TỔNG QUAN
Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Can (theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài).
KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM (Đ)
(THE LEG LESSER YANG, GALLBLADDER MERIDIAN - TSOU CHAO YANG, MERIDIEN DE LA VESICULE BILIAIRE)
Vượng giờ Tý (23 - 1g) - Hư giờ Sửu (1 - 3g) - Suy giờ Ngọ (11 - 13g).
Nhiều Khí, ít Huyết.
Ấn đau huyệt Nhật Nguyệt (Đ.24), Triếp Cân (Đ.23) và Đởm Du (Bq.19).
Tạng Phủ Liên Hệ
|
Mối Quan Hệ
|
Tác Dụng
| |
Can
|
Biểu - Lý
|
Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Can (theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài).
| |
Đ
|
Tiểu Trường
Bàng Quang
|
+ Tương Sinh (Đởm Mộc sinh Tiểu Trường Hỏa),
+ Tương Sinh (Bàng Quang Thủy sinh Đởm Mộc).
+ Phu Thê
|
. Dùng khi Tiểu Trường qúa Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’).
- Dùng khi Đởm quá thực (theo nguyên tắc ‘Thực tả tử).
. Dùng khi Đởm quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’).
. Điều chỉnh Âm Dương của kinh Đởm và Bàng Quang.
|
Ở
|
Vị
|
Tương Khắc (Đởm Mộc khắc Vị Thổ)
|
Dùng khi Vị quá Thực (Theo nguyên tắc ngũ hành tương khắc - lấy Mộc khắc Thổ).
|
M
|
Tam Tiêu
|
+ Đồng Danh (Túc + Thủ Thiếu Dương).
+ Mẫu tử theo giờ thịnh.
|
. Điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Tam Tiêu (theo nguyên tắc chọn huyệt Đồng Danh hoặc Trên-Dưới).
. Dùng khi kinh khí của kinh Đởm suy.
|
Tỳ
|
Tý Ngọ đối xứng
|
Dùng khi thời khí của kinh Đởm suy.
| |
Tâm
|
Nghịch Khí (Thiếu Dương # Thiếu Âm).
|
Dùng khi Đởm qúa Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Thần Môn (Tm.7) + Khâu Khư (Đ.40).
|
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM
Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu
1/ KINH CHÍNH
Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu sang trán, lại trở xuống gáy đi trước kinh Tam Tiêu, tới vai - hội với Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy, với kinh Bàng Quang (h. Đại Trữ) - và kinh Tiểu Trường (h. Bỉnh Phong) rồi nhập vào hõm xương đòn (h. Khuyết Bồn Vị). Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt. Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới (h. Đại Nghênh - Vị) giao hội với kinh Tam Tiêu, lên hố dưới mắt ; - có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ, nhập vào rãnh trên xương đòn.
Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi ; Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sườn qua sườn cụt tự do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, + ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh Bàng Quang ở vùng xương khu.
Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ - 5, ra tận góc ngoài móng chân áp út. + Một nhánh tách trên mu chân, nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.
2/ KINH BIỆT
Kinh Chính Đởm quay quanh mấu chuyển lớn, tách ra một kinh Biệt đi ngang về thành bụng trước rồi vào xương mu, hợp với đường đi của kinh Túc Quyết Âm Can, lên phía cạnh thân tới mép sau sườn cụt, tuần hành qua ngực, liên lạc với tạng Đởm, Can, Tâm, rồi nổi lên trên mặt, kết ở Mục hệ, nơi góc ngoài mắt để hợp với kinh Chính Đởm ở huyệt Đồng Tử Liêu.
3/ LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc - Quang Minh, xuống bờ trên mu chân đến ngón chân 4 và phân nhánh tại đó.
4/ LẠC NGANG
Khởi từ huyệt Lạc - Quang Minh, bọc ngang đầu xương chày để vào kinh Can ở huyệt Nguyên Thái Xung.
5/ KINH CÂN
Khởi từ góc ngoài ngón 4, đến phía trước mắt cá ngoài, theo bờ ngoài cẳng chân đến ngoài đầu gối, + phân một nhánh đi phía trước đùi, kết ở huyệt Phục Thố (Vị) và + một nhánh kết ở vùng xương cùng. Một nhánh đi lên theo hai bên hông sườn, vào ngực, kết ở hõm trên xương đòn. Nhánh chính đi về phía trước nách, qua phía ngoài hõm xương đòn, xuất ra ở trước kinh Thái Dương Bàng Quang, theo sau tai, lên góc trán, giao hội ở đỉnh đầu, đến hàm dưới và kết ở góc ngoài của mắt.
ĐIỀU TRỊ KINH ĐỞM
Hòa Can Đởm. Chọn huyệt của kinh Túc Thiếu Dương + Túc Quyết Âm + Thủ Quyết Âm làm chính, phối thêm Mạch Đốc. Châm bình bổ bình tả. Ít cứu hoặc không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
Đởm Hư :
+ Châm bổ huyệt Hiệp Khê (Đ.43) vào giờ Sửu [1-3g] (đây là huyệt Vinh Thủy, Thủy sinh Mộc - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
+ Hòa Can Đởm. Chọn huyệt của kinh Túc Thiếu Dương + Túc Quyết Âm + Thủ Quyết Âm làm chính, phối thêm Mạch Đốc. Châm bình bổ bình tả. Ít cứu hoặc không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
Đởm Thực :
+ Châm tả huyệt Dương Phụ (Đ.38) vào giờ Tý [23-1g] (đây là huyệt Kinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
+ Thanh nhiệt, tả hỏa. Chọn huyệt ở kinh Túc Thiếu Dương + kinh Túc Quyết Âm làm chính. Châm tả hoặc dùng kim Tam lăng châm cho ra máu, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
KINH CHÍNH
THỰC :
Tả : Dương Phụ (Kinh + huyệt Tả - Đ.38), Khâu Khư (Nguyên - Đ.40), Quang Minh (Lạc - Đ37), Đởm Du (Bq.19)
Phối: Thiên Tỉnh (Ttr.10), Lệ Đoài (Vị.45), Đại Cự (Vị.27, Dương Cốc (Ttr.5), Thần Môn (Tm.7).
HƯ: Bổ : Hiệp Khê (Vinh + huyệt Bổ - Đ43), Khâu Khư (Nguyên - Đ.40), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24, Trung Chử (Ttu.3).
Phối : Giải Khê (Vị.41), Thông Cốc (Bq.66), Trung Cực (Nh.3), Thiếu Xung (Tm.9), Bàng Quang Du (Bq.28).
LẠC NGANG
THỰC : Tả : Quang Minh (Lạc - Đ.37), Bổ: Thái Xung (Nguyên - C.3).
HƯ : Bổ: Khâu Khư (Nguyên - Đ.40), Tả : Lãi Câu (Lạc - C.5).
LẠC DỌC
THỰC : Tả : Quang Minh (Lạc - Đ.37).
HƯ: Bổ : Lãi Câu (Lạc - C.5), Tả : Khâu Khư (Nguyên - Đ.40).
KINH BIỆT
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:
Châm:
+ Phía đối bên bệnh: Túc Khiếu Âm (Tỉnh- Đ.44), Đại Đôn (Tỉnh - C.1).
+ Phía bên bệnh: Túc Lâm Khấp (Du - Đ.43), Thái Xung (Du - C.3).
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Âm Khích (Khích - Tm.6), Dương Giao (Khích - Đ.35), Túc Tam Lý (Vị.36), Hiệp Khê (huyệt Bổ - Đ.43), Hoàn Khiêu (Đ.30).
KINH CÂN
THỰC: Tả : A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Hiệp Khê (Vinh + huyệt Bổ - Đ.43), Túc Khiếu Âm (Tỉnh - Đ.44).
Phối: Túc Lâm Khấp (Đ.41), Dương Lăng Tuyền (Hợp - Đ.34), Tứ Bạch (Vị.2).
HƯ : Bổ: Túc Khiếu Âm (Tỉnh - Đ.44), Tả : Dương Phụ (Kinh + huyệt Tả - Đ.38).
Phối :
Túc Lâm Khấp (Du - Đ.41), Dương Lăng Tuyền (Hợp - Đ.34), Tứ Bạch (Vị.2).
HÌNH KINH ĐỞM TỔNG QUÁT
HÌNH KINH ĐỞM TỔNG QUÁT
HÌNH KINH BIỆT ĐỞM
HÌNH KINH BIỆT ĐỞM
HÌNH HUYỆT VỊ KINH ĐỞM
HÌNH HUYỆT VỊ KINH ĐỞM
ĐƯỜNG LẠC DỌC - LẠC NGANG CỦA TÚCTHIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH
LẠC DỌC CỦA KINH ĐỞM
LẠC NGANG CỦA KINH ĐỞM
CÁC HUYỆT CỦA TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH
1 - ĐỒNG TỬ LIÊU
Tên Huyệt: Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) con ngươi (đồng tử) vì vậy gọi là Đồng Tử Liêu.
Tên Khác: Hậu Khúc, Ngư Vĩ , Thạch Khúc, Thái Dương, Tiền Quan.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Đởm.
+ Nhận hai mạch phụ từ kinh chính Thủ Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.
Vị Trí: Cách góc ngoài mắt 0,5 thốn, chỗ lõm sát ngoài đường khớp của mỏm ngoài ổ mắt.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài và các bó phụ của cơ vòng miệng, cơ thái dương, chỗ tiếp khớp của xương gò má, xương trán và xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng: Khu phong, tiết nhiệt, chỉ thống, minh mục.
Chủ Trị: Trị đầu đau, liệt mặt, các bệnh về mắt.
Phối Huyệt:
1. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị mắt có mộng thịt (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Lâm Khấp (Đ.41) + Tình Minh (Bq.1) trị mắt bị nội chướng (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Thiếu Trạch (Ttr.1) trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).
4. Phối Dưỡng Lão (Ttr.6) + Tinh Minh (Bq.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị quáng gà (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Can Du (Bq.18) + Dương Bạch (Đ.14) trị chảy nước mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Thái Xung (C.3) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị vú sưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thượng Minh trị mắt lé (lác) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Dương Phụ (Đ.37)ï + Phong Trì (Đ.20) + Toàn Trúc (Đtr.2) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên dưới da 0,3 - 0,5 thốn, hướng mũi kim tới huyệt Thái Dương. Ôn cứu 3 - 5 phút.
2 - THÍNH HỘI
Tên Huyệt: Thính = nghe. Hội = tụ lại. Huyệt ở phía trước tai, có tác dụng trị tai nghe không rõ, làm cho âm thanh tụ lại để nghe cho rõ, vì vậy, gọi là Thính Hội (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Hậu Hà, Hậu Quang, Nhĩ Môn, Thính Hà.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 2 của kinh Đởm.
Vị Trí: Phía trước rãnh bình tai, ở chỗ lõm khi há miệng, bờ sau tuyến mang tai, dưới huyệt Thính Cung (Ttr.19).
Giải Phẫu: Dưới da là bờ sau tuyến mang tai, bờ dưới mỏm tiếp xương thái dương, sau lồi cầu xương hàm dưới.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng: Thanh tiết thấp hoả của Can Đởm, khai nhĩ khiếu.
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, liệt mặt, khớp hàm dưới viêm.
Phối Huyệt:
1. Phối Thính Cung (Ttr.19) trị tai kêu, ù (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Ế Phong (Ttu.17) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Ế Phong (Ttu.17) trị tai lãng (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm, tai chảy mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hội Tông (Ttu.7) + Thính Hội (Đ.2) trị điếc, tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) trị bị điếc đột ngột (Trung Hoa Châm Cứu Học).
7. Phối Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Thiên Song (Ttr.16) trị thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Hơi há miệng, châm thẳng, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0,5 - 1 thốn. Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo :
. “Tai điếc, má sưng : Thính Hội đặc hiệu” (Ngọc Long Ca).
. “Tai bế Thính Hội chớ nên chậm” (Thắng Ngọc Ca).
. “Tai bế ắt Thính Hội mà trị vậy” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).
. “Tai điếc, khí bế giữ Thính Hội” (Linh Quang Phú).
. “Tai điếc, khí bỉ : Thính Hội châm, tả huyệt Nghênh Hương (Đtr.20) hiệu như thần” (Tịch Hoằng Phú).
( “Khi bị thương hàn 2 tai điếc : Kim Môn (Bq.63) , Thính Hội nhanh như gió” (Tịch Hoằng Phú).
3 - THƯỢNG QUAN
Tên Huyệt: Huyệt ở phía trên xương gò má, đối diện với huyệt Hạ Quan, vì vậy gọi là Thượng Quan (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Khách Chủ , Khách Chủ Nhân, Thái Dương.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
Vị Trí: Ở phía trước tai, bờ trên xương gò má, xác định huyệt Hạ Quan kéo thẳng lên, đến chỗ lõm bờ sau chân tóc mai.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ tai trước, cơ thái dương, xương thái dương. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị liệt mặt, tai ù, điếc, răng đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Hạ Quan (Vi.7) trị liệt mặt (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Đoài Đoan (Đc.28) trị môi và mép cứng (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Thiên Lịch (Đtr.6) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).
4. Phối A Thị Huyệt + Giáp Xa (Vi.4) trị miệng, hàm cứng (Châm Cứu Tập Thành).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi : “ Tai là nơi tụ khí của tông mạch vì vậy, nếu trong Vị rỗng ắt là tông mạch bị hư thì dương khí bị đi xuống, mạch sẽ bị kiệt, cho nên tai bị ù. Châm bổ huyệt Khách Chủ Nhân và huyệt gần nơi móng ngón tay cái (Thiếu Thương), chỗ giao nhau giữa móng và thịt” (LKhu28, 28).
4 - HÀM YẾN
Tên Huyệt: Hàm = cằm, gật đàu; Yến = duỗi ra.
Huyệt ở phía dưới huyệt Đầu Duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm chuyển động, cơ được duỗi ra, vì vậy gọi là Hàm Yến (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
Vị Trí: Trong chân tóc vùng thái dương, nơi có di động khi há miệng nhai, huyệt Đầu Duy (Vi.8) đo xuống 1 thốn, tại 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị nư?a đầu đau, chóng mặt, tai ù, liệt mặt.
Phối Huyệt: Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyền Lư (Đ.5) + Huyền Ly Đ.6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Ha?i)
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
5 - HUYỀN LƯ
Tên Huyệt: Huyệt ở 2 bên đầu (lô) , không ở gần chân tóc cũng không ở trên gốc tai, như treo lơ lửng ( huyền), vì vậy gọi là Huyền Lô hoặc Huyền Lư (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Huyền Lô, Mễ Sĩ, Tuỷ Không.
Xuất Xứ : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh ‘(LKhu.21).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Đởm.
+ Nhận được mạch phụ của kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
Vị Trí: Ở sát động mạch Thái Dương nông, trên đường nối huyệt Hàm Yến và Khúc Tân, cách Hàm Yến 0,6 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị nửa đầu đau, răng đau, thần kinh suy nhược.
Phối Huyệt:
1. Phối Hàm Yến (Đ.4) trị thiên đầu thống, nuẳ đầu đau (Bách Chứng Phú).
2. Phối Đầu Duy (Vi.8) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Xung (Đ.9) trị thiên đầu thống (Châm Cứu Học Giản Biên).
3. Phối Hàm Yến (Ttu.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyền Ly Đ.6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải )
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo : “Kinh túc Dương Minh Vị có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt Huyền Lô (đường đi xuống) thuộc vào miệng rồi trở vào mắt, nếu có bệnh ở miệng hoặc mắt, nên Thủ huyệt châm bổ Tả thích ứng, nếu châm ngược lại bệnh càng nặng hơn. (LKhu.21, 25).
6 - HUYỀN LY
Tên Huyệt: Ly ý chỉ trị lý. Huyệt ở 2 bên đầu (huyền), có tác dụng trị đầu đau, chóng mặt, vì vậy gọi là Huyền Ly (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 6 của kinh Đởm.
Vị Trí: Ở điểm nối 3/4 trên và 1/3 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân, sát động mạch Thái Dương nông, dưới Huyền Lư 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, răng đau, mặt phù, thần kinh suy nhược.
Phối Huyệt:
1. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị nuẳ đầu đau do nhiệt (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thúc Cốt (Bq.65) trị điên (Thiên Kim Phương).
3. Phối Hàm Yến (Đ.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyền Lư (Đ.5) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải )
4. Phối Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thuỷ Câu (Đc.26)trị thần kinh tam thoa đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
7 - KHÚC TÂN
Tên Huyệt: Huyệt theo đường kinh quay lên phía huyệt Suất Cốc làm thành 1 đường cong (Khúc) ở phía tóc mai (mấm = tân), vì vậy gọi là Khúc Tân (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Khúc Mấn, Khúc Phát.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 7 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.
Vị Trí: Tại giao điểm của đường nằm ngang bờ trên tai ngoài và đường thẳng trước tai ngoài, trên chân tóc, sát động mạch thái dương nông.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, co cứng hàm nhai, đau sưng vùng má và hàm trên.
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
8 - SUẤT CỐC
Tên Huyệt: Suất = đi theo. Cốc = chỗ lõm. Từ đỉnh tai đi theo đường thẳng lên chỗ lõm phía trong đường tóc là huyệt, vì vậy, gọi là Suất Cốc (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Nhĩ Tiêm, Suất Cốt, Suất Giác.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 8 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.
Vị Trí: Gấp vành tai, huyệt ở ngay trên đỉnh vành tai, trong chân tóc 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị nuẳ đầu đau, chóng mặt, hoa mắt.
Phối Huyệt:
1. Phối Cách Du (Bq.18) trị ngăn nghẹn do hàn đờm (Tư Sinh Kinh ).
2. Phối Ty Trúc Không (Ttu.23) trị thiên đầu thống (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
9 - THIÊN XUNG
Tên Huyệt: Xung = xung yếu. Huyệt ở vùng đầu = thiên, là nơi giao hội của kinh túc Thiếu dương và kinh túc Thái dương, cũng là nơi tương ứng với huyệt Thông Thiên.
Kinh khí của 2 kinh lưu thông và xung yếu, vì vậy gọi là Thiên Xung (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Thiên Cù.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.
Vị Trí: Sau huyệt Suất Cốc 0,5 thốn, ở trên và sau tai, trong chân tóc 2 thốn, vùng cơ tai trên.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ tai trên, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị đầu đau, động kinh, lợi răng sưng đau.
Phối Huyệt: Phối Bá Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Giác Tôn (Ttu.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau, động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
10 - PHÙ BẠCH
Tên Huyệt: Phù chỉ vùng trên cao; Bạch = sáng rõ. Huyệt nằm ở vị trí trên cao nhìn thấy rõ, vì vậy gọi là Phù Bạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên’ Khí Huyệt Luận’ (TVấn.58).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thái Dương và Thủ Thiếu Dương.
Vị Trí: Tại bờ trên chân vành tai, trong chân tóc 01 thốn. Hoặc lấy tỉ lệ 1/3 trên và 2/3 dưới của đoạn nối huyệt Thiên Xung và Hoàn Cốt.
Giải Phẫu : Dưới da là xương thái dương.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị tai ù, điếc, răng đau, amygdale viêm.
Phối Huyệt: Phối Uyển Cốt (Ttr.4) trị răng lung lay (Giáp Ất Kinh).
Châm Cứu: Châm dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
11 - ĐẦU KHIẾU ÂM
Tên Huyệt: Khiếu = ngũ quan, thất khiếu. Huyệt có tác dụng trị bệnh ở đầu, tai, mắt, họng, các bệnh ở các khiếu ở đầu, vì vậy gọi là Đầu Khiếu Âm (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Chẩm Cốt, Khiếu Âm.
Xuất Xứ : Tư Sinh Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 11 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Túc Thái Dương và Thủ Thiếu Dương.
Vị Trí: Tại trung điểm của đoạn nối hai huyệt Phù Bạch và Hoàn Cốt, vùng cơ tai sau, cơ chẩm.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, đường khớp xương thái dương chẩm.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị đầu đau, gáy đau, tai ù, điếc.
Phối Huyệt:
1. Phối Cường Gian (Đc.18) trị đầu đau như búa bổ (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Ế Phong (Ttr.17) + Thính Cung (TTtr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị tai ù, điếc (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu : Châm xiên dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
12 - HOÀN CỐT
Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm sau mỏm trâm chõm, (giống hình xương (cốt) tròn (hoàn) vì vậy gọi là Hoàn Cốt.
Tên Khác : Hoàn Cốc.
Xuất Xứ: Thiên 'Khí Huyệt Luận' (TVấn.58).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 12 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh thủ Thái Dương và thủ Thiếu Dương.
Vị Trí: Ở chỗ lõm phía sau và dưới mỏm xương chũm, sát bờ sau cơ ức đòn chũm.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ ức-đòn-chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài, cơ trâm móng, cơ trâm lưỡi, cơ trâm hầu và cơ 2 thân.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh cổ 2, nhánh dây thần kinh chẩm lớn, nhánh dây thần kinh dưới chẩm, các nhánh của dây thần kinh sọ não số XII, IX và số VII.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị răng đau, mặt sưng đau, mặt liệt, tai ù.
1. Phối Thiên Đỉnh (Đtr.17) + Tiền Cốc (Ttr.3) trị cuống họng đau (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị liệt mặt (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.42) trị chân teo, chân tê, chân mất cảm giác (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5 - 1 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
13 - BẢN THẦN
Tên Huyệt : Bản = có bản lãnh, tức có công năng. Huyệt có tác dụng trị những bệnh điên, kinh sợ, các bệnh thuộc thần chí. Đầu là nơi ngự trị của thần. Huyệt lại ở vị trí ngang với huyệt Thần Đình, vì vậy gọi là Bản Thần (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Bổn Thần.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 13 của kinh Đởm.
+ Huyệt giao hội của 3 kinh Cân Dương ở tay.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
Vị Trí : Trong chân tóc 0,5 thốn, từ khóe mắt ngoài kéo lên chân tóc.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ cơ trán dính vào cân sọ, xương trán.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị : Trị động kinh, cơ gáy cứng.
Phối Huyệt :
1. Phối Thiên Trụ (Bq.10) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị trẻ nhỏ bị kinh giản (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Lư Tức (Ttu.19) trị ngực và sườn đau không xoay trở được (Thiên Kim Phương).
3. Phối Thân Trụ (Đc.12) trị động kinh (Bách Chứng Phú).
4. Phối Đại Đô (Ty.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Mạch (Bq.62) trị bịnh ở mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
14 - DƯƠNG BẠCH
Tên Huyệt: Phần trên = Dương ; Bạch = sáng. Huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt, lại ở phần dương, vì vậy gọi là Dương Bạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 14 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch.
Vị Trí: Trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt, và phía trên lông mày cách 1 thốn.
Huyệt Dương bạch.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ trán, xương trán.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng: Khu phong, tiết hoả , tuyên khí, minh mục.
Chủ Trị: Trị liệt mặt, đầu và vùng trán đau, bệnh về mắt (loạn thị, quáng gà, đau thần kinh vành mắt).
Phối Huyệt:
1. Phối Giải Khê (Vi.42) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau như búa bổ (Ngọc Long Ca).
2. Phối Địa Thương (Vi.4) + Khiên Chính + Tứ Bạch (Vi.2) trị liệt mặt.
3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) + Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt nhìn ảnh đôi ( song thị).
4. Phối Khiếu Âm (Đ.11) + Não Hộ (Đc.17+ Ngọc Chẩm (Bq.9) trị nhãn cầu đau nhức.
5. Phối Đầu Duy (Vi.8) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương trị mi mắt sụp xuống.
Châm Cứu: Châm xiên thấu Ngư Yêu hoặc Toàn Trúc, Ty Trúc Không. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
15 - ĐẦU LÂM KHẤP
Tên Huyệt : Lâm = ở trên nhìn xuống. Khấp = khóc, ý chỉ nước mắt. Huyệt ở vùng đầu, phía trên mắt mà lại chữa trị bệnh ở mắt (làm cho nước mắt không chảy ra nhiều), vì vậy gọi là Đầu Lâm Khấp ( Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Đầu Lâm Khấp.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 15 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thái Dương, Thủ Thiếu Dương và Dương Duy Mạch.
Vị Trí : Từ huyệt Dương Bạch (Đ.14) đo thẳng lên trong chân tóc 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ cơ trán dính vào cân sọ, xương trán.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị : Trị đầu đau, răng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Trung Chử (Ttu.3) trị hoa mắt (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thông Thiên (Bq.7) trị mũi nghẹt (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Đầu Duy (Vi.8) trị bệnh chảy nước mắt (Bách Chứng Phú).
4. Phối cứu Can Du (Bq.18) trị mắt có màng trắng (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị chóng mặt (Châm Cứu TậpThành).
6. Phối Nội Đình (Vi.44) trị bệnh ở bụng dưới (Ngọc Long Ca).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Kim Môn (Bq.63) trị điếc (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
8. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị mắt chảy nước khi ra gió (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Thập Tuyên trị trúng phong hôn mê (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu : Châm dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
16 - MỤC SONG
Tên Huyệt : Mục = mắt; Song = thiên song (cửa sổ của trời).
Huyệt ở vị trí thông với mắt khi ngước mắt nhìn lên, như cái cửa sổ thông mắt với trời. Huyệt lại có tác dụng trị mắt mờ, bệnh về mắt, vì vậy gọi là Mục Song (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Chí Tông.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 16 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
Vị Trí : Trên huyệt Đầu Lâm Khấp 0,1 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, đường khớp trán-đỉnh.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị : Trị bệnh về mặt, mặt phù, mắt mờ, mắt sưng đau, răng đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Phong Trì (Đ.20) + Thiên Xung (Đ.9) trị đầu đau (Gíap Ất Kinh).
2. Phối Đại Lăng (Tb.7) trị mắt đỏ (Tư Sinh Kinh)
3. Phối Hãm Cốc (Vi.43) trị đầu và mặt sưng phù (Châm Cứu ĐạiThành).
Châm Cứu : Châm dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
17 - CHÍNH DINH
Tên Huyệt : Chính : ý chỉ nơi gặp khít nhau. Dinh : ý chỉ chỗ tập hợp, huyệt thuộc kinh Đởm, là nơi mạch Dương Duy tập hợp (hội), gặp kinh Đởm 1 cách khít nhau, vì vậy, gọi là Chính Dinh (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Chánh Dinh, Chánh Doanh, Chính Doanh.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 17 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
Vị Trí : Ở trên đường nối huyệt Đầu Lâm Khấp và Phong Trì, sau huyệt Mục Song 1 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, xương đỉnh sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị : Trị đầu đau, mắt đau, răng đau, chóng mặt kèm theo nôn.
Châm Cứu : Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
Ghi Chú : Khi châm cứu không được châm thẳng gây tổn thương hoặc không cứu thành sẹo vì có thể làm cho mắt mờ dần, cơ thể suy yếu (Thánh Tế Tổng Lục).
18 - THỪA LINH
Tên Huyệt: Thừa : tiếp nhận. Linh = Thần linh. Huyệt ở vùng đầu, nơi tiếp nhận Thần linh, và trị bệnh vùng đầu, vì vậy gọi là Thừa Linh (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 18 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
Vị Trí: Sau huyệt Chính Dinh 1,5 thốn, trên đường nối huyệt Đầu Lâm Khấp (Đ.15) và Phong Trì (Đ.20) .
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ, xương đỉnh sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị đầu đau, mũi nghẹt.
Phối Huyệt: Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Y Hy (Bq.45) trị mũi chảy máu, suyễn cấp (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
19 - NÃO KHÔNG
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí gần Não Hộ, lại có tác dụng thanh não, thông khiếu, vì vậy gọi là Não Không (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Nhiếp Nhu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 19 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
Vị Trí: Sau Thừa Linh 1,5 thốn, trên Phong Trì 1,5 thốn, ngang với ụ chẩm và Não Hộ (Đốc Mạch).
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ cơ chẩm, cơ gối đầu và cơ thang bám vào đường cong chẩm trên của xương chẩm.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của dây thần kinh số 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của thần kinh dưới chẩm.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, suyễn.
Phối Huyệt:
1. Phối Thúc Cốt (Bq.65) trị điên, đầu đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối (Đầu) Khiếu Âm (Đ.11) trị mũi nghẹt, đầu đau (Tư Sinh Kinh ).
Châm Cứu: Châm dưới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
20 - PHONG TRÌ
Tên Huyệt: Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì.
Xuất Xứ : Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 20 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với mạch Dương Duy.
Vị Trí: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Giải Phẫu : Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài, đáy hộp sọ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác Dụng: Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.
Chủ Trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, cảm mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não.
Phối Huyệt:
1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) trị nhiệt bệnh mà không có mồ hôi (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Ngũ Xứ (Bq.5) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Tình Minh (Bq.1) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Giải Khê (Vi.41) + Phong Long (Vi.40) trị đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Phế Du (Bq.13) trị xương vai đau, thắt lưng yếu (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị còi xương (Ngọc Long Kinh).
7. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị sốt rét (Châm Cứu Tụ Anh).
8. Phối cứu Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).
9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trúng phong khí tắc, đờm khò khè, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
10. Phối Phong Phu? (Đc.16) trị thương hàn (Thái Ất Ca).
11. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
12. Phối Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ + Ngoại Quan (Ttu.5) trị ca?m (Trung Quốc Châm Cứu Học).
13. Phối Chí Âm (Bq.67) + Hòa Liêu (Đtr.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lệ Đoài (Vi.45) + Nghinh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt (Châm Cứu Học Thủ Sách).
14. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Hậu Khê (Ttr.3) trị sau đầu đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Thận Du (Bq.23) trị chóng mặt do Can Dương bốc lên (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
16. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Khấp (Vi.1) + Tình Minh (Bq.1) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị loạn thị, mắt viêm do điện quang (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Thuỷ Tuyền (Th.5) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị gáy cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Phong Long (Vi.40) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Phu? (Đc.16) trị đầu đau kèm sốt cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Đầu Lâm Khấp (Đ.15) + Huyết Hải (Ty.10) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Tình Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
26. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Yêu Kỳ trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) trị lưng cong như đòn gánh do não viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0,5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia.
21 - KIÊN TỈNH
Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ lõm (giống cái giếng = tỉnh) vùng trên vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Tỉnh.
Tên Khác : Bác Tỉnh.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 21 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch, kinh Chính Vị và Tam Tiêu.
Vị Trí : Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang nối huyệt Đại Chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ấn vào có ca?m giác ê tức
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang , cơ trên sống và cơ góc.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh trên vai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
Chủ Trị : Trị vai lưng đau, cổ gáy cứng, tuyến vú viêm, rong kinh cơ năng, lao hạch cổ, bại liệt do trúng phong.
Phối Huyệt :
1. Phối Quan Xung (Ttu.1) trị nóng lạnh làm cho khí đưa lên không nằm được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Phách Hộ (Bq.42) trị cổ gáy cứng khó xoay trở (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Đại Nghênh (Vi.5) + Khúc Trì (Đtr.11) trị lao hạch (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị cánh tay đau (Tiêu U Phú).
5. Phối Hạ Liêm (Đtr.8) + Khúc Trì (Đtr.11) trị cánh tay lạnh, đau (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Đại Nghênh (Vi.5) [cứu] trị loa lịch (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Hành Gian (C.2) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị đinh nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị loa lịch [lao hạch] (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phong Môn (Bq.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Phủ (P.1) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).
10. Phối K Trúc Mã + Linh Đạo (Tm.4) + Ủy Trung (Bq.40) trị đinh nhọt ở vùng lưng (Châm Cứu Tập Thành).
11. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cước khí đau nhức (Thiên Tinh Bí Quyết).
12. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
13. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị nhau thai không ra (Châm Cứu Phùng Nguyên).
14. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thân Trụ (Đc.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị ung nhọt (Tân Châm Cứu Học).
15. Phối Bá Hội (Đc.20) Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.21) + trị trúng phong đờm dãi kéo lên không nói được (Trung Hoa Châm Cứu Học).
16. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) trị tay không đưa lên được (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) trị vai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) trị tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị liệt nuẳ người (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Trung Cực (Nh.3) [cứu] trị thai không ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Chương Môn (C.13) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhiên Cốc (Th.2) trị thai không ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Thiên Tông (Ttr.11) + Thiếu Trạch (Tr.1) trị vú viêm (sưng) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Dương Phụ (Đ.39) + Thiếu Hải (Tm.3) trị lao hạch dưới nách (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú :
- Không châm quá sâu. Khi châm Kiên Tỉnh, cần châm Túc Tam Lý (Vi.36) để làm cho khí điều hòa (Tịch Hoằng Phú).
22 - UYÊN DỊCH
Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (uyên) ở dưới nách (dịch) vì vậy gọi là Uyên Dịch.
Tên Khác: Dịch Môn, Tuyền Dịch.
Xuất Xứ : Thiên ‘Ung Thư’ (LKhu.81).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Đởm.
+ Huyệt giao hội 3 kinh Cân Âm ở tay, nơi nhập của kinh Biệt Tâm, Phế, Tâm bào.
Vị Trí: Dưới nếp nách trước 3 thốn, ở khoảng gian sườn 4, bờ trước cơ lưng to.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ trước cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4, phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Chủ Trị: Trị màng ngực viêm, thần kinh gian sườn đau, hạch nách sưng.
Phối Huyệt:
1. Phối Chương Môn (C.13) + Chi Câu (Ttu.6) trị nhọt ở cổ - mã đao, sưng loét (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị nhọt ở nách (Loại Kinh Đồ Dực).
3. Phối Chí Âm (Bq.67) + Cư Liêu (Đ.29) + Triếp Cân (Đ.23) trị thần kinh gian sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5 - 0,8 thốn - Ôn cứu 3-5 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo :
. “Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi : “Nhọt phát ra ở nách, sốt cao, châm túc Thiếu Dương (Uyên Dịch, Triếp Cân), 5 nốt...”(TVấn 28, 51).
. “Khi cánh tay rất đau nhức hoặc khi có cảm giác phong khí xâm phạm ngực (gây chướng ngại, đau âm ỉ, đè nén) phải châm tả Uyên Dịch. Khi tả huyệt này có thể làm ngất do đột nhiên mất khí ở phần Vệ, phải bổ ngay Túc Tam Lý là huyệt Hợp của kinh Vị, nhờ Vệ khí do huyệt tạo ra ( Biển Thước Tâm Thư ).
23 - TRIẾP CÂN
Tên Huyệt: Huyệt ở 2 bên gân lớn của sườn giống như cái xe nối vào (Triếp) gân, vì vậy gọi là Triếp Cân (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Tiếp Cân, Trấp Cân.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Túc Thái Dương.
Vị Trí: Trước huyệt Uyên Dịch 1 thốn, ngang giữa xương sườn thứ 5.
Giải Phẫu: Dưới da là chỗ bám của cơ răng cưa to, bờ dưới cơ ngực to, các cơ gian sườn 4, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Chủ Trị: Trị suyễn, nôn mửa, nuốt chua.
Châm Cứu : Châm xiên, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Ôn cứu 5 -10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì bên dưới là phổi.
24 - NHẬT NGUYỆT
Tên Huyệt: Nhật Nguyệt là Mộ Huyệt của kinh Đởm, Đởm giữ chức quan trung chính, chủ về quyết đoán, làm cho mọi sự được sáng tỏ. Mặt trời, mặt trăng cũng làm cho mọi sự được sáng, vì vậy gọi là huyệt Nhật Nguyệt (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Đởm Mạc, Đởm Mộ, Thần Quang.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 24 của kinh Đởm.
+ Huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.
Vị Trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần cân của cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 7, bên phải là gan, bên trái là lách hoặc dạ dầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh gian sườn 7.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7 hoặc D8.
Tác Dụng: Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.
Chủ Trị: Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm, nấc cụt.
Phối Huyệt : Phối Thận Du (Bq.23) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị ăn không tiêu, nôn mửa, nuốt chua (Loại Kinh Đồ Dực).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng cơ quan nội tạng.
25 - KINH MÔN
Tên Huyệt : Kinh chỉ vùng to lớn, ý chỉ cái trọng yếu. Môn chỉ môn hộ. Huyệt là Mộ huyệt của kinh Thận, trị thủy đạo không thông, mà thủy đạo là môn hộ, vì vậy gọi là Kinh Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Khí Du, Khí Phủ.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 25 của kinh Đởm.
+ Huyệt Mộ của kinh Thận.
Vị Trí : Ngang vùng bụng, huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, đầu cụt xương sườn 12, mạc ngang, phúc mạc, thận.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
Tác Dụng : Ôn Thận hàn, giáng Vị khí, dẫn Thuỷ thấp.
Chủ Trị : Trị thần kinh liên sườn đau, bụng đầy, vùng bụng đau, Thận viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Hành Gian (C.2) trị lưng đau (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Nhiên Cốc (Th.2) trị tiêu phân sống (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Thạch Quan (Th.18) trị cột sống lưng đau như gẫy (Thiên Kim Phương).
4. Phối Lãi Câu (C.5) + Trung Phong (C.4) trị bụng dưới đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị tiểu vàng, tiểu không thông (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Chương Môn (C.13) + Thiên Xu (V.25) trị các loại sán khí, thoát vị (Châm Cứu Học Thượng Haœi).
7. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Thận Du(Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
26 - ĐÁI MẠCH
Tên Huyệt: Huyệt nằm ở trên đường vận hành của mạch Đới (ở ngang thắt lưng), vì vậy gọi là Đái Mạch.
Tên Khác : Đới Mạch.
Xuất Xứ : Thiên ‘Điên Cuồng’ (LKhu.22).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 26 của kinh Đởm.
+ Huyệt giao hội với Mạch Đới
+ Huyệt trở nên mẫn cảm (ấn đau) với người bị huyết trắng (đới hạ) kinh niên.
Vị Trí: Tại trung điểm của đầu xương sườn thứ 11 và 12, ngang với rốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, Đại trường hoặc Thận.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác Dụng: Điều Đới Mạch, tư Can Thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.
Chủ Trị : Trị lưng và thắt lưng đau, thần kinh gian sườn đau, bàng quang viêm, màng trong tư? cung viêm, kinh nguyệt rối loạn, bạch đới.
Phối Huyệt:
1. Phối Hiệp Khê (Đ.43) trị bụng dưới cứng đau, kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Gian Sư? (Tb.7) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị xích bạch đới (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Huyết Hải (Ty.10) trị kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).
4. Phối cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị Thận suy (Ngọc Long Ca).
5. Phối Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Xu (Đ.27) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị xích bạch đới (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)
6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị bạch đới lượng nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) thấu Khúc Cốt (Nh.2) trị màng trong tư? cung viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khiêu Dược + Thận Tích + Tứ Cường trị bại liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
27 - NGŨ KHU
Tên Huyệt: Ngũ = số 5, là số nằm ở giữa cơ thể (Tỳ = số 5, ở giữa cơ thể), vì vậy gọi là Ngũ Khu (Trung YCương Mục).
Tên Khác: Ngũ Xu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 27 của kinh Đởm.
+ Huyệt Hội với Mạch Đới.
Vị Trí: Ở phía trước gai chậu trước trên, ngang huyệt Quan Nguyên (Nh.4), phía trước và dưới Mạch Đới 3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mach ngang, phúc mạc, đại tràng.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Chủ Trị: Trị bụng dưới đau, lưng đau, màng trong tư? cung viêm, dịch hoàn viêm.
Phối Huyệt:
1. Phối Quy Lai (Vi.29) trị buồng trứng co giật (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Đái Mạch (Đ.26) + Tử Cung trị màng trong tử cung viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
3. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
28 - DUY ĐẠO
Tên Huyệt: Huyệt là nơi hội với mạch Đới, vì vậy gọi là Duy Đạo (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Ngoại Xu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 28 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Đới Mạch.
Vị Trí: Phía trước và dưới gai chậu trước trên, ở trước và dưới huyệt Ngũ Xu 0,5 thốn, dưới huyệt Chương Môn 5,3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ dưới cơ chéo to và cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác Dụng: Sơ khí trệ, lý Đại và Tiểu trường, làm co rút Đái Mạch.
Chủ Trị: Trị màng trong tử cung viêm, vùng bụng dưới thắt đau, táo bón kinh niên.
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1,5 thốn, Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
29 - CƯ LIÊU
Tên Huyệt: Cư : ở tại, Liêu = khe xương. Huyệt ở mấu chuyển xương đùi, vì vậy gọi là Cư Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Cư Giao.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 29 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Kiều Mạch.
Vị Trí: Ở giữa đường nối gai chậu trước trên với điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi, nơi cơ mông lớn và cơ mông bé
Giải Phẫu : Dưới da là cơ mông nhỡ, cơ mông bé.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh mông trên.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
Chủ Trị: Trị khớp háng và tổ chức mềm chung quanh viêm, chi dưới đau, thần kinh tọa đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Uỷ Trung (Bq.40) trị vùng mông đùi đau nhức do phong thấp. (Ngọc Long Ca).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) trị dạ dày tá tràng loét (Châm Cứu Học Thượng Hải)
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
30 - HOÀN KHIÊU
Tên Huyệt: Khi gập chân (khiêu) vòng ngược lại (hoàn) chạm gót chân vào mông là huyệt, vì vậy gọi đó là Hoàn Khiêu.
Tên Khác: Bận Cốt, Bể Xu, Bể Yến, Hoàn Cốc, Khu Trung, Phân Trung, Tẩn Cốt.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 30 của kinh Đởm.
+ Một trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
+ Huyệt Hội của kinh túc Thiếu Dương và túc Thái Dương.
+ Nhận được một mạch phụ của kinh Túc Thái Dương, huyệt xuất phát kinh Biệt Túc Thiếu Dương, nơi tách ra một mạch phụ đến vùng sinh thực khí ở xương mu để liên lạc với kinh Túc Quyết Âm tại huyệt Khúc Cốt (Nh.2).
Vị Trí: Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp, bờ trên cơ sinh đôi trên.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh mông dưới và các nhánh của đám rối thần kinh cùng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Tác Dụng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.
Chủ Trị: Trị chi dưới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí.
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Cốc (Th.10) + Âm Giao (Nh.7) + Giao Tín (Th.8) + Thúc Cốt (Bq.65) trị vùng mông đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Nội Đình (Vi.44) trị hành kinh bụng đau (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Chí Âm (Bq.67) trị sườn ngực đau, thắt lưng và đầu gối đau (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Phế Du (Bq.23) + Trung Độc (Đ.32) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng nuy, có thấp nhiệt, có đờm, có huyết hư, khí suy (Châm Cứu Tụ Anh).
5. Phối Chí Âm (Bq.67) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Thái Khê (Th.3) trị chân tê (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Phong Thị (Đ.31) trị phong thấp mất cảm giác, tê dại (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khâu Khư (Đ.40) trị vùng đùi vế và đầu gối đau nhức (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Hoa Đà + Huyền Chung (Đ.39) trị chân đau (Tiêu U Phú).
9. Phối Âm Thị (Vi.33) + Phong Thị (Đ.31) trị đùi vế đau nhức (Thắng Ngọc Ca).
10. Phối Cư Liêu (Đ.29) + Uỷ Trung (Bq.40) trị phong thấp đau nhức vùng mông, đùi (Ngọc Long Ca).
11. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị mông đùi đau (Bách Chứng Phú).
12. Phối Yêu Du (Đc.2) [hoả châm] trị phong thấp thể hàn (Tịch Hoằng Phú).
13. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)+ Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng trệ (Châm Cứu Toàn Thư).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Vi.39) trị trúng phong khí tắc, đờm kéo, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị phong thấp thể hàn (Thiên Tinh Bí Quyết).
16. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong hàn thấp, chân tê (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
17. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thắt lưng, đùi đau, chi dưới liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Trật Biên (Bq.54) + Uỷ Trung (Bq.40) trị dây thần kinh hông (tọa) đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Cư Liêu (Đ.29) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị khớp háng viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Phong Thị (Đ.31) + Trung Độc (Đ.32) trị thần kinh ngoài da ở đùi đau (Trung Quốc Châm Cứu Học).
21. Phối Côn Lôn (Bq.60) Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + + Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trúng phong liệt nuẳ người (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hướng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 - 10 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút.
Tham Khảo :
( “Xương đùi không đưa lên được, nên nằm nghiêng 1 bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyển ( Hoàn Khiêu ), châm sâu bằng kim Viên lợi châm, không nên dùng kim Đại châm”(LKhu.24, 29).
( “ Nếu tà khách ở Lạc của kinh túc Thiếu Dương Đởm, gây đau nhức ở khớp háng, không thể cất đùi lên được, châm Hoàn Khiêu với kim dài. Nếu là hàn tà pHải lưu kim lâu, châm theo tuần trăng”(TVấn.63, 39).
( “Vùng thắt lưng đau nhức lan xuống bụng dưới, không thể ngư?a người lên được, pHải châm Hoàn Khiêu và dựa vào sự xuất hiện và biến mất của mặt trăng (Nguyệt sinh, Nguyệt tư?) để tính số lần châm, bệnh ở bên pHải , châm bên trái, và ngược lại. Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (TVấn.41,22).
31 - PHONG THỊ
Tên Huyệt: Thị chỉ sự tụ tập. Huyệt có tác dụng trị phong thấp gây nên tê, bại liệt chi dưới, là nơi tụtập của phong khí. Huyệt có tác dụng khứ được phong tụ đi vì vậy gọi là Phong Thị (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Thùy Thủ.
Xuất Xứ : Trữu Hậu Phương.
Đặc Tính : Huyệt thứ 31 của kinh Đởm.
Vị Trí: Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi, huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhượng chân 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu đùi và cơ rộng giữa.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Tác Dụng: Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết.
Chủ Trị: Trị chi dưới liệt, vùng lưng và chân đau, thần kinh tọa đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Giao (Nh.7) trị đùi, chân không có sức (Châm Cứu Tụ Anh).
2. Phối Hành Gian (C.2) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng đau, khó xoay trở (Ngọc Long Ca).
3. Phối (cứu) Hoàn Khiêu (Đ.30) trị bệnh ở phần trên đầu gối (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Ttu.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị phong thấp đau nhức (Châm Cứu Tập Thành).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân tay mất cảm giác hoặc có cảm giác đau, di chứng trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
7. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Đơn Điền (Nh.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị có dấu hiệu tiền trúng phong [tay chân tê, tâm thần rối loạn] (Thần Cứu Kinh Luân).
8. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được đờm nhớt ủng tắc (Châm Cứu Toàn Thư).
9. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ban sởi, thần kinh da viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).
10. Phối Phục Thố (Vi. 32) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị cước khí (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
11. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thân Trụ (Đc.13) + Thần Môn (Tm.9) trị bịnh múa vờn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị cước khí (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Âm Thị (Vi.33) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị chân liệt, đầu gối đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
(”Cứu cước khí : Phong Thị 2 huyệt” (Ngoại Đài Bí Yếu).
(”Huyệt Phong Thị là huyệt chủ yếu trị chứng phong tý đau nhức” (Cảnh-Nhạc Toàn Thư).
(”2 chân tê, chân và gối không có lực, châm Phong Thị 0,5 thốn, bổ nhiều tả ít, lưu kim 5 hô” (Y Học Cương Mục).
(“ Huyệt Phong Thị, theo sách Giáp Ất Kinh nguyên là 1 Kỳ Huyệt, sau này sách Châm Cứu Đại Thành mới nhập vào kinh túc Thiếu Dương Đởm” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
( ”Phong Thị chủ trị đùi bị trúng phong, 2 gối không có sức, cước khí” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).
32 - TRUNG ĐỘC
Tên Huyệt: Huyệt ở giữa (trung) chỗ lõm sau cân cơ đùi, giống hình cái rãnh nước (độc), vì vậy gọi là Trung Độc (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 32 của kinh Đởm.
Vị Trí: Xác định huyệt Phong Thị đo thẳng xuống 2 thốn, trên lằn nhượng chân 5 thốn, bờ sau cân cơ đùi, bờ trước cơ nhị đầu đùi.
Huyệt Trung độc.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài, bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh day thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, liệt nửa người, đùi đau.
Phối Huyệt: Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) (châm) + Túc Tam Lý (Vi.36) (cứu) + Phế Du (Bq.13) trị yếu liệt (Châm Cứu Tụ Anh).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
33 - DƯƠNG QUAN
Tên Huyệt: Huyệt ở phía ngoài (dương) khớp (quan) đầu gối, trị các bệnh ở khớp gối, vì vậy gọi là Tất Dương Quan (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Âm Lăng, Hàn Phủ, Quan Dương, Quan Lăng, Tất Dương Quan.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 33 của kinh Đởm.
Vị Trí: Chỗ lõm trên lồi cầu ngoài xương đùi, trên huyệt Dương Lăng Tuyền 3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cân đùi và cơ rộng ngoài, bờ trước gân cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, đầu dưới xương đùi.
Thần kinh vận động cơ nhánh của dây thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh của dây thần kinh hông.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ Trị : Trị khớp gối đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) thấu Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Tuyền (C.8) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Lương Khâu (Vi.34) + Độc T (Vi.35) + Huyết Hải (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.
34 - DƯƠNG LĂNG TUYỀN
Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) phía dưới đầu xương mác (giống hình gò ma? = lăng), lại ở mặt ngoài chân (mặt ngoài = dương), vì vậy gọi là Dương Lăng Tuyền.
Tên Khác: Dương Chi Lăng Tuyền.
Xuất Xứ : Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (LKhu.4).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 34 của kinh Đởm.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Hội của Cân.
+ Theo thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (TVấn.58): Dương Lăng Tuyền là một huyệt quan trọng, Chủ hàn nhiệt. Tất cả các khí đều quan trọng, nhưng khí Thiếu Dương mới quyết định, vì Thiếu Dương Chủ về khí mới phát.
Vị Trí: Ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân, phía trước và trong đầu trên xương mác.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Thư cân mạch, thanh thấp nhiệt, khu phong tà.
Chủ Trị: Trị khớp gối viêm, lưng đùi đau, thần kinh gian sườn đau, túi mật viêm, chóng mặt, hoa mắt, nôn chua, ợ chua, liệt nửa người.
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị tiểu nhiều (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
2. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) trị liệt nuẳ người (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Thiên Trì (Tb.1) trị họng khò khè (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thượng Liêm (Đtr.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng và sườn đầy (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.6) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Chương Môn (C.13) + Ủy Trung (Bq.40) [cho ra máu] trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) [cứu] trị tiểu không tự Chủ (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị đầu gối sưng (Ngọc Long Ca).
10. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị bán thân bất toại (Bách Chứng Phú).
11. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị trước gối đau, nách và sườn đau (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
12. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng trệ (Châm Cứu Toàn Thư).
13. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Toàn Thư).
14. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Hiệp Khê (Đ.43) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị mụn nhọt mọc ở 1 bên đầu (Ngoại Khoa Lý Lệ).
15. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
16. Phối Đởm Nang + Nội Quan (Tb.6) + Giáp Tích 8-9 trị túi mật viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
17. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng và đùi đau, nuẳ người bị liệt (Châm Cứu Học Giản Biên).
18. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Kỳ Môn (C.14) trị hông sườn đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
19. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) +Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị cước khí (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
.“ Khi bệnh ở phần trên, xuất ra ngoài pHải châm Dương Lăng Tuyền” (LKhu.1, 129))
. “- Thiên ‘Tà Khí Tạng Phu? Bệnh Hình’ (LKhu.4) ghi: Bệnh của Đởm làm cho dễ bị thở mạnh, miệng đắng, nôn ra chất nhờn, dưới vùng tim đập mạnh, hay lo sợ như có người sắp bắt mình, trong cổ họng thường có vật gì chận ngang và thường hay khạc nhổ... Khi nào bị hàn nhiệt thì châm Dương Lăng Tuyền” (LKhu.4,116-117).
. “Mạch kinh túc Thiếu Dương gây ra lưng đau, có cảm giác đau như bị kim châm, không cúi ngư?a được, không quay đi quay lại được... châm vào đầu thành cốt thuộc kinh Thiếu Dương ( tức huyệt Dương Lăng Tuyền) cho ra máu. Mùa Hạ không được cho ra huyết.”(TVấn.41,2).
. “Dương Lăng Tuyền chủ ngực sườn đầy tức, trong Tâm xót xa, sợ hãi” (Loại Kinh Đồ Dực).
. “Dương Lăng ở dưới đầu gối, ở giữa Ngoại Liêm 1 thốn; Đầu gối sưng và tê, lạnh tê cho đến chứng liệt 1/2 người, những không nhấc lên được, nằm ngồi giống như ông già, châm kim vào 0,6 thốn thôi, thần công kỳ diệu khác thường” (Mã Đơn Dương Thập Nhị Huyệt Ca).
35 - DƯƠNG GIAO
Tên Huyệt : Huyệt là nơi giao hội của Kinh Đởm với mạch Dương Duy vì vậy gọi là Dương Giao (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Biệt Dương, Túc Mão.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 35 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
+ Huyệt Khích của Dương Duy Mạch.
Vị Trí: Nằm trên đường nối huyệt Dương Lăng Tuyền và đỉnh cao mắt cá ngoài, trên mắt cá ngoài 7 thốn, bờ trước xương mác, trong khe cơ mác bên đùi và cơ mác bên ngắn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ mác bên dài vẫn cơ mác bên ngắn, xương mác.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ - da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, cẳng chân đau nhức, hen suyễn.
Phối Huyệt:
1. Phối Phong Long (Vi.40) + Thừa Tương (Nh.24) trị mặt sưng phù (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực đầy tức (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Giải Khê (Vi.41) trị hồi hộp, lo sợ (Bách Chứng Phú).
4. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị đầu gối sưng đau, đùi đau do lạnh (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị gân cơ vùng cẳng chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải )
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.•
36 - NGOẠI KHÂU
Tên Huyệt: Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, chỗ có hình dạng giống gò đất, vì vậy gọi là Ngoại Khâu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Ngoại Kheo, Ngoại Khưu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 36 của kinh Đởm.
+ Huyệt Khích của kinh Đởm.
Vị Trí: Trên mắt cá chân 7 thốn, phía sau huyệt Dương Giao, đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Chủ Trị: Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.
Phối Huyệt: Phối Bộc Tham (Bq.61) + Thương Khâu (Ty.5) trị khớp chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn - Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
37 - QUANG MINH
Tên Huyệt: Qunag = rực rỡ. Minh = sáng. Huyệt có tác dụng làm cho mắt sáng lên, vì vậy, gọi là Quang Minh (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 37 của kinh Đởm.
+ Huyệt Lạc.
Vị Trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 5 thốn, gần bờ trước xương mác, trong khe duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn, bờ trước xương mác.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh cơ-da cẳng chân.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Điều Can, minh mục, khu phong, lợi thấp.
Chủ Trị: Trị các bệnh về mắt, chi dưới đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Lâm Khấp (Đ.41) trị hàm cứng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) [đều Tả ] trị mắt ngứa, đau (Châm Kinh Chỉ Nam).
3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Tinh Minh (Bq.1) trị mắt mờ (Tịch Hoằng Phú).
4. Phối Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị vú sưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Tinh Minh (Bq.1) trị thần kinh thị giác viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Đầu Quang Minh + Phong Trì (Đ.20) + Thừa Khấp (Vi.1) + Tinh Minh (Bq.1) trị đục nhân mắt giai đoạn đầu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
38 - DƯƠNG PHỤ
Tên Huyệt: Phần ngoài thuộc Dương; Ngày xưa gọi xương ống chân là Phụ Cốt. Huyệt ở phần ngoài cẳng chân ( thuộc dương), lại ở chỗ phụ cốt, vì vậy gọi là Dương Phụ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Dương Phò, Dương Phù, Phân Gian, Phân Nhục.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 38 của kinh Đởm.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả .
+ Huyệt Tả của kinh Đởm.
Vị Trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 thốn, ở bờ trước xương mác.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ - da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Chủ Trị: Trị khớp gối viêm, lưng đau, toàn thân bồn chồn, mo?i mệt.
Phối Huyệt:
1. Phối Dương Giao (Đ.35) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị vùng mông và xương ống chân tê, mất cảm giác (Thiên Kim Phương).
2. Cứu Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Huyền Chung (Đ.39) + Phong Thị (Đ.31) trị cước khí (Ngoại Đài Bí Yếu).
3. Phối Dương Quan (Đ.33) trị phong tê (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Chương Môn (C.13) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị loa lịch (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Chương Môn (C.13) + Lâm Khấp (Đ.41) trị quyết nghịch (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Khâu Khư (Đ.40) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị dưới nách sưng (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Thái Xung (C.3) trị nách sưng, cổ có nhọt (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Dương Giao (Đ.35) + Hành Gian (C.2) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị 2 chân tê (Châm Cứu ĐạiThành).
9. Phối Cách Du (Bq.17) + Nội Quan (Tb.6) + Thương Khâu (Ty.5) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị dạ dầy đau (Thần Cứu Kinh Luân).
10. Cứu Dương Phụ 21 tráng, phối cứu Khí Hải (Nh.6) 100 tráng + Tam Âm Giao (Ty.6) 21 tráng + Túc Tam Lý (Vi.36) 21 tráng trị khí nhược, tiêu chảy phân sống, rốn lạnh, bụng đau (Vệ Sinh Bảo Giám).
11. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hiệp Khê (Đ.43) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị mụn nhọt mọc ở 1 bên đầu (Ngoại Khoa Lý Lệ).
12. Phối Thái Xung (C.3) trị dưới nách sưng lở (Tân Châm Cứu Học).
13. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Chi Câu (Ttu.6) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực và sườn đau (Châm Cứu Học Gỉan Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn, Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
(” Chứng Nhiệt Quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái Âm và túc Thiếu Dương (huyệt Dương Phụ), tất cả đều nên lưu kim lâu” (LKhu.21,28).
(“Mã đao thủng lủ dưới nách, họng sưng tắc : dùng Dương Phụ để trị” (Giáp Ất Kinh).
( “Trị các chứng phong : cứu huyệt Dương Phụ 7 tráng” (Thiên Kim Phương).
39- HUYỀN CHUNG
Tên Huyệt: Huyệt ở xương ống chân nhỏ (phỉ cốt), nơi cơ dài và cơ ngắn tạo thành chỗ lõm, như là nơi kết thúc (tuyệt), vì vậy gọi là Tuyệt Cốt (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Tuyệt Cốt, Tu?y Hội.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 39 của kinh Đởm.
+ Huyệt Hội của tủy.
+ Huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân ( Bàng quang, Đởm và Vị).
Vị Trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xương mác và gân cơ mác bên dài, cơ mác bên ngắn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Tiết Đởm hoả , thanh nhiệt, khu phong tà.
Chủ Trị: Trị khớp gối và tổ chức mềm chung quanh bị viêm, cổ gáy đau cứng, chi dưới liệt.
Phối Huyệt:
1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cước khí (Bách Chứng Phú).
2. Phối Nội Đình (Vi.44) trị ngực bụng đầy trướng (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Công Tôn (Ty.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân yếu không có lực (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Phong Trì (Đ.20) trị còi xương (Ngọc Long Ca).
5. Phối Đại Đôn (C.1) + Thái Xung (C.3) trị sán khí (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Xung Dương (Vi.42) trị chân đi khó (Thiên Tinh Bí Quyết).
7. Phối Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Trì (Đ.20) trị nuẳ đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
8. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) trị nuẳ người bị liệt do trúng phong (Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thiên Trụ (Bq.10) trị cổ vẹo (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
( “Khi bị phong xâm phạm vào cẳng chân rất đau nhức, xoa bóp không khỏi (dấu hiệu là phong đã tới tu?y), dùng ‘Sàm Châm’ châm huyệt Tuyệt Cốt cho ra máu” (TVấn.36, 25).
(“Nhọt mọc từ não : chỉ 1 huyệt Tuyệt Cốt” (Ngoại Khoa Lý Lệ).
40 - KHÂU KHƯ
Tên Huyệt : Huyệt ở ngay dưới lồi cao xương gót chân ngoài, giống hình cái gò ma? (khâu), đống đất (khư), vì vậy gọi là Khâu Khư.
Tên Khác : Khâu Hư, Kheo Hư, Kheo Khư, Khưu Hư, Khưu Khư.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 40 của kinh Đởm.
+ Huyệt Nguyên.
Vị Trí : Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài chân, nơi chỗ lõm của khe xương cạnh nhóm cơ duỗi dài các ngón chân, hoặc từ ngón chân thứ 4 kéo thẳng lên mắt cá gặp chỗ lõm hoặc lấy ở chỗ lõm giữa huyệt Thân Mạch và huyệt Giải Khê, ấn vào thấy tức.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ duỗi ngắn các ngón chân, bờ sau - ngoài cơ mác trước, khe khớp xương hộp - thuyền - chêm 3.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng : Khu phong tà ở bán biểu bán lý, hóa thấp nhiệt.
Chủ Trị : Trị cẳng chân đau, khớp mắt cá chân đau, ngực đầy tức.
Phối Huyệt :
1. Phối Đồng TửLiêu (Đ.1) trị mắt có màng (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Trung Độc (Đ.32) trị sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Giải Khê (Vi.42) + Thương Khâu (Ty.5) trị lưng và đùi đau (Ngọc Long Ca).
4. Phối Kim Môn (Bq.63) trị chân bị vọp bẻ(Bách Chứng Phú).
5. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị gót chân đau (Thắng Ngọc Ca).
6. Phối Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị thần kinh liên sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, đối diện với khớp trong mắt cá, lách mũi kim vào khe khớp. Cứu 1-3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
( “ Xương háng đau : tả huyệt Khâu Khư” (Linh Quang Phú).
( “ Huyệt Khâu Khư, Dương Lăng Tuyền và Đởm Du có công hiệu khác nhau : cả 3 huyệt đều chữa bệnh về Đởm nhưng Dương Lăng Tuyền + Đởm Du thiên về chữa bệnh ở Đởm phủ còn Khâu Khư thiên về chữa bệnh ở kinh Đởm” (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt).
41 - TÚC LÂM KHẤP
Tên Huyệt: Huyệt ứng với Đầu Lâm Khấp, vì vậy gọi là Túc Lâm Khấp
( Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 41 của kinh Đởm.
+ Huyệt Du, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt hội với Mạch Đới.
Vị Trí: Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn - ngón chân thứ 4- 5.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài gân duỗi ngón chân thứ 5 của cơ duỗi chung các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 4 và 5.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng: Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hoả .
Chủ Trị: Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.
Phối Huyệt:
1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị giữa mông đau không thể đi được, da ngoài chân đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Đại Thành)
3. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân tay, mặt và mắt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Toàn Thư).
5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Phong Long (Vi.40) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau, chóng mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).
7. Phối Quang Minh (Đc.37) có tác dụng làm tăng sữa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
42 - ĐỊA NGŨ HỘI
Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng trị ngón chân thứ 5 không thể chạm đất được, vì vậy gọi là Địa Ngũ Hội (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Tên Khác : Địa Ngũ.
Đặc Tính : Huyệt thứ 42 của kinh Đởm.
Vị Trí: Ở trong khoảng gian đốt xương bàn chân thứ 4 và 5, chỗ lõm trước gân cơ duỗi ngón út và cơ duỗi chung các ngón chân, cách huyệt Túc Lâm Khấp 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân duỗi ngón 4 và 5 của cơ duỗi dài các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu trước của xương bàn chân 4 và 5.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Chủ Trị: Trị tuyến vú viêm, vùng nách đau, tai ù.
Phối Huyệt:
1. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thân Mạch (Bq.62) + Thiên Trì (Tb.1) + Uỷ Trung (Bq.40) trị dưới nách sưng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù, lưng đau như gãy (Tịch Hoằng Phú).
3. Phối Quang Minh (Đ.37) trị mắt ngứa, đau (Tiêu U Phú).
4. Phối Nhĩ Môn (Ttu.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù, lưng đau (Thiên Tinh Bí Quyết).
5. Phối Quang Minh (Đ.37) trị mắt ngứa, mắt đau (Châm Kinh Chỉ Nam).
6. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Khâu Khư (Đ.40) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị dưới nách sưng (Châm Cứu Học Giản Biên).
7. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị vú sưng đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
43 - HIỆP KHÊ
Tên Huyệt: Huyệt ở khe (giống hình cái suối = khê) nơi ngón chân 4 và 5 giao nhau (họp lại = hiệp), vì vậy gọi là Hiệp Khê (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 43 của kinh Đởm.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Thu?y, huyệt Bổ.
Vị Trí: Khe giữa xương bàn chân ngón thứ 4 và 5, huyệt nằm ở đầu kẽ giữa 2 ngón chân, phía trên mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các gân duỗi các ngón 4 và 5 của cơ duỗi dài các ngón chân, gân duỗi ngón 4 của cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đốt 1 của các xương ngón chân 4 và 5.
Thần kinh vận động cơ và các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng: Thanh nhiệt, tức phong, chỉ thống.
Chủ Trị: Trị đầu đau, tai điếc, chóng mặt, tứ chi giá lạnh do rối loạn khí, thần kinh gian sườn đau, ngực tức.
Phối Huyệt:
1. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Thái Xung (C.3) trị nách sưng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tất Dương Quan (Đ.33) trị gối sưng đau (Thiên Kim Phương).
3. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hòa Liêu (Đtr.19) trị hàm và má sưng (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) trị nhũ ung [vú sưng] (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Hạ Liêm(Đtr.8) + Ngư Tế (P.10) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị nhũ ung (Thần Cứu Kinh Luân).
6. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Phụ (Đ.38) + Khiếu Âm (Đ.44) + Lâm Khấp (Đ.41) trị nhọt mọc từ bên của râu tóc (Ngoại Khoa Lý lệ).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
Tham Khảo : “Đởm kinh bị Hư chứng : châm bổ huyệt Hiệp Khê” (Châm Cứu Đại Thành).
44 - TÚC KHIẾU ÂM
Tên Huyệt: Huyệt ứng với huyệt Đầu Khiếu Âm, vì vậy gọi là Túc Khiếu Âm (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Khiếu Âm (Tư Sinh Kinh).
Xuất Xứ :Thiên ‘Bản Du’ (LKhu. 2)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 44 của kinh Đởm.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim, huyệt giao hội với Đới Mạch.
Vị Trí: Bên ngoài ngón chân thứ 4, cách góc móng chân chừng 0,1 thốn. Huyệt trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân
Giải Phẫu: Dưới huyệt là xương ngón chân.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
Tác Dụng: Thanh Can Đởm, tức phong, sơ Can hoả .
Chủ Trị: Trị hen suyễn, màng ngực viêm, đầu đau, họng sưng, tai ù.
Phối Huyệt:
1. Phối Cường Gian (Đc.18) trị đầu đau như kim châm (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thủ Tam Lý (Đtr.9) trị tay tê, bàn tay tê (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Hiệp Khê (Đ.43) + Khúc Trạch (Tb.3) + Khúc Tuyền (C.8) + Ngư Tế (P.10) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thượng Tinh (Đ.23) trị mồ hôi không ra (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Chi Câu (Ttu.6) + Chương Môn (C.13) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hành Gian (C.2) + Huyền Chung (Đ.38) + Kỳ Môn (C.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Phong (C.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mất ngủ , hay chiêm bao (Châm Cứu Học Giản Biên).
6. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Đởm Du (Bq.19) + Khổng Tối (P.6) + Thái Uyên (P.9) trị vận động gân cơ mà mồ hôi không xuất ra được (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm xuất huyết. Cứu 1-3 tráng, Ôn cứu 3-5 phút.
Tham Khảo : “Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “ Tai bị điếc, châm huyệt ở ngón tay áp út (Quan Xung (Ttu.1) )... Trước hết chọn huyệt ở tay, sau đó chọn huyệt ở chân Túc Khiếu Âm” (LKhu.28, 26)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét