp Ất Kinh).
39 - ỦY DƯƠNG
Tên Huyệt: Huyệt ở mặt ngoài (ngoài = dương) của nếp (khúc) gối nhượng chân, vì vậy gọi là Uỷ Dương.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 39 của kinh Bàng Quang.
+ Biệt lạc của Túc Thái Dương
+ Huyệt Hợp ở dưới của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt chủ hạ tiêu.
Vị Trí: Ở đầu ngoài nếp nhượng chân, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi, giữa 2 gân cơ nhị đầu đùi và cơ gan chân.
Giải Phẫu: Dưới da là góc giữa 2 gân cơ 2 đầu đùi và cơ gan chân gầy, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây hông kheo ngoài.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng: Thông Tam Tiêu, sơ điều thủy đạo, lợi Bàng Quang.
Chủ trị: Trị lưng đau, cơ bắp chân bị co thắt, thận viêm, tiểu ra dưỡng trấp.
Phối Huyệt :
1. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Ân Môn (Bq.37) + Hành Gian (C.2) + Thái Bạch (Ty.3) trị lưng đau không thể cúi ngửa được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Chí Thất (Bq.52) + Trung Liêu (Bq.33) trị tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nho? giọt (Thiên Kim Phương).
3. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị sốt cao co giật (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Ân Môn (Bq.37) trị thắt lưng đau, khó xoay trở (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thiên Trì (Tb.1) trị nách sưng (Bách Chứng Phú).
6. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Trung Cực (Nh.3) trị tiểu ra dưỡng trấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
. “Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ ghi : “Bệnh của Tam tiêu làm cho phúc khí bị đầy, bụng dưới cứng hơn, không tiểu được làm cho người bệnh bị quãn bách; khi nước nhiều quá sẽ lưu kại 1 chỗ thành ra chứng trướng. Chứng hậu ở tại đại lạc bên ngoài kinh túc Thái dương, đại lạc ở giữa kinh túc Thái dương và Thiếu dương, cũng hiện ra ở mạch, nên thủ huyệt Ủy Dương (Bq.39) để trị” (LKhu 4, 113-114).
. “Thiên ‘Khái Luận’ ghi : “Ho do bệnh ở Tam Tiêu, lúc ho thời phúc mãn, không muốn ăn... Châm huyệt Hợp của Tam Tiêu là Uỷ Dương (TVấn 38, 30-32).
. “Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi : “Bệnh ở mạch Hành lạc làm cho lưng đau không thể cúi ngửa. Nếu ngửa lên thì như muốn ngã. Bệnh này do vẫn vật nặng 1 tổn thương đến lưng, ác huyết tụ lại đó. Thích ở khoảng gần khích dương (Ủy Dương (Bq.39) ) 2 nốt cho ra máu” (TVấn 41,9).
41 - PHỤ PHÂN
Tên Huyệt: Phụ = ngang; Phân = vận hành. Huyệt là nơi mà đường kinh (Bàng Quang) theo huyệt Đại Trữ xuất ra, xuất ra nhưng không vận hành (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 41 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận một mạch phụ từ kinh Thủ Thái Dương đến.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 2, đo ra 3 thốn, cách ngang huyệt Phong Môn 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ nâng vai, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ chậu sườn -ngực, cơ gian sườn 2, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của đám rối cánh tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Chủ trị: Trị vai và cổ lưng đau nhức, cánh tay tê cứng, khủy tay tê mỏi.
Châm Cứu: Châm xiên sâu 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá.
42 - PHÁCH HỘ
Tên Huyệt: Huyệt là chỗ (hộ) có liên quan đến Phách, (theo YHCT : Phế tàng Phách), vì vậy gọi là Phách Hộ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 42 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai đốt sống lưng 3 (D3) đo ngang ra 3 thốn, cách Phế Du (Bq.13) 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ chậu sườn- ngực, cơ gian sườn 3, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Chủ trị: Trị suyễn, phế quản viêm, lao phổi, nôn mửa, màng ngực viêm, vai lưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Khí Xá (Vi.11) + Y Hy (Bq.45) trị ho, khí nghịch lên (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Trung Phủ (P.1) trị phế bị hàn nhiệt, thở mạnh, khó nằm, ho suyễn (Thiên Kim Phương).
3. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) trị cổ gáy cứng khó xoay trở (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Cao Hoang (Bq.43) trị lao sái truyền thi [lao phổi] (Bách Chứng Phú).
5. Phối Cách Quan (Bq.46) + Can Du (Bq.18) + Cao Hoang (Bq.43) + Phong Môn (Bq.20) + Quyết Âm Du (Bq.14) trị cơ lưng bị phong thấp đau nhức (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: “Chứng sốt rét (Ngược) mà mạch Mãn, Đại và Cấp thì châm Bối Du (Đại Trữ) và 5 huyệt Khư Du [gồm Phách Hộ, Thần Đường (Bq.44), Hồn Môn (Bq.47), Ý Xá (Bq.49), Chí Thất (Bq.52] mỗi huyệt 1 nốt” (TVấn.36, 17).
43 - CAO HOANG
Tên Huyệt : Những bệnh khó trị gọi là bệnh nhập ‘Cao Hoang’, vì huyệt có tác dụng trị những bệnh chứng hư tổn nặng, vì vậy gọi là huyệt Cao Hoang ( Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Cao Hoang Du.
Xuất Xứ : Thiên Kim Phương.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 43 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt có tác dụng nâng cao chính khí và phòng bệnh.
Vị Trí : Ngay dưới gai sống lưng 4, đo ngang 3 thốn, cách huyệt Quyết Âm Du 1,5 thốn.
*Giải Phẫu :Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ chậu - sườn - ngực, cơ gian sườn 4, phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 4 và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác Dụng : Bổ Phế, kiện Tỳ, bổ hư lao, định Tâm, an thần, bổ Thận, bổ hư tổn.
Chủ Trị : Trị lao phổi, phế Quản và màng ngực viêm, thần kinh suy nhược. Có tác dụng nâng cao chính khí và phòng bệnh tật.
Phối Huyệt :
1. Phối cứu Khúc Cốt (Nh.2) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị mộng tinh, di tinh do thấp nhiệt (Châm Cứu Tụ Anh ).
2. Cứu Cao Hoang (Bq.43) + Hoạn Môn + Tứ Hoa Huyệt (Cách Du + Đởm Du) trị các chứng hư lao (Châm Cứu Tập Thành).
3. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) trị suy nhược do ngũ lao thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).
4. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị di tinh (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Phách Hộ (42) trị lao phổi (Bách Chứng Phú).
6. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tâm Du (Bq.15) + Trung Cực (Nh.3) trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh (Y Học Cương Mục).
7. Cứu Cao Hoang (Bq.43)+ Đại Chùy (Đc.14) + Phục Lưu (Th.7) trị mồ hôi tự ra (Thần Cứu Kinh Luân).
8. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Giải Khê (Vi.41) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên (Thần Cứu Kinh Luân).
9. Phối Khí Hải (Nh.6) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị các chứng hư lao nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
10. Phối Chí Dương (Đc.10) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho do phong hàn (Thần Cứu Kinh Luân).
11. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Đại Hách (Th.12) + Đan Điền (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tinh Cung (Đc.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị di tinh, mộng tinh (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Bá Lao trị lao (Hành Châm Chỉ Yếu Ca).
13. Phối Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Khúc Trì (Đtr.11) trị lao hạch, lao phổi (Tân Châm Cứu Học).
14. Phối Phế Du (Bq.13) + Định Suyễn + Đàn Trung (Nh.17) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).
15. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Suyễn Tức trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) [cứu] trị bệnh mạn tính, cơ thể suy kiệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Phế Du (Bq.13) + Thận Du (Bq.22) [cứu] trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên 0,3-0,5 thốn - Cứu 7-15 tráng đến 100 tráng - Ôn cứu 20-30 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
*Tham Khảo :
( “Cao Hoang Du không chứng gì không chữa, chủ trị gầy yếu, hư tổn, mộng tinh, khí nghịch gây ra ho, cuồng hoặc hay quên” (Giáp Ất Kinh).
( “Có người bị suyễn lâu người, đêm nằm không được, phải thức dậy đi lại, tháng hè cũng phải mặc áo, tôi biết là bệnh cao hoang, cho cứu Cao Hoang thì khỏi bệnh” (Tư Sinh Kinh).
( “Mộng di tinh, thấy giao hợp với quỷ : mùa xuân, thu và đông có thể cứu . huyệt Tâm Du không nên cứu nhiều, huyệt Cao Hoang và Thận Du cứu tùy tuổi, thấy hiệu quả ngay” (Loại Kinh Đồ Dực).
( “Muốn châm bổ huyệt Cao Hoang, trước đó pHải dùng qua các huyệt Tư Âm Thanh Nhiệt thì kết qua? mới tốt (Bách Chứng Phú ).
( “Thành Công Thập Niên ghi :Ngày xưa, vua Tấn Cảnh Công bị bệnh nặng, các thầy thuốc trong nước, kể cả ngự y đều bó tay, vì vậy phải phái người sang nước Tần để cầu danh y. Vị Tần Bá liền cử Y Hoàn sang chữa. Lúc đi còn độ 1 ngày đường nữa mới đến thì nhà vua nằm mơ thấy bệnh hiện thành 2 đứa trẻ. Chúng bàn với nhau, 1 đứa nói : “Ông Y Hoàn là 1 danh y, chúng mình khó tránh khỏi bị hại, nên đi trốn thôi”. Đứa kia trả lời : “Thế thì phải nấp ở phần trên Hoang và dưới Cao, tao chắc là Ông ấy không làm gì được mình”. Hôm sau Y Hoàn đến xem bệnh cho vua xong, Ông liền tâu : “Bệnh của bệ hạ không còn cách gì chữa được vì nó nằm ở trên Hoang và dưới Cao, dù có dùng kim châm hoặc uống thuốc cũng không sao đạt tới đó được. Vua nghe xong, khen là thầy thuốc giỏi, hậu tạ và cho về Tần” (Tả Truyện).
( “Khi châm huyệt Cao Hoang pHải ta? huyệt Túc Tam Lý để dẫn sức nóng xuống, nếu không sẽ gây nôn mư?a hoặc ho ra máu hoặc sinh biến chứng (Trung Quốc Châm Cứu Học).
( “Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
( Châm huyệt này với những bệnh nhân Dương hư, mạch đi Trầm Vi hay Tế Hoãn, rất k trong trường hợp mạch Hồng Sác thêm những chứng miệng khô khát, mồ hôi trộm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
( “Thanh niên chưa đủ 20 tuổi mà cứu Cao Hoang, dù có ta? huyệt Túc Tam Lý ho?a vẫn dồn lên thượng tiêu gây ra nhiệt bịnh (Tuần Kinh Kha?o Huyệt Biên).
( “Huyệt Cao Hoang trước đây là 1 Kỳ Huyệt, sau này được sách ‘Đồng Nhân’ xếp vào kinh Bàng Quang” ( Châm Cứu Du Huyệt Học).
( “Huyệt Cao Hoang trước kia vốn chỉ là Kinh Ngoại Kỳ Huyệt, mãi đến đời Đường, Tôn-Tư-Mạo nhận thấy hiệu năng của nó quá đặc biệt cho nên Ông mới quan trọng hóa nó trong tác phẩm ‘Thiên Kim Phương’ và ‘Thiên Kim Dực Phương’, và cũng từ đó, huyệt Cao Hoang mới được sáp nhập vào kinh Bàng Quang” ( Châm Cứu Du Huyệt Học).
( “Uông-Tỉnh-Chi viết : “Cao Hoang là chỗ ở của thần minh, nếu tà khí phạm vào, đương sự sẽ yếu mệt, gầy ốm. Nếu được thầy thuốc giỏi dùng phép cứu cho ở huyệt đó thì người bệnh sẽ được khỏe mạnh và bình an vô sự” (Châm Cứu Ca Phú Tuyển Giải).
( “Khi nghe nói ‘Bệnh nhập Cao Hoang’ tức là ám chỉ bệnh tình đã tiến tới thời kỳ thứ ba. Vì khi bệnh còn ở thời kỳ thứ nhất thường phản ảnh ở trên đường thứ nhất, nó xuyên qua huyệt Kỵ Trúc Mã. Đường thứ nhất này chạy dọc 2 bên, cách xương sống mỗi bên khoảng 1 khoát ngón tay út. Bệnh của thời kỳ thứ nhì phản ảnh trên đường thứ hai, cũng chạy dọc từ trên xuống dưới, cách xương sống mỗi bên hơn 1 lóng tay, đường này xuyên qua những huyệt như Phế Du, Thận Du... Bệnh thời kỳ thứ ba phản ảnh trên đường thứ ba, xuyên qua những huyệt như Phách Hộ, Cao Hoang...vì vậy, hễ bệnh phát hiện ở Cao Hoang đều coi là bệnh vào thời kỳ cuối, điều trị rất khó thu được kết quả mong muốn” (Châm Cứu Chân Tủy).
( “Một số báo cáo ghi rằng châm huyệt Cao Hoang có tác dụng làm tăng bạch cầu và hồng cầu, do đó dùng trị bệnh thiếu máu có hiệu quả” (Trung Y Cương Mục).
44 - THẦN ĐƯỜNG
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí ngang với Tâm (Tâm Du (Bq.15), mà theo quan niệm của YHCT thì ‘Tâm tàng Thần’, vì vậy huyệt này được coi là nơi chứa (đường) thần, do đó, gọi là Thần Đường.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 44 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai đốt sống lưng 5, đo ngang 3 thốn, cách huyệt Tâm Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 5, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 5 và dây thần kinh gian sườn 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Chủ trị: Trị các bệnh về tim, hen suyễn, khí quản viêm, vai lưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Trung Phủ (P.1) trị hay cười (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị bệnh ở động mạch vành (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu.
45 - Y HY
Tên Huyệt: Khi đặt ngón tay lên vùng huyệt và ba?o người bịnh kêu ‘Y Hy’ thì thấy ngón tay động, vì vậy gọi là Y Hy.
Xuất Xứ : Thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).
Đặc Tính: Huyệt thứ 45 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 6, đo ngang 3 thốn, cách Đốc Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ trám, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 6, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây sườn 6 và nhánh dây sống lưng 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Chủ trị: Trị màng tim viêm, suyễn, thần kinh liên sườn đau, nấc cụt, nôn mư?a, chóng mặt.
Phối Huyệt :
1. Phối Phong Trì (Đ.20) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mặt và mắt sưng phù (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Khí Xá (Vi.11) + Phách Hộ (Bq.42) trị ho khí nghịch (Giáp Ất Kinh).
3. Phối Chi Chính (Ttr.7) + Tiểu Hải (Ttr.8) trị phong ngược (Thiên Kim Phương).
4. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Trung Quản (Nh.12) trị ôn ngược (Tư Sinh Kinh)
5. Phối Thần Môn (Tm.7) trị suyễn (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đầy trướng (Tư Sinh Kinh).
7. Phối Phế Du (Bq.13) + Phục Lưu (Th.7) trị mồ hôi trộm (Thần Cứu Kinh Luân).
8. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Nội Quan (Tb.6) + Phế Du (Bq.13) + Trung Phu? (P.1) trị ngực đau lan tới lưng (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
*Tham Khảo :
( “Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi : “Đại phong phạm vào cơ thể, ra mồ hôi, pHải cứu huyệt Y Hy, lấy tay áp mạnh vào huyệt đó và ba?o bệnh nhân kêu to 2 tiếng ‘Y - Hy’, thấy nơi huyệt sẽ bật lên dưới ngón tay” ( TVấn 60, 4).
( “Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi : “Nếu vùng hông sườn đau lan tới bụng dưới, bụng trướng, châm huyệt Y Hy”(TVấn 60, 8).
46 - CÁCH QUAN
Tên Huyệt : Huyệt ở gần vị trí hoành cách mô vì vậy gọi là Cách Quan (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 46 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Dưới gai sống lưng 7 đo ngang 3 thốn, cách huyệt Cách Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ dưới cơ thang, cơ lưng to, cơ chậu - sườn - ngực, cơ gian sườn 7, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh dây sống lưng 7.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Chủ Trị : Trị thần kinh gian sườn đau, nấc cụt, nôn mư?a, cột sống lưng đau.
Phối Huyệt : Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Trật Biên (Bq.54) trị vai lạnh, lưng đau khó cúi ngửa (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu : Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
47 - HỒN MÔN
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí ngang với Can (Can Du), theo YHCT, ‘Can tàng Hồn’, huyệt này được coi là nơi (cư?a = môn) để hồn ra vào, vì vậy gọi là Hồn Môn.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt thứ 47 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 3 thốn, cách Can Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ lưng to, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 9 rồi vào phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay và nhánh của dây thần kinh gian sườn 9.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9 hoặc D8 .
Chủ trị: Trị các bệnh về gan mật, dạ dày đau, tiêu hóa kém, cơ tim và màng ngực viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Dương Quan (Đ.33) trị nôn mư?a không ngừng, nước dãi nhiều (Thiên Kim Phương).
2. Phối Vị Du (Bq.19) trị ăn không tiêu do Vị hàn (Bách Chứng Phú).
3. Phối Dương Cương (Bq.48) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Quang Minh (Đ.38) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Toàn Trúc (Bq.2) trị quáng gà (Trung Quốc Châm Cứu Học).
4. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị ngực, lưng và tim đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo : Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26): Can tàng Hồn, Tâm tàng Thần, ca? 2 đều theo nhau mà vãng lai, xuất nhập vì vậy chứng Tâm thống nên Thủ huyệt Hồn Môn để thông Tâm khí...
48 - DƯƠNG CƯƠNG
Tên Huyệt: Dương = Lục phủ. Cương = Thống lãnh. Huyệt ở vị trí ngang với huyệt Đởm Du, là bối du huyệt của lục phủ, vì vậy gọi là Dương Cương (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 48 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 10, đo ngang ra 3 thốn, cách Đởm Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-ngực, cơ gian sườn 10, phổi hoặc gan.
thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
Tác Dụng: Thanh Đởm, Vị, hóa thấp nhiệt.
Chủ trị: Trị gan và mật viêm, vàng da, tiêu chảy, bụng sôi, dạ dày viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Kỳ Môn (C.14) + Lao Cung (Tb.8) + Thiếu Thương (P.11) trị ăn uống không tiêu (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đởm Du (Bq.16) trị mắt vàng (Bách Chứng Phú).
3. Phối Đại Hách (Th.12) + Hồn Môn (Bq.47) trị giun sán (Châm Cứu Học Thượng Ha?i).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
49 - Ý XÁ
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí ngang với Tỳ (Tỳ Du), theo YHCT ‘Tỳ tàng Ý’, huyệt được coi là nơi chứa (xá) ý, vì vậy gọi là Ý Xá.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 3 thốn, cách huyệt Tỳ Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-ngực, cơ gian sườn 11, Thận.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sườn 11.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
Chủ Trị: Trị bệnh về gan mật, dạ dày đau, khó tiêu, nôn mửa, lưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Thừa Tương (Nh.24) trị tiêu khát, uống nhiều (Thiên Kim Phương).
2. Phối Trung Lữ Du (Bq.29) trị tiêu khát do thận hư, mồ hôi không ra, lưng đau không thể cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Cách Quan (Bq.46) + Vị Thương (Bq.50) trị ăn không được, nghẹn (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Trung Phủ (P.1) trị ngực đầy tức (Bách Chứng Phú).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10-20 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
50 - VỊ THƯƠNG
Tên Huyệt: Vị là kho chứa ( thương ); Huyệt ở vị trí ngang với huyệt Vị Du , vì vậy gọi là Vị Thương (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 50 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai sống lưng 12, đo ngang ra 3 thốn, cách Vị Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, Thận.
Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây sống lưng 12.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác Dụng: Hòa Vị, hóa thấp, lý khí, thông trung.
Chủ Trị: Trị dạ dày đau, táo bón, nôn mửa, cột sống lưng đau, bụng đau.
Phối Huyệt : Phối Cách Quan (Bq.46) + Ý Xá (Bq.49) trị ăn không được, nghẹn (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10-20 phút.
51 - HOANG MÔN
Tên Huyệt: Tam tiêu xung khí lên hoang mộ. Huyệt ở vị trí ngang với huyệt Tam Tiêu Du mà Tam tiêu là cửa (môn) để vận chuyển khí vào, vì vậy gọi là Hoang Môn (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 51 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Dưới gai sống thắt lưng 1, đo ngang ra 3 thốn, cách Tam Tiêu Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu-sườn-thắt lưng, cân thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, niệu quản.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác Dụng: Thông Tam Tiêu.
Chủ trị: Trị bụng trên đau, táo bón, tuyến vú viêm, chi dưới liệt.
Châm Cứu: Châm xiên 0,5-0,8 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể đụng Thận.
52 - CHÍ THẤT
Tên Huyệt : Huyệt ở ngang với Thận (Thận Du), theo YHCT, ‘Thận chủ Ý Chí’, huyệt được coi là nơi chứa ý chí vì vậy gọi là Chí Thất, theo YHCT ‘Thận tàng Tinh’ vì vậy huyệt này cũng được gọi là Tinh Cung (nhà chứa tinh).
Tên Khác : Chí Đường, Tinh Cung.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 52 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Dưới gai sống thắt lưng 2, ngang ra 3 thốn, cách Thận Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-thắt lưng, cân lưng-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, niệu quản.
Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác Dụng : Bổ Thận, ích tinh, lợi tiểu, thẩm thấp.
Chủ Trị : Trị lưng và vùng thắt lưng cứng đau, tiểu tiện rối loạn, Thận viêm, suy nhược sinh dục, liệt dương, di mộng tinh, phù thũng.
Phối Huyệt :
1. Phối Kinh Môn (Đ.25) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Bào Hoang (Bq.53) trị tử cung sa xuống, âm đạo sưng đau (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Thận Du (Bq.23) trị di mộng tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị thắt lưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị Thận đau quặn [bão Thận] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Thái Khê (Th.3) trị Thận bị sa xuống (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Ân Môn (Bq.34) + Quan Nguyên Du (Bq.26) trị tổ chức mềm ở vùng lưng bị tổn thương (Châm Cứu Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5-0,8 thốn. Khi trị vùng lưng bị tổn thương hoặc thận bị sa xuống thì châm xiên hướng về huyệt Thận Du. Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10-20 phút.
Ghi Chú : Không châm quá sâu.
*Tham Khảo : “Tiểu gắt, thất tinh : chọn Chí Thất” (Bị Cấp Cứu Pháp).
53 - BÀO HOANG
Tên Huyệt : Bào chỉ Bàng Quang. Hoang = màng bọc Bàng Quang. Huyệt ở vị trí ngang với Bàng Quang Du vì vậy gọi là Bào Hoang (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 53 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 2, cách mạch Đốc 3 thốn, cách Khí Hải Du 1,5 thốn, nơi cơ mông to.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ mông nhỡ, bó trên cơ tháp, bờ ngoài chỗ bám cân cơ lưng to.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mông trên và dây thần kinh mông dưới, nhánh của đám rối cùng, nhánh của đám rối cánh tay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị : Trị lưng - thắt lưng và vùng xương cùng đau, ruột viêm, bí tiểu, vùng bụng đau.
Phối Huyệt : Phối Trật Biên trị Bàng Quang đầy tức, tiểubí, chi dưới phù (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
54 - TRẬT BIÊN
Tên Huyệt : Huyệt ở bên cạnh (biên) của xương cùng 4 (gần chót = trật) vì vậy gọi là Trật Biên (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 54 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ngang lỗ xương cùng thứ 4, cách Đốc Mạch 3 thốn, cách Trung Lữ Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, nhánh của đám rối cùng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị thần kinh tọa đau, chi dưới liệt và tê đau, bệnh ở phần hậu môn, sinh dục.
Phối Huyệt :
1. Phối Ân Môn (Bq.37) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị thần kinh tọa đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị thần kinh tọa đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu:
+ Thẳng khi trị dây thần kinh hông đau.
+ Thẳng, hướng mũi kim ra ngoài thấu huyệt Hoàn Khiêu (Đ.30) hoặc Khiêu Dược trị cơ mông yếu hoặc teo.
+ Xiên vào trong 45o để trị bệnh ở cơ quan sinh dục.
+ Xiên xuống dưới vào trong 45o trị bệnh ở hậu môn.
Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
55 - HỢP DƯƠNG
Tên Huyệt: Hợp = gom lại. Dương = khác với Âm, ý chỉ túc Thái Dương. Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh túc Thái Dương Bàng Quang, huyệt ở gần huyệt Ủy Trung, nơi khí của kinh Bnàg Quang cùng tụ lại, vì vậy, gọi là Hợp dương (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 55 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ở đỉnh của góc dưới tứ giác kheo chân tạo nên bởi phần trên cơ sinh đôi ngoài, giữa mặt sau đầu trên xương chày. Từ huyệt Uỷ Trung (Bq.40) đo thẳng xuống 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là góc của 2 cơ sinh đôi, bờ trên cơ kheo, giữa mặt sau đầu trên xương chày.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị lưng và chân đau mo?i, chi dưới liệt, băng lậu.
Phối Huyệt :
1. Phối Trung Khích (Ủy Trung - Bq.40) trị đồi sán, bụng trên và dưới đau, trường tích (Thiên Kim Phương).
2. Phối Giao Tín (Th.8) trị phụ nữ thiếu khí, hạ huyết (Bách Chứng Phú).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
56 - THỪA CÂN
Tên Huyệt: Thừa : tiếp nhận; Cân chỉ cơ bắp chân. Huyệt ở vị trí cơ bắp chân vì vậy gọi là Thừa Cân (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Chuyên Trường, Đoan Trường, Trực Dương, Trực Trường.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 56 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ở trung điểm nối 2 huyệt Thừa Sơn và Hợp Dương, giữa cơ sinh đôi ngoài và trong.
Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, cơ chầy sau, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị chân đau, vai lưng đau cứng, vùng thắt lưng đau, chi dưới liệt, vọp bẻ.
Phối Huyệt :
1. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Thừa Phò Bq.36) + Uỷ Trung (Bq.40) trị trĩ (Thiên Kim Phương).
2. Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Sơn (Bq.57) + Thương Khâu (Ty.5) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).
3. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị chân đau (Thiên Kim Phương).
4. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Giải Khê (Vi.41) trị hoắc loạn thổ tả (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) trị đùi tê, mất ca?m giác (Châm Cứu Học Giản Biên).
6. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Trường Du (Bq.24) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị táo bón (Châm Cứu Học Giản Biên).
7. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Trúc Tân (Th.9) + Trung Đô (C.6) trị cơ bắp chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
57 - THỪA SƠN
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí cuối bắp chân (có hình dạng hình chữ V, như cái núi). Huyệt lại ở vị trí chịu (tiếp) sức mạnh của toàn thân, vì vậy gọi là Thừa Sơn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Ngọc Trụ, Ngư Phúc, Nhục Trụ, Trường Sơn.
Xuất Xứ : Thiên ‘Vệ Khí’ (LKhu.52).
Đặc Tính: Huyệt thứ 57 của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ở giữa đường nối huyệt Uỷ Trung và gót chân, dưới Uỷ Trung 8 thốn, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
Giải Phẫu: Dưới da là góc giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, góc giữa cơ gấp dài các ngón chân và cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chầy sau, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Tác Dụng: Thư cân lạc, lương huyết, điều phủ khí.
Chủ trị: Trị cơ bắp chân co rút, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, gót chân đau, trĩ, trực trường sa.
Phối Huyệt :
1. Phối Thừa Cân (Bq.56) trị chân đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Cân (Bq.56) + Thương Khâu (Ty.5) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).
3. Phối Thái Khê (Th.3) trị đại tiện khó (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thương Khâu (Ty.5) trị trĩ (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Trung Phu? (P.1) trị tiêu chảy gây ra chuột rút bắp chân (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Tinh Cung (Chí Thất - Bq.52) + Trường Cường (Đc.1) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) trị tiêu tiểu ra máu (Châm Cứu Đại Thành)
8. Phối Đái Mạch (Đ.26) + Giải Khê (Vi.41) + Thái Bạch (Ty.3) trị hậu môn sưng (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Ngư Phúc (Thừa Sơn - Bq.57) trị vọp bẻ, xoay xẩm (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Trường Cường (Đc.1) trị trường phong, hạ huyết (Bách Chứng Phú).
11. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Đô (Ty.2) + Thái Bạch (Ty.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Tâm thống do giun (Loại Kinh Đồ Dực).
13. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị vọp bẻ, chuột rút bắp chân (Trung Quốc Châm Cứu Học).
14. Phối Phi Dương (Bq.58) trị đùi tê đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị bắp chân bị vọp bẻ [chuột rút] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Thừa Phò (Bq.36) + Trường Cường (Đc.1) trị hậu môn sưng ngứa, đau nhức (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị gân gót chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Bàng Quang Du (Bp.28) + Chương Môn (C.13) + Đại Trường Du (Bq.24) trị bí đại tiện (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1,-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
( Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi: “Bệnh giản, thích 5 mạch : châm thủ Thái âm (Ngư Tế) 5 nốt, túc Thái dương (Thừa Sơn) 5 nốt ...” (TVấn 28, 55).
( Theo thiên ‘Vệ Khí’ (LKhu.52) : Có 4 nơi chính mà khí các đường kinh đến hội tụ, phải Thủ huyệt nơi này để trị các chứng đầu đau, choáng váng, té nhào, bụng đau, Trung tiêu đầy trướng. Nếu khí ở ngực, châm vùng Bối Du và các vùng động mạch 2 bên rốn, nếu khí ở đầu trị ở vùng não, nếu khí ở cẳng chân nên trị ở huyệt Khí Nhai và Thừa Sơn và vùng trên dưới mắt cá chân...".
( “Chín loại rò tổn thương người, ắt châm Thừa Sơn hiệu như thần ...” (Ngọc Long Ca).
( “Nếu là bệnh trĩ, cốt thư lở, Thừa Sơn, Thương Khâu hiệu như thần” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
( “Thừa Sơn tên Ngư Phúc, ở giữa cơ bắp chân, giỏi trị lưng đau, trĩ, táo bón, cứơc khí, gối sưng, phong thấp nhức mỏi, hoắc loạn, vọp bẻ, châm vào Thừa Sơn sẽ yên ngay” (Mã Đơn Dương Thập Nhị Huyệt Ca).
“Châm cứu trị trĩ, chỉ chọn huyệt ở kinh túc Thái dương. Sách Nội Kinh ghi : mạch túc Thái dương sở sinh bệnh trĩ ngược, thấy hư, thịnh, nhiệt, hàn, hạ hãm mà chọn. Vì thế đời sau chọn huyệt Thừa Sơn...” (Đan-Khê Tâm Pháp).
58 - PHI DƯƠNG
Tên Huyệt: Phi Dương là huyệt Lạc, ở đây có ý chỉ khí của túc Thái dương Bàng Quang bay lên hướng nhập vào túc Thiếu âm Thận, vì vậy gọi là Phi Dương (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Quyết Dương.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 58 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Lạc của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Đỉnh ngoài mắt cá chân đo lên 7 thốn, ngang huyệt Thừa Sơn 1 thốn. Nơi tiếp giáp giữa phần thịt và phần gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài chỗ tiếp nối giữa phần thịt với phần gân của cơ sinh đôi ngoài, cơ dép, cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian côt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.
Tác Dụng: Khu phong tà ở kinh Thái Dương, tán phong thấp ở kinh lạc.
Chủ trị: Trị vùng lưng và chân đau, khớp viêm do phong thấp, Bàng Quang viêm, Thận viêm, động kinh.
Phối Huyệt :
1. Phối Thừa Phò (Bq.36) + Uỷ Trung (Bq.40) trị trĩ (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Thái Ất (Vi.23) trị điên cuồng, nôn mư?a (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hàm Yến (Đ.4) + Hậu Đỉnh (Đc19) trị gáy và đỉnh đầu đau (Thiên Kim Phương ).
4. Phối Phế Du (Bq.13) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh ).
5. Phối Chi Chánh (Ttr.7) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
7. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.43) trị chân teo, chân mất cảm giác, rơi dép mà không biết (Tư Sinh Kinh).
8. Phối Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Thái Ất (Vi.23) trị điên cuồng le lưỡi (Phổ Tế Phương).
9. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng và đùi đau, chân tê dại, mất cảm giác (Châm Cứu Học Giản Biên).
10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) trị Bàng Quang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : - Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “Da bị hàn nhiệt, không thể nằm xuống được, lông tóc khô, mũi khô, mồ hôi không ra, Thủ huyệt Lạc của kinh Tam dương (túc Thái Dương - huyệt Phi Dương) nhằm bổ cho kinh Thủ Thái Âm (LKhu.21, 1).
59 - PHỤ DƯƠNG
Tên Huyệt: Phi Dương là huyệt Lạc, ở đây có ý chỉ khí của túc Thái dương Bàng Quang bay lên hướng nhập vào túc Thiếu âm Thận, vì vậy gọi là Phi Dương (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Quyết Dương.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 59 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Khích của mạch Dương Kiều.
Vị Trí: Trên mắt cá chân ngoài (huyệt Côn Lôn), đo thẳng lên 3 thốn, ở khe giữa cơ dép và cơ mác bên ngắn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ dép và cơ mác bên ngắn cơ gấp dài ngón chân cái, bờ dưới cơ chầy sau.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây cơ-da và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị: Trị đầu đau, vùng thắt lưng đau, đùi đau, khớp mắt cá chân sưng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị gân co rút (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Hành Gian (C.2) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,8-1,2 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
60 - CÔN LÔN
Tên Huyệt: Côn Lôn là tên 1 ngọn núi. Huyệt ở gót chân có hình dạng giống như ngọn núi đó, vì vậy gọi là Côn Lôn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Côn Luân, Hạ Côn Lôn, Hạ Côn Luân.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 60 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoảa.
Vị Trí: Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.
Tác Dụng: Khu phong, thông lạc, thư cân, hóa thấp, bổ Thận, lý huyết trệ ở bào cung.
Chủ trị: Trị khớp mắt cá và tổ chức mềm chung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới liệt, nhau thai không xuống.
Phối Huyệt :
1. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Phi Dương (Bq.58) (Ttr.2) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thông Lý (Tm.5) + Tiền Cốc trị đầu đau choáng váng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị thắt lưng đau lên vai (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
3. Phối Dương Khê (Đtr.5) + Thái Khê (Th.3) trị mắt sưng đo? (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Chương Môn (C.13) + Thái Xung (C.3) + Thông Lý (Tm.5) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng sưng đau (Châm Cứu Tập Thành).
5. Phối Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) trị tre? nho? bị phù thể âm (Châm Cứu Tập Thành).
6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị suyễn (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khâu Khư (Đ.40) + Thương Khâu (Ty.5) trị gót chân đau (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) trị 2 bên xương sống đau không co duỗi được (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị 5 ngón tay co quắp (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Thái Khê (Th.3) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân phù (Ngọc Long Ca).
12. Phối Khâu Khư (Đ.40) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị mắt cá chân ngoài đau (Thắng Ngọc Ca).
13. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị vọp be?, hoa mắt (Tịch Hoằng Phú).
14. Phối cứu theo thứ tự : Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Thị (Đ.31) + Côn Lôn (Bq.60) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Đơn Điền (Nh.6) trị tay chân co tê, tâm thần rối lọan, sắp có triệu chứng trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Chí Âm (Bq.67) + Thông Cốc (Bq.66) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt lở ngứa (Ngoại Khoa Lý Lệ).
16. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung ((Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốtù (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng tắc (Châm Cứu Toàn Thư).
17. Phối Gia?i Khê (Vi.41) + Hãm Cốc (Vi.43) + Túc Lâm Khấp ((Đ.41) trị chân mềm yếu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
18. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) trị điên gia?n (Châm Cứu Học Giản Biên).
19. Phối Bộc Tham (Bq.61) trị họng sưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu:
+ Châm thẳng tới Thái Khê hoặc 1 bên ngoài mắt cá, sâu 0,5-1 thốn.
+ Khi trị tuyến giáp sưng, châm xiên hướng mũi kim đến huyệt Phụ Dương.
+ Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Có thai không châm.
Tham Khảo :
( “Mắt hoa, đầu nhức chịu không nổi, châm bổ dưới mắt cá chân ngoài (Côn Lôn) [lưu kim]”(LKhu.28, 48).
( “Phụ nữ thụ thai khó hoặc thai không ra : huyệt Côn Lôn chủ trị ”(Giáp Ất Kinh).
61 - BỘC THAM
Tên Huyệt : Huyệt có ý chỉ : khi người đầy tớ quỳ gối xuống ( tham dự vào việc cởi giầy cho chủ...) thì lộ huyệt ra, vì vậy gọi là Bộc Tham ( Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : An Tà, Bột Tham.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 61 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều.
Vị Trí : Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát bờ trên xương gót, thẳng dưới huyệt Côn Lôn, trên đường tiếp giáp lằn da đổi màu
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn ở phía trước, gân gót chân ở phía sau, bờ trên xương gót.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ Trị : Trị gót chân đau, chi dưới yếu liệt.
Phối Huyệt :
1. Phối Kim Môn (Bq.63) trị trẻ nhỏ bị động kinh, điên giản [Mã giản] (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Chí Âm (Bq.67) + Giải Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) + Khiếu Âm (Đ.44) trị gân cơ cứng (Tư Sinh Kinh).
3. Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bq.60) + Thái Khê (Th.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị gót chân đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,3-0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “ Bệnh Điên khi mới bắt đầu phát, trước hết người bệnh bị vặn ngược, cứng đờ, cột sống cứng, bệnh biểu hiện ở các kinh Túc Dương Minh, Túc Thái Âm, Thủ Thái Âm và Túc Thái Dương, châm ở các huyệt Uỷ Dương + Phi Dương + Bộc Tham + Kim Môn, châm xuất huyết cho đến khi nào mầu huyết biến (thành đỏ) mới thôi” - Thiên ‘Điên Cuồng’ (LKhu.22, 7-8).
62 - THÂN MẠCH
Tên Huyệt: Huyệt là nơi xuất phát của mạch Dương Kiều, hợp với các khớp và gân cơ của toàn cơ thể vào giờ Thân, vì vậy gọi là Thân Mạch (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Dương Kiều, Quỷ Lệ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 62 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Hội của Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Mạch Dương Kiều.
+ Huyệt mở của Dương Kiều Mạch, nơi mạch Dương Kiều xuất phát.
Vị Trí: Nơi rãnh thẳng từ đầu nhọn mắt cá ngoài xuống 0,5 thốn (gấp duỗi bàn chân để tìm gân cơ).
Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn, chỗ bám của cơ duỗi ngắn các ngón chân, rãnh cơ mác của mặt ngoài xương gót chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng: Thanh thần chí, thư cân mạch, khu biểu tà.
Chủ trị: Trị đầu đau, chóng mặt, khớp mắt cá viêm, động kinh.
Phối Huyệt :
1. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hành Gian (C.2) trị khi hành kinh bị nóng lạnh (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Tiền Cốc (Ttr.2) trị điên (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Công Tôn (Ty.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu không có sức (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Tam Lý (Vi.36) trị cước khí, bịnh ở lưng (Linh Quang Phú).
5. Phối Kim Môn (Bq.63) trị đầu phong, đầu đau (Tiêu U Phú).
6. Phối Kim Môn (Bq.63) trị đầu phong, ngực đau (Châm Kinh Chỉ Nam).
7. Phối Cách Du (Bq.17) + Chi Câu (Ttu.6) + Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
8. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phong Trì (Đ.20)+ Tâm Du (Bq.15) trị động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối An Miên + Ế Phong (Ttu.17) + Thái Xung (C.3) trị chóng mặt do bịnh ở trong tai [rối loạn tiền đình] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Khâu Khư (Đ.40) trị mắt cá chân đau, tê (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3-0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
( Thiên ‘Khẩu Vấn’ (LKhu.28): “Hoàng Đế hỏi : Con người bị chứng ngáp, khí gì gây nên? -Kỳ Bá đáp : ...Dương khí chủ đi lên, Âm khí chủ đi xuống. Cho nên, khi âm khí còn tích ở bên dưới, dương khí lại chưa hết, dương khí sẽ dẫn âm đi lên, âm lại dẫn dương đi xuống, thế là âm dương cùng dẫn nhau, cho nên người ta bị ngáp nhiều lần... châm ta? kinh túc Thiếu âm (Chiếu Ha?i) và bổ kinh túc Thái dương [Thân Mạch] (LKhu 28, 6,7).
63 - KIM MÔN
Tên Huyệt : Môn ý chỉ huyệt Khích. Huyệt là nơi khí huyết tụ tập lại, giống như vàng quý giá, vì vậy gọi là Kim Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Lương Quan, Quan Lương.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 63 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Khích, châm trong rối loạn khí kinh Bàng Quang.
+ Huyệt xuất phát của mạch Dương Duy.
+ Biệt của Túc Thái Dương và mạch Dương Duy.
Vị Trí : Dưới và trước huyệt Thân Mạch, cách Thân Mạch 0,5 thốn, nơi chỗ lõm chếch về phía trước sát bờ xương hộp, đầu sau xương bàn chân 5.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ dạng ngón út, gân cơ mác bên dài, gân cơ mác bên ngắn, đầu xương bàn chân 5, xương hộp.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ Trị : Trị quanh khớp mắt cá chân đau, gót chân và lưng đùi đau, trẻ nhỏ kinh phong, động kinh.
Phối Huyệt :
1. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) trị hoắc loạn rút gân (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Xích Trạch (P.5) + Y Hy (Bq.45) trị vai lạnh, lưng lạnh, đau trong vai (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị sán khí (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thân Mạch (Bq.62) trị đầu sưng đau, não sưng đau, nôn mửa, chóng mặt (Ngọc Long Ca).
5. Phối Thính Hội (Đ.2) trị tai ù, điếc do thương hàn gây ra (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị gân bị co rút (Bách Chứng Phú).
7. Cứu Bộc Tham (Bq.61) + Côn Lôn (Bq.60) + Giải Khê (Vi.41) + Kim Môn (Bq.64) + Thần Môn (Tm.7) trị kinh giản (động kinh), cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,3-0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “Khi mạch Dương Duy bệnh, đột nhiên đau sưng vùng thắt lưng, phải châm điểm xuất phát mạch Dương Duy là huyệt Kim Môn và nơi giao hội mạch Dương Duy và túc Thiếu Dương” (T.Vấn.41, 8).
64 - KINH CỐT
Tên Huyệt : Kinh cốt là tên gọi xưa của xương nối với ngón chân thứ 5. Huyệt ở gần xương này, vì vậy gọi là Kinh Cốt (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 64 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Nguyên.
Vị Trí : Bờ ngoài bàn chân, thẳng với ngón út, trước huyệt Kim Môn, đầu sau xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp làn da đổi màu.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ dạng ngón chân út, cùng xương bàn chân 5.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng : Khu phong, sơ tà, định thần chí.
Chủ Trị : Trị đầu đau, chóng mặt, hồi hộp, động kinh, cơ tim viêm, lưng, đùi đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Thương Khâu (Ty.5) trị chân mỏi (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thận Du (Bq.23) trị chân lạnh (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Trung Phong (C.4) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị cơ thể tê dại (Thiên Kim Phương ).
4. Phối Trung Lữ Du (Bq.29) trị lưng đau không thể cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Đại Trữ (Bq.12) trị cổ gáy cứng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Đại Chung (Th.4) trị Tâm Đởm nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Khích Thượng + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị cơ tim viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên, mũi kim hướng vào trong phía dưới, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “Chứng Quyết Tâm Thống, đau ra đến vùng lưng, hay bị co rút như có gì từ ngoài sau đến chạm vào Tâm, làm cho lưng gù lại, gọi là Thận Tâm thống, trước hết châm huyệt Kinh Cốt + Côn Lôn [nếu không giảm châm thêm Nhiên Cốc] (LKhu.24, 11).
65 - THÚC CỐT
Tên Huyệt: Gốc khớp xương ngón thứ 5 gọi là thúc cốt. Huyệt ở phía ngoài sau khớp ngón chân thứ 5, lấy khớp xương đặt tên, vì vậy gọi là Thúc Cốt (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Thích Cốt.
Xuất Xứ : Thiên Bản Du (LKhu. 2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 65 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Du của kinh Bàng Quang, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt Tả của kinh Bàng Quang.
Vị Trí: Ở chỗ lõm phía sau đầu nhỏ của xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp da gan chân - mu chân.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón chân thứ 5, đầu trước xương bàn chân 5.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ trị: Trị đầu đau, chóng mặt, phía ngoài bàn chân đau, động kinh.
Phối Huyệt :
1. Phối Phi Dương (Bq.58) + Thừa Cân (Bq.56) trị thắt lưng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Kinh Cốt (Bq.64) trị khóe mắt trong lở loét (Tư Sinh Kinh ).
3. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hậu Khê (Ttr.3) + Lư Tức (Ttu.19) + Thượng Quan (Đ.3) trị tai ù (Tư Sinh Kinh ).
4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Thiên Trụ (Bq.10) trị cổ gáy cứng đau, sợ gió (Bách Chứng Phú).
6. Phối Tam Lý (Vi.36) trị gáy sưng đau, lưng khó xoay trở (Châm Cứu Tụ Anh).
7. Phối Đại Chùy (Đc.14) trị gáy cứng, sợ lạnh ( Châm Cứu Tụ Anh).
8. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Liêu (Bq.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung ( Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do khí ( Y Học Cương Mục).
9. Phối Đại Trường Du (Bq.24) + cứu Thông Cốc (Bq.66) 100 tráng trị đồi sán (Thần Cứu Kinh Luân).
10. Phối Chí Âm (Bq.67) + Côn Lôn (Bq.60) + Thông Cốc (Bq.66) + Ủy Trung ( Bq.40 ) trị mụn nhọt ở vùng lưng (Ngoại Khoa Lý Lệ).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3-0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi : “Nếu tà khí ở đầu, dùng huyệt Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) nếu không bớt, thêm huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Thái dương [Thông Cốc (Bq.66), Thúc Cốt (Bq.65) “(LKhu.34, 19).
66 - THÔNG CỐC
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí giống hình cái hang (cốc), Đây là huyệt Vinh, là nơi kinh khí của đường kinh lưu thông ( sở lưu vi Vinh), vì vậy gọi là Thông Cốc (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Túc Thông Cốc.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 66 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Vinh (Hùynh) của kinh Bàng Quang, thuộc hành Thuỷ .
Vị Trí: Ở chỗ lõm phía trước khớp xương bàn và ngón chân 5, bờ ngoài bàn chân, nơi tiếp giáp lằn da gan chân - mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân thứ 5, đầu sau đốt 1 xương ngón chân thứ 5.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ trị: Trị đầu đau, chóng mặt, động kinh, tiêu hóa kém.
Phối Huyệt : Phối Chí Âm (Bq.67) + Côn Lôn (Bq.60)+ Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt (Ngoại Khoa Lý Lệ).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3-0,5 thốn - Cứu 5-10 phút.
Tham Khảo :
“Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “Nếu tà khí ở đầu, Thủ huyệt Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11), nếu không giảm, châm thêm huyệt Vinh + huyệt Du của kinh Túc Thái Dương [ huyệt Thông Cốc (Bq.66) và Thúc Cốt (Bq.65)]” (LKhu.34, 19).
67 - CHÍ ÂM
• Tên Huyệt : Đường kinh túc Thái dương Bàng Quang nối với Túc Thiếu âm Thận, huyệt Chí Âm là huyệt cuối cùng của kinh Bàng Quang, vì vậy gọi là Chí Âm (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Ngoại Chí Âm.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 67 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt Bổ của kinh Bàng Quang.
Vị Trí : ở bờ ngoài ngón út, cách góc chân móng 0,2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là xương đốt 3 ngón chân thứ 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng : Sơ phong ở đỉnh sọ, tuyên khí cơ hạ tiêu, hạ điều thai sản.
Chủ Trị : Trị ngón chân thứ 5 đau, đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, thai bị lệch (cứu).
Phối Huyệt :
1. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Trung Cực (Nh.3) trị tinh thoát (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Bá Hội (Đc.20) + Lạc Khước (Bq.8) + Mục Song (Đ.16) + Thân Mạch (Bq.62) trị não hôn, mắt đỏ, đầu quay cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thái Bạch (Ty.3) trị thắt lưng và hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Cách Du (Bq.17) + Tam Âm Giao (ty.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.5) trị mộng tinh, di tinh (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Ốc Ế (Vi.15) trị mụn nhọt đau nhức (Bách Chứng Phú).
6. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) có tác dụng thúc đẻ (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
7. Phối Lãi Câu (C.5) + Lậu Cốc (Ty.7) + Thừa Phò (Bq.36) + Trung Cực (Nh.3) trị tiểu tiện không thông, thất tinh (Bị Cấp Cứu Pháp).
8. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Thái Dương trị nửa đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương trị đỉnh đầu đau, cứng gáy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên lên trên sâu 0,1-0,2 thốn, hoặc châm nặn ra ít máu - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
. “Chứng khóc nghẹn là do Âm khí thịnh mà Dương khí hư, Âm khí nhanh mà Dương khí chậm, Âm khí thịnh mà Dương khí tuyệt nên châm bổ kinh Túc Thái Dương (Chí Âm) và tả Túc Thiếu Âm” (Linh Khu 28, 11).
. “Thân thể hơi đau, châm huyệt Chí Âm” (TVấn.36,31).
. “Tà khí nhập ở Lạc Túc Thái Dương, khiến nửa bên đầu cổ đều đau, châm huyệt tại chân góc móng ngón út (huyệt Chí Âm), nếu bệnh bên phải thì châm bên trái, và ngược lại”(Tố Vấn 63,11).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét