MẠCH NHÂM
Khởi đầu từ hố chậu, nhô ra tại Hội âm, đi lên, qua lông mu theo đường giữa bụng lên ngực, họng, đến cằm ở h. Thừa Tương (Nh 24).
MẠCH NHÂM
(REN MAI - JENNMO) The Vessel of Conception - Vaisseau Conception)
1- ĐẶC TÍNH
- Quản lý các kinh Âm.
- Giao hội với:
+ Kinh Thái Âm Tỳ ở huyệt Trung Quản (Nh 12).
+ Kinh Quyết Âm Can ở huyệt Ngọc Đường (Nh 18).
+ Kinh Thiếu Âm Thận ở huyệt Liêm Tuyền (Nh 23).
- Nhâm Mạch nhận khí của:
•. Can ở huyệt Khúc Cốt (Nh 2).
• . 3 kinh Âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) ở huyệt Trung Cực (Nh 3) và Quan Nguyên (Nh 4).
• . Thận và mạch Xung ở huyệt Âm Giao (Nh 7).
• . Tỳ ở huyệt Hạ Quản (Nh 10).
• . Tất cả các lạc mạch ở huyệt Chiên Trung (Nh 17).
•. Mạch Âm Duy ở huyệt Thiên Đột (Nh 22) và Liêm Tuyền (Nh 23).
- Nhâm Mạch lạc với:
+ Phía trên: Vùng mặt với mạch Đốc ở huyệt Ngân Giao (Đc 28), ở mắt, qua trung gian của kinh Vị (Dương Minh) ở h. Thừa Khấp (Vi 1).
• + Phía dưới: Vùng hội âm với Mạch Đốc ở huyệt Trường Cường (Đc.1).
2.ĐƯỜNG VẬN HÀNH
Khởi đầu từ hố chậu, nhô ra tại Hội âm, đi lên, qua lông mu theo đường giữa bụng lên ngực, họng, đến cằm ở h. Thừa Tương (Nh 24).
Từ h. Thừa Tương mạch chạy quanh vùng miệng môi, hợp với mạch Đốc ở h. Ngân Giao (MĐ 28).
Chia làm 2 nhánh (phải và trái), lên mặt ở h. Thừa Khấp (Vi.1) và nhập vào mắt.
Đường mạch ở bụng xuất phát ở huyệt Cưu Vĩ (Nh 15) và đi vào trong bụng.
3. BIỂU HIỆN BỆNH LÝ
- Da bụng đau (thực), da bụng ngứa (hư) (LKhu.10).
Lưng đau, toát mồ hôi, khi mồ hôi khô thì thoát nước, lúc uống nước rồi thì muốn chạy (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41).
- Nam bị sán khí, nữ bị đái hạ, tích tụ (‘Cốt Không Luận’ - TVấn. 60).
- Nam bị thất sán (7 loại sán khí), nữ bị hà tụ (trưng hà, tích tụ) (Nan Kinh 29).
- Trong bụng có khí tụ như ngón tay đau xông lên tim không thể cúi ngửa gì được (Mạch Kinh, Q. 2).
- Thoái vị, bạch đới, ho, khó thở, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Trĩ, tiêu chảy, kiết l, sốt rét, ho, ói ra máu, thiếu máu, răng đau, họng sưng, tiểu không thông, ngực và vùng thượng vị đau, ngăn nghẹn, sinh xong bị trúng phong, lưng đau, thai chết không xổ ra, lạnh ở vùng bụng rốn, nôn mửa, nấc, vú đau, băng lậu, băng huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
- Thoái vị, đới hạ (khí hư), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, dạ dầy, họng, thanh Quản (Châm Cứu Học Việt Nam).
4. ĐIỀU TRỊ
- Châm huyệt Cưu Vĩ (Nh 15) theo LKhu.10.
- Châm thích trên mạch Trực Dương 3 nốt, mạch này tại trên Kiểu dưới Khích 5 thốn, nó nằm ngang. Thấy mạch đó thịnh phải để cho xuất huyết (TVấn.41).
- Châm và cứu huyệt Thừa Tương (Nh.24) theo Châm Cứu Đại Thành.
- Cách chung châm huyệt Liệt Khuyết (Ph.7) là huyệt giao hội với mạch Nhâm.
Sách ‘ Pathogéni Et Pathologie En Ergetiques En Medecines Chinoise’ triển khai về mạch Nhâm như sau:
1- Tà Khí Ở Các Nhánh Phụ
a-Nhánh Phụ Ở Mặt Trước Qua Kinh Dương Minh
+ Triệu Chứng: Môi và lợi sưng đau, nói khó, cơ mặt co giật, liệt mặt, chảy nước mắt, mi mắt giật.
+ Điều Trị: châm huyệt Hội của mach Nhâm và kinh Dương minh: huyệt Thừa Tương (Nh.24), Thừa Khấp (Vi.1), Hòa Liêu (Đtr.19), Nghênh Hương (Đtr.20) và các A Thị Huyệt.
2- Tà Khí Ở Lạc Mạch Ở Bụng
+ Triệu Chứng: da bụng đau (Thực chứng), ngứa (Hư chứng).
+Điều Trị: bổ hoặc tả huyệt Cưu Vĩ (Nh.15).
c- Tà Khí Ở 3 Kinh Âm
Theo thiên ‘Căn Kết’ (Linh Khu 5, 28-30):
-Túc Thái Âm lấy ‘kết’ ở huyệt Thái Thương (Trung Quản - Nh.12).
-Túc Thiếu Âm lấy ‘kết’ ở huyệt Liêm Tuyền (Nh.23).
-Túc Quyết Âm lấy ‘kết’ ở huyệt Ngọc Anh (Ngọc Đường - Nh.18).
Cũng theo Linh Khu thì:
. Thái Âm là phần phù (nổi) nhất của 3 kinh Âm, khai ở biểu bì.
. Thiếu Âm: phần sâu nhất, khai ở phần lý.
. Quyết Âm: phần giữa, đóng vai trò ‘kết’ cho Thái Âm và Thiếu Âm.
3- Nhâm Mạch và Kinh Can
Trong số 3 kinh Âm ở chân thì kinh Can rất quan trọng vì đường vận hành ở bụng của nó hội với mạch Nhâm ở bụng dưới.
Sự liên hệ này biểu lộ rõ nhất là đối với các bệnh ở bụng dưới, sinh dục.
Thí dụ:
+Tà khí uất trệ ở kinh Can gây ra chứng Sán khí.
+ Can Thận hư gây ra bệnh Đới Hạ.
+ Âm tà kết tụ gây ra bệnh Trưng hà, U nang buồng trứng, Ung thư tử cung, Ung thư tiền liệt tuyến....
Các bệnh này chủ yếu do hàn, nhiệt, thấp xâm nhập trước hết vào 3 kinh Âm ở chân rồi vào mạch Nhâm qua huyệt Khúc Cốt (Nh.2), Trung Cực (Nh.3) và Quan Nguyên (Nh.4) để xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Vì vậy, bệnh chứng ở bộ phận sinh dục phải điều trị ở 3 kinh âm ở chân.
d- Nhâm Mạch Và Vệ Khí
Vệ khí vận hành ở bên ngoài mạch còn Doanh khí vận hành ở trong mạch (LKhu 18, 4). Khi tà khí xâm nhập vào cơ thể thì Vệ khí của cơ thể sẽ chống lại với tà khí và gây nên trướng, sưng phù ở da (LKhu 35, 37-43). Khi điều trị phải châm vào ‘Khí Huyệt’ và vùng nhục hoang, tức là châm vào huyệt Mộ của Vị với Tiểu trường và 2 huyệt của khí: Trung Quản (Nh.12 - Mộ của Vị), Quan Nguyên (Nh.4 - Mộ của Tiểu trường), Thượng Quản (Nh.13) và Hạ Quản (Nh.10).
Công thức này cho thấy:
Nhâm Mạch đóng vai trò duy trì sự quân bình Doanh khí, Vệ khí và Tân dịch vì:
• Trung Quản là Mộ huyệt của Vị.
• Thượng Quản là huyệt Hợp của Biểu ở Vị, nơi Doanh khí và Vệ khí hội ở ngực.
• Hạ Quản là huyệt Hợp ở Lý của Vị, nơi Vệ khí và tân dịch hội ở Thận.
Nhâm Mạch vừa tiếp nhận khí của 3 kinh Âm vừa nhận khí của phủ nữa (Linh Khu 19)
BIỂU HIỆN BỆNH LÝ NHÂM MẠCH
Đái hạ, thiên trụy (Thoái vị bẹn), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, bao tử, họng, thanh quản, băng huyết.
BIỂU HIỆN BỆNH LÝ NHÂM MẠCH
Biểu Hiện Bệnh Lý: Đái hạ, thiên trụy (Thoái vị bẹn), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, bao tử, họng, thanh quản, băng huyết.
Một trong Kỳ Kinh Bát Mạch.
Đường Vận Hành
|
Biểu Hiện Bệnh Lý
|
Công Năng
|
Điều Trị
|
Khởi đầu từ hố chậu, nhô ra tại Hội âm, đi lên qua lông mu, theo đường giữa bụng lên ngực, họng, đến cằm (ở huyệt Thừa tương - Nh.24).
Từ huyệt Thừa tương, mạch chạy quanh vùng miệng môi, hợp với mạch Đốc ở huyệt Ngân giao (Đc 28).
Chia làm 2 nhánh (phải và trái), lên mặt ở h.Thừa khấp (Vi 1) và nhập vào mắt.
Đường mạch xuất phát ở h. Cưu vĩ (Nh 15), và đi vào trong bụng.
|
Đái hạ, thiên trụy (Thoái vị bẹn), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục, bao tử, họng, thanh quản, băng huyết.
|
Quản lý các kinh Âm,
Trợ dương khí.
|
.Châm Cưu vĩ (Nh 15).
.Châm Liệt khuyết
(P 7), là huyệt giao hội với mạch Nhâm.
|
+ Ghi Chú:
1 số điểm ghi nhớ về mạch Nhâm:
· Hội âm : Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Đốc và Xung,
· Khúc cốt : Huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh túc Quyết âm Can.
· Trung cực : Huyệt Mộ của Bàng quang.
Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ).
· Quan nguyên : Huyệt Mộ của Tiểu trường, Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ).
· Thạch môn : Huyệt Mộ của Tam tiêu.
· Khí hải : Bể của khí.
· Âm giao : Huyệt Hội của mạch Nhâm, Xung và kinh Thận.
· Trung quản : Huyệt Mộ của Vị, Huyệt Hội của Phủ. Huyệt Hội của mạch
· Thượng quản : Huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh Tam tiêu và Vị.
· Cự khuyết : Huyệt Mộ của Tâm.
· Cưu vĩ : Huyệt Lạc nối với mạch Đốc.
· Chiên trung : Huyệt Mộ của Tâm bào. Huyệt Hội của Khí. Huyệt Hội củamạch Nhâm với kinh Tam tiêu, Tiểu trường, Tỳ và Thận.
· Thiên đột : Huyệt Hội của mạch Nhâm với mạch Âm duy.
· Liêm tuyền : Huyệt Hội của mạch Nhâm với mạch Âm duy.
HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM
24 HUYỆT TRÊN NHÂM MẠCH:
1. Hội âm:
Vị trí: Ở giữa tiền âm và hậu âm (đàn ông thì lấy điểm giữa đường nối bìu và hậu môn, đàn bà lấy điểm giữa đường nối giữa bờ sau môi lớn và hậu môn).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. Cứu 5 mồi. (Trước khi châm nhắc người bệnh đi tiểu tiện)
Chủ trị: Đái dầm, khó tiểu tiện, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, co dạ con không đều.
2. Khúc cốt
Vị trí: Ở bờ trên xương mu, nằm ngửa lấy huyệt từ giữa rốn xuống 5 thốn, ở đường chính giữa bụng.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. cứu 5 mồi (trước khi châm nhắc người bệnh đi tiểu tiện).
Chủ trị: Đái dầm, khó tiểu tiện, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, co dạ con không đều.
3. Trung cực
Vị trí: Phía trên huyệt Khúc cốt 1 thốn. Nắm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn thẳng xuống 4 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8 đến 1 thốn, tê tức cục bộ, có khi lan xuống bộ phận sinh dục, phụ nữ có thai không châm. Cứu 5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Di tinh, đái dầm, liệt dương, đau cắn dưới rốn, ỉa ra máu, ly, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng hành kinh, tắc kinh, băng huyết, lậu huyết.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị trẻ em đái dầm; Với Quan nguyên, Tam âm giao, trị di tinh; Với Tử cung trị băng, xuất huyết dạ con (huyệt Tử cung ở huyệt Trung cực, sang ngang mỗi bên 3 thốn).
4. Quan nguyên
Vị trí: Ở dưới rốn, nằm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn xuống 3 thốn, từ Khúc cốt lên 3 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8 đến 1,5 thốn, phụ nữ có thai không châm. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau lưng, đau bụng, đau quanh rốn, đái dầm, di tinh, liệt dương, ỉa chảy, kinh
nguyệt không đều, băng lậu huyết, choáng váng sau đẻ, trúng gió hư thoát, ung nhọt trong ruột.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị di tinh; Túc tam lý, trị 5 chứng lậu (đái buốt); với Khí hải, Dũng tuyền, trị bí đái sau đẻ.
5. Thạch môn:
Vị trí: Ở dưới rốn, từ giữa rốn xuống 2 thốn
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 1,5 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. cứu 3 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Kinh nguyệt quá nhiều, bế kinh sán khí, đau bụng, bí đái, đái dầm phù thũng, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Trung cực, Dương lăng tuyền trị đái dầm.
6. Khí hải:
Vị trí: Ở dưới rốn, nằm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn xuống 1,5 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1,5 thốn, phụ nữ có thai không châm. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau bụng, tảng sáng ỉa chảy (ngũ canh tiết), đau lưng, đái dầm, di tinh, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, đau bụng hành kinh, tắc kinh, choáng váng sau đẻ, trúng gió hư thoát.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị di tinh; Với Hành gian, Trung cực, trị đau bụng hành kinh; Với Huyết hải, Tam âm giao, trị kinh nguyệt không đều.
7. Âm giao
Vị trí: Thẳng rốn xuống 1 thốn, nằm ngửa lấy huyệt
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-2,5 thốn. Cứu 7 mồi.
Chủ trị: Viêm niệu đạo, viêm nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều, đau bụng sau đẻ, sản dịch không đứt, ngứa âm hộ, đau sán khí.
8. Thần khuyết
Vị trí: Chính giữa rốn, nằm ngửa lấy huyệt
Cách châm: Cấm châm. Cứu cách muối, từ 5-15 mồi hoặc hơn nữa.
Chủ trị: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, ly trúng gió hư thoát, choáng váng sau đẻ.
Tác dụng phối hợp: Với Khí hải, Quan nguyên, Tam âm giao, trị trúng gió hư thoát.
9. Thuỷ phân
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 1 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. cứu 3- 15 mồi.
Chủ trị: Khó tiểu tiện, phù nước, sôi bụng, ỉa chảy.
10. Hạ quản
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 2 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. cứu 3-15 mồi
Chủ trị: Đau dạ dày, tiêu hoá kém, sa dạ dày, viêm ruột.
11. Kiến lý
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 3 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2,5 thốn. Cứu 3-15 mồi
Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, phù nề, viêm phúc mạc
12. Trung quản
Vị trí: Trên rốn 4 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1 thốn. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút
Chủ trị: Đau da dày, trướng bụng, nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ly, táo bón, mất ngủ, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Thiên khu, Túc tam lý, trị lỵ; với Túc tam lý, trị đau bụng.
13. Thượng quan:
Vị trí: Trên rốn 5 thốn, nằm ngửa lấy huyệt
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn, cứu 3-15 mồi.
Chủ trị: Viêm dạ dày, loét hành tá tràng, nôn mửa, trướng bụng, nấc.
14. Cự khuyết
Vị trí: Trên rốn 6 thốn, nằm ngửa lấy huyệt
Cách châm: Châm chếch kim xuống dưới, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-15 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Bệnh tim, đau dạ dày, nôn mửa.
Tác dụng phối hợp: Với Tâm du, Thông lý, Khích môn, trị đau nhói vùng trước tim.
15. Cưu vỹ
Vị trí: Trên rốn 7 thốn, dưới lõm ức 1 thốn, đầu mũi nhọn xương ức
Cách châm: Châm chếch mũi kim xuống dưới, sâu 0,5-1,5 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Đau vùng tim, chứng nghẹn, điên cuồng, động kinh.
Tác dụng phối hợp: Với Thần khuyết, Hậu khê, trị điên cuồng, động kinh.
16. Trung đình
Vị trí: Ở giữa ngực, ngang khe sườn 5-6, từ huyệt Chiên trung xuống 1,6 thốn.
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 3-5 phân. cứu 5 mồi
Chủ trị: Ho, suyễn, trẻ em trớ sữa, nôn mửa
17. Chiên trung
Vị trí: Giữa đường nối hai núm vú trên ngực.
Cách châm: Châm dưới da, mũi kim ngược lên trên, xuống dưới, hoặc sang ngang, sâu 0,5- 1 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Sữa không xuống, có nhọt ở vú, ho, hắng, hen, suyễn, nấc, đau ngực.
Tác dụng phối hợp: Với Thiếu trạch, Nhũ căn, trị ít sữa; Với Nội quan, Tam âm giao, trị đau tim; Với Thiên đột trị ho.
18. Ngọc đường
Vị trí: Trên huyệt Chiên trung 1,6 thốn, ngang với khe sườn 3-4.
Cách châm: châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm hung mạc
19. Tử cung
Vị trí: Trên huyệt Chiên trung 3,2 thốn, ngang khe sườn 2-3
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm hung mạc.
20. Hoa cái
Vị trí: Dưới huyệt toàn cơ 1,6 thốn, ngay chính giữa xương ức, chỗ tiếp gián đoạn cán và thân xương ức.
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm hầu họng, đau ngực, ho hen.
21. Toàn cơ
Vị trí: Huyệt Thiên đột xuống 1 thốn.
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau ngực, ho hen, hầu họng sưng đau.
22. Thiên đột
Vị trí: Chỗ lõm trên xương ngực, sát bờ trên xương ức, ngang với bờ trên xương đòn ở hai bên (phía trong xương ức)
Cách châm: Châm chếch mũi kim xuống phía trong xương ức, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi hơ 5 phút.
Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, sưng họng, nấc, bướu cổ, nôn mửa
Tác dụng phối hợp: Với Chiếu hải trị mai hạch khí (loạn cảm họng); Với Chiên trung trị ho hắng.
23. Liêm tuyền
Vị trí: Chỗ lõm phía trên yết hầu, ngửa cổ, đưa cằm ra phía trước, thầy thuốc dùng ngón tay cái chỉ xuống đặt nếp gấp ngang của ngón cái vào giữa cạnh xương cằm, đầu ngón quặp vào dưới hàm, tới đâu thì đó là huyệt.
Cách châm: Châm mũi kim hướng về huyệt não bộ, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5m phút.
Chủ trị: Sưng lưỡi, đau dưới lưỡi, trúng gió cứng lưỡi không nói, nuốt khó.
Tác dụng phối hợp: Với Trung xung trị dưới lưỡi sưng đau.
24. Thừa tương
Vị trí: Ở chỗ lõm giữa môi dưới, dựa ngửa đầu, há mồm, huyệt ở chỗ lõm.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2–0,3 thốn. Cứu 1 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Cổ cứng, động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi.
Tác dụng phối hợp: Với Phong phủ trị cổ gáy cứng đau; với Địa thương trị môi lở.
ĐẠI CƯƠNG
Nối kết các kinh Dương chính, nhất là ở huyệt Phong Phủ (Đốc.16) là nơi mà Phong khí và Hàn khí xâm nhập vào mạch Đốc.
MẠCH ĐỐC
(TU MO, THE GOVERNING VESSEL - TOU MO, VAISSEAU GOUVERNEUR)
ĐẶC TÍNH
+ Thống suất các đường kinh dương (theo cách đặt tên : Đốc).
+ Bắt nguồn từ Thận.
+ Nối kết các kinh Dương chính, nhất là ở huyệt Phong Phủ (Đốc.16) là nơi mà Phong khí và Hàn khí xâm nhập vào mạch Đốc.
+ Nhận khí của các kinh Dương ở các huyệt sau:
- Khí của Thái dương ở Đào Đạo (Đc.13), Thần Đình (Đc.24), Não Hộ (Đc.17).
- Khí của các Kinh Dương ở Đại Chùy (Đc. 14), Bá Hội (Đc.20).
- Khí của Thái Dương và Dương Duy ở huyệt Phong Phủ (Đc.16).
- Khí của Dương Duy tại Á Môn (Đc.15).
- Khí của Dương Minh tại Nhân Trung (Đc 26), Ngân Giao (Đc.28).
- Biệt của Mạch Đốc nối với:
· Ở trên, nơi cằm, với mạch Nhâm ở huyệt Thừa Tương (Nh. 24).
· Ở dưới, vùng tiền âm, với mạch Nhâm ở huyệt Hội Âm (Nh. 1).
· Ở lưng, với đường kinh Bàng Quang ở huyệt Phong Môn (Bq.12).
ĐƯỜNG VẬN HÀNH MẠCH ĐỐC
Từ huyệt Phong Phủ (Đc.16) có một nhánh chạy xuống vai và ba? vai để nối với kinh cân của Bàng quang, xuống mông, kết ở vùng sinh dục - tiết niệu.
- Khởi đầu từ chót xương cụt (tầng sinh môn).
- Nhô ra ở chỗ hội âm.
- Xuyên qua h. Trường Cường.
- Chạy dài lên theo chính giữa cột sống.
- Liên lạc với Thận ở vùng thắt lưng.
- Thẳng lên đến huyệt Phong Phủ (Đc.16).
- Đi vào trong não.
- Lại đi lên đỉnh đầu (huyệt Bá Hội - Đc.20).
- Theo trán đi xuống mũi, môi trên (huyệt Ngân Giao - Đc.28) và hợp với kinh Cân của kinh Vị và mạch Nhâm.
- Từ huyệt Phong Phủ (Đc.16) có một nhánh chạy xuống vai và ba? vai để nối với kinh cân của Bàng quang, xuống mông, kết ở vùng sinh dục - tiết niệu. - Nhánh phía trong, ở vùng sinh dục, tách ra ở giữa vùng lông của hội âm, ở huyệt Trung Cực (Nh 3) (theo thiên ‘Cốt Không Luận’ TVấn.60), từ đây tách ra 2 nhánh:
+ Một nhánh thẳng (nhánh bụng) đi theo kinh cân của Tỳ và nhập vào rốn, đi dọc theo vách trong của bụng, qua tim, vòng ở ngực để nối với mạch trước của kinh cân Bàng quang, vào họng và mặt, nhập vào giữa mắt và kết thúc ở huyệt Tinh Minh (Bq.1).
+ Nhánh lưng đi theo bộ phận sinh dục, qua trực trường, quay lại mông và nối với kinh cân của Bàng quang để lên đầu, tới góc trong mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq.1), nhập vào não. Từ huyệt Tinh Minh, đi dọc theo kinh chính Bàng quang để xuống gáy, xuống vùng Thận ở huyệt Thận Du (Bq.23) nhập vào trong Thận.
TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA MẠCH ĐỐC
Bụng dưới đau xốc lên ngực, không tiêu tiểu được (xung sán), không thụ thai, tiểu buốt, tiểu nhiều, họng khô (Cốt Không Luận - TVấn.60).
Biểu Hiện Bệnh Lý:
+ Cột sống cứng (Thực), đầu váng, mắt hoa (Hư) (Kinh Mạch - LKhu.10).
+ Da bụng đau (Thực), da bụng ngứa (Hư) (Kinh Mạch - LKhu.10).
+ Lưng và Tâm cùng dẫn nhau gây ra đau (Khí Huyết luận - TVấn.58).
+ Bụng dưới đau xốc lên ngực, không tiêu tiểu được (xung sán), không thụ thai, tiểu buốt, tiểu nhiều, họng khô (Cốt Không Luận - TVấn.60).
+ Trong lưng như có mảnh gỗ chắn ngang, tiểu nhiều (Thích Yêu Thống - TVấn.41).
+ Điên cuồng, động kinh (Mạch Kinh Q. 2).
+ Khi Đốc Mạch bị đầy sẽ nghiêng xuất ra ở càn mạch (đốt sống lưng 17, 18, 19, 20 trở xuống...) rồi lạc với hông sườn, ngực (Tố Vấn Tập Chú).
+ Cột sống cứng và bị quyết (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết).
+ Xương sống cứng, uốn ván (Trung Y Học Khái. Luận).
+ Sốt, rối loạn tâm thần, cột sống co cứng và đau nhức, phong đòn gánh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
+ Tay chân co rút, trúng phong không nói được, rét run, điên cuồng., vùng đầu đau, mắt sưng đỏ, đau, chảy nước mắt, lưng và đùi, gối đau, cổ gáy cứng, thương hàn, họng đau, răng sưng đau, tay chân tê dại, uốn ván (phá thương phong), mồ hôi trộm, gáy cứng (Thực), đầu nặng, choáng váng (hư), não phong (bệnh cấp ở não bộ), điên, động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
+ Cột sống vận động khó, uốn ván (Phong đòn gánh), đầu váng, lưng yếu (Châm Cứu Học Việt Nam).
ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC
Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi “ Đốc Mạch gây bệnh, nên trị từ Đốc Mạch. Nếu nhẹ, nên thích ở Cốt Thượng (Khúc Cốt - Nh.2), Nặng thì trị ở Tề hạ doanh (Âm Giao - Nh.7) (TVấn.60, 13).
Châm huyệt Trường Cường (Đc.1).
Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi : “ Biệt của Đốc Mạch tên gọi là Trường Cường... Nếu dọc theo cột sống có tà khí ở khách, nên thủ huyệt Lạc (Trường Cường’ để châm” (LKhu 10, 180).
. Châm Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.10), Thượng Kỷ (Trung Quản - Nh.12), Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4) (TVấn.58, 2).
. Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi “ Đốc Mạch gây bệnh, nên trị từ Đốc Mạch. Nếu nhẹ, nên thích ở Cốt Thượng (Khúc Cốt - Nh.2), Nặng thì trị ở Tề hạ doanh (Âm Giao - Nh.7) (TVấn.60, 13).
. Châm Thừa Tương (Nh.24) (theo Châm Cứu Đại Thành).
. “Đốc Mạch thọ tà khí sẽ làm cho cột sống bị bệnh và bị chứng quyết nghịch. Có thể cứu huyệt Thân Trụ (Đc.12)” (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết).
. Cách chung châm Hậu Khê (Ttr.3) là giao hội huyệt của mạch Đốc.
Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiques En Médecine Chinoise’ (Livre 3) Dr. Nguyễn-Văn-Nghị đã triển khai như sau :
1- Tà Khí Ở Nhánh Bụng
Tà khí xâm nhập vào nhánh bụng của mạch Đốc qua các kinh Cân Âm ở mặt trước chân.
+ Triệu Chứng : Vùng bụng dưới đau lan đến ngực, rối loạn đường tiểu.
+ Điều Trị : Theo Linh Khu : châm ở nhánh phụ ( huyệt Khúc Cốt - Nh.2 ) và huyệt Trung Cực - Nh.3) và A Thị Huyệt.
2- Tà Khí Ở Nhánh Lưng
Tà khí xâm nhập qua kinh Cân Bàng quang.
+ Triệu Chứng : Lưng đau kèm theo sốt, đôi khi gáy bị cứng, tiểu dầm, tiểu không tự chủ.
+ Điều Trị : Châm huyệt dọc theo kinh Cân Bàng Quang ở mặt ngoài chân và đầu gối như huyệt Đại Trữ (Bq.11), Thượng Cự Hư (Vi.37), Hạ Cự Hư (Vi.39).
3- Tà Khí Ở Nhánh Cột Sống
Tà khí nhập vào nhánh ở cột sống qua các Lạc mạch của mạch Đốc. Tà khí từ 3 kinh Âm vào mạch nhâm là mạch nối với mạch Đốc ở huyệt Trường Cường.
+ Triệu Chứng : Ngực đau lan đến lưng, vào phần Âm và Dương. Thực : gây ra cứng lưng, Hư : có cảm giác nặng đầu.
+ Điều Trị : Theo thiên ‘ Khí Huyệt Luận’ (TVấn 58,2) : châm huyệt Hội của Âm và Dương : Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.9), Thượng Kỷ ( tức là Vị Quản - Nh.12) và Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4).
Cột sống cứng đau hoặc cảm thấy đầu nặng : theo phương pháp châm của Linh Khu : châm huyệt Lạc (Trường Cường - Đc.1) và A Thị Huyệt.
4- Phong Hàn Xâm Nhập Vào Phong Phủ
Phong Phủ là nơi giao hội của kinh Bàng Quang với mạch Đốc và mạch Dương Kiều. Phong hàn xâm nhập vào đây vào ngày thứ 1 rồi chuyển sang kinh Dương Minh vào ngày thứ 2 và vào kinh Thiếu Dương ngày thứ 3. Nếu không ra mồ hôi (tà khí không thoát ra) thì sẽ chuyển vào các kinh Âm. Vì vậy, điều trị mạch Đốc cũng là điều trị các kinh Dương lẫn 3 kinh Âm.
Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-6) :
. Điều trị hội chứng 3 kinh Âm 3 kinh Dương :
+ Thái Dương : châm huyệt Hợp.
+ Thiếu Dương : châm huyệt Vinh (Huỳnh).
+ Dương Minh : châm huyệt Nguyên.
+ Thái Âm : châm huyệt Kinh hoặc Lạc.
+ Quyết Âm : châm huyệt Du.
+ Thiếu Âm : châm huyệt Du hoặc Lạc.
. Khi tà khí xâm nhập vào sâu trong Tạng Phủ : châm Bối Du Huyệt.
. Khi phong tà tập trung ở Mạch Đốc, sốt cách nhật, phải dựa theo mạch mà châm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-12) phải châm 10 huyệt Du của các đường kinh.
Trên nguyên tắc, Mạch Đốc bị bệnh thường kèm theo các triệu chứng phụ :
+ Nếu kèm đầu đau : châm huyệt Thượng Tinh (Đc.23), Bá Hội (Đc.20), Huyền Khu (Đ.5), Toàn Trúc (Bq.2).
+ Nếu kèm lưng đau : châm Phong Trì (Đ.20) vad Phong Phủ (Đc.16) cũng như A Thị Huyệt ở vùng lưng.
+ Nếu kèm lưng hoặc cốt sống đau, cứng : châm ra máu huyệt Ủy Trung (Bq.40).
+ Nếu kèm cánh tay đau : châm huyệt Thương Dương (Đtr.1) và Thiếu Xung (Tm.9).
+ Nếu kèm bàn chân hoặc mắt cá chân đau : châm ra máu huyệt Lệ Đoài (Vi.45).
5- Thử Tà Nhập Phong Phủ
Thử tà có thể theo con đương Phong Phủ mà nhập vào các kinh Chính rồi vào Tạng. Vì thế, thiên ‘Thích Nhiệt’ (TVấn 32, 38) nêu ra các ‘Khí Huyệt’ để trị nhiệt bệnh:
+ Trị nhiệt ở giữa ngực (hung trung nhiệt) : huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 3 ( tức là huyệt Thân Trụ - Đc.13).
Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Phế Nhiệt Huyệt ở vị trí trên ra ngang 0,5 thốn, có tác dụng tương tự.
+ Trị nhiệt ở hoành cách mô (cách trung nhiệt) : huyệt ở dưới khe đốt sống lưng thứ 4.
+ Trị nhiệt ở Can (Can nhiệt) : huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 5 ( huyệt Thần Đạo- Đc. 12).
Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Can Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 5 ra ngang 0,5 thốn, có tác dụng tương tự.
+ Trị nhiệt ở Tỳ (Tỳ nhiệt) : huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 6 (Linh Đài -Đc.10).
Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Tỳ Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 6 ra ngang 0,5 thốn, có tác dụng tương tự.
+ Trị nhiệt ở Thận (Thận Nhiệt) : huyệt ở dưới khe đốt sống lưng thứ 7 ( tức huyệt Chí Dương - Đc.9).
Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Thận Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 7 ra ngang 0,5 thốn, có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, khi châm các Nhiệt Huyệt này, phải châm các huyệt Kinh Điển để tả Dương tà ở các vùng liên hệ bệnh lý.
Thí dụ :
* Để tả Nhiệt tà ở ngực : châm Đại Trữ (Bq.11), Trung Phủ (P.1), Khuyết Bồn (Vi.12), Phong Môn (Bq.12) [TVấn 61,19).
* Để tả Nhiệt tà ở Vị : châm Khí Xung (Vi.30), Túc Tam Lý (Vi.36), Thượng Cự Hư (Vi.37), Hạ Cự Hư (Vi.39) [ TVấn 61,19).
* Để tả Nhiệt tà ở tay chân : châm Kiên Ngung (Đtr.15), Vân Môn (P.2), Ủy Trung (Bq.40), Hoành Cốt (Th.11).
* Để tả nhiệt ở các Tạng, thêm các Bối Du huyệt ương ứng của các Tạng như Phế Du (Bq.13), Tâm Du (Bq.15), Can Du (Bq.18), Tỳ Du (Bq.20), Thận Du (Bq.23).
HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC
Tên Huyệt: Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y Cương Mục).
HUYỆT VỊ CỦA MẠCH ĐỐC
Số Huyệt : 28 huyệt đơn.
1. TRƯỜNG CƯỜNG
Tên Huyệt: Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Cùng cốt, Hà Xa Lộ, Khí Chi Âm Khích, Mao Cốt Hạ Không, Mao Lư, Mao Thúy Cốt, Quy Mao, Quyết Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Thê, Triêu Thiên Sầm, Vĩ Lư.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của mạch Đốc.
+ Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm).
+ Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm .
+ Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Không’ (Phong Phủ - Đc.16), Ngân Giao (Đc. 28), Á Môn (Đc.15), Não Hộ (Đc. 17) và Trường Cường (Đc. 1) là những huyệt của tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (TVấn.60).
Vị Trí : Ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0,3 thốn.
Giải Phẫu : Huyệt ở trên đường thớ hậu môn - xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn và cơ nâng hậu môn (phần thắt) bám vào đường thớ này. Vào sâu là khoang dưới phúc mạc.
Thần kinh vận động cơ do nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
Tác Dụng : Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ.
Chủ Trị:Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên cuồng.
Phối Huyệt :
1. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) trị táo bón, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu bí (Thiên Kim Phương).
2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq,34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
3. Phối Thân Trụ (Đc.13) trị động kinh (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ, tiêu ra máu (Bách Chứng Phú).
5. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) + Tỳ Du (Vi.20) trị tạng độc hạ huyết [tiêu ra máu do tạng bị độc] (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Nhị Bạch + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) trị thoát giang, trĩ lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trường phong hạ huyết (Bách Chứng Phú ).
8. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Bách Chứng Phú).
9. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Nội Quan (Tb.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu ra máu, tạng độc sưng đau, tiêu ra máu không ccầm (Châm Cứu Đại Toàn).
10. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
11. Cứu Trường Cường (Đc.1) 3 tráng + cứu Thủy Phân (Nh.9) 100 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Nhị Bạch + Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ lâu ngày (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
13. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Trung Hoa Châm Cứu Học).
14. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng thúc đe? [thôi sinh] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Trường Du (Bq.26) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Hội Dương (Bq.35) trị đại tiện ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.28) + Hội Dương (Bq.35) trị trực tràng lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Dùng kim tam lăng chích 4 chung quanh huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu 0,5 - 1 thốn, nặn ra máu, phối hợp với huyệt Yêu Kỳ + Điên Khốn trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng vào bờ giữa xương cụt và trực tràng, sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 10 - 30 phút.
Ghi Chú : Tránh châm thấu qua thành sau trực tràng.
Tham Khảo :
(“Trẻ nhỏ bị kinh giản, co giật, xương sống cứng : Trường Cường chủ trị” (Giáp Ất Kinh).
(“Ttrị trẻ nhỏ thoát giang cấp : cứu huyệt Vĩ Thúy 3 tráng khỏi ngay” (Ngoại Đài Bí Yếu).
(“Phương pháp cứu trĩ : Bệnh trĩ nếu còn chưa nặng, cứu 1 huyệt dưới xương cụt gần hậu môn 7 tráng, xứng đáng là huyệt kinh nghiệm” (Châm Cứu Tư Sinh Kinh).
(“Chín loại rò tổn thương người, ắt châm Thừa Sơn (Bq.57) hiệu như thần. Còn có 1 huyệt là Trường Cường, chữa rên rỉ cùng đớn đau” (Ngọc Long Ca).
(“Châm cứu trị trĩ ... Thứ đến luận về Đốc mạch mà không thấy phép chọn của nó. Sách ‘Nội Kinh’ viết : Đốc Mạch sinh bệnh, lung trĩ, bởi thế người đời sau chọn huyệt Trường Cường” (Đan Khê Tâm Pháp).
(“Trường Cường chủ trị các chứng cổ trĩ” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).
(“Trĩ bệnh, trường phong, Trường Cường chớ khinh thường” (Thắng Ngọc Ca).
2.YÊU DU
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào vùng thắt lưng (yêu), vì vậy gọi là Yêu Du.
Tên Khác : Bối Giải, Tủy Khổng, Yêu Hộ, Yêu Không, Yêu Trụ.
Xuất Xứ : Thiên ‘Mậu Thích Luận’ (TVấn.63).
Đặc Tính : Huyệt thứ 2 của mạch Đốc.
Vị Trí : Tại chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hoặc ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cân của khối cơ chung ở rãnh cột sống, dây chằng cùng-cụt và mỏm gai đốt sống cùng cụt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
Tác Dụng : Ôn hạ tiêu, thư kinh mạch, khu phong thấp, làm mạnh lưng và gối.
Chủ Trị : Trị vùng xương cùng đau, lưng đau, cột sống đau, tiểu đục, kinh nguyệt không đều.
Phối Huyệt :
1. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq.34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị chân tê dại (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Phế Du (Bq.13) trị lưng và cột sống cứng không xoay trở được (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Tích Trung (Đc.6) + Trung Lữ Du (Bq.29) trị lưng đau do chấn thương (Loại Kinh Đồ Dực).
5. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).
6. Phối Trường Cường (Đc.1) trị tiêu chảy không cầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm luồn kim vào ống xương cùng, sâu 0,5 - 0,8 thốn, hướng mũi kim chếch lên trên. Cứu 15 - 40 phút.
3 - YÊU DƯƠNG QUAN
Tên Huyệt: Huyệt ở vùng lưng (yêu), bên trong ứng với Đơn Điền, là giao điểm của Nguyên Dương và Nguyên Âm. Huyệt thuộc mạch Đốc, là biển của Dương mạch, là cửa ải (quan) của Dương, vì vậy gọi là Yêu Dương Quan (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Dương Quan.
Xuất Xứ : Thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).
Đặc Tính : Huyệt thứ 3 của mạch Đốc.
Vị Trí : Chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 - 5, ngang với mào chậu.
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cân khối cơ chung rãnh cột sống, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác Dụng : Ôn huyết thất, ôn tinh cung, điều Thận khí, lợi vùng lưng và gối, khư? hàn thấp ở hạ tiêu.
Chủ Trị: Trị vùng thắt lưng cùng đau nhức, liệt chi dưới, kinh nguyệt không đều, di tinh, liệt dương, ruột viêm mạn, hai bên hông đau, thần kinh hông đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Khúc Cốt (Nh.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Trung Cực (Nh.3) trị bàng quang đau buốt (Trung Quốc Châm Cứu Học).
2. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Tuyệt Cốt (Đ.39) [Thuỷ châm] trị đa thần kinh viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau do hàn (Lâm Sàng Kinh Nghiệm).
Châm Cứu: Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng về khoảng gian đốt thắt lưng 4 - 5, sâu 0,3 - 1,5 thốn. Cứu 10 - 20 phút.
Ghi Chú : Châm sâu quá có cảm giác tê như điện giật lan xuống 2 chân.
4 - MỆNH MÔN
Tên Huyệt : Thận khí là gốc của cơ thể. Huyệt nằm giữa 2 huyệt Thận Du, là cửa trọng yếu của sinh mệnh, vì vậy gọi là Mệnh Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Mạng Môn, Thuộc Lũy, Tinh Cung, Trúc Trượng.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 4 của mạch Đốc.
Vị Trí : Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau-dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng gian gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D.11.
Tác Dụng : Bồi nguyên, bổ Thận, cố tinh, chỉ trệ, thư cân, hòa huyết, sơ kinh, điều khí, thông lợi vùng lưng và cột sống.
Chủ Trị :Trị vùng thắt lưng đau, yếu, cứng, đầu đau, lưng đau, lạnh từ ống chân trở xuống (chân dương (hoả ) hư), di mộng tinh, liệt dương, đái hạ, sốt không ra mồ hôi, đái đục, trẻ nhỏ lên cơn co giật, phong đòn gánh.
Phối Huyệt :
1. Phối Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Thận Du (Bq.23) trị liệt dương (Loại Kinh Đồ Dực).
2. Phối Thận Du (Bq.23) trị người lớn tuổi lưng bị đau (Châm Cứu Tập Thành ).
3. Phối Thận Du (Bq.23) trị tiểu nhiều, tiểu không tự Chủ (Ngọc Long Ca).
4. Phối Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) trị Thận tả (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị tiêu chảy do Tỳ, Thận bất túc (Thần Cứu Kinh Luân).
6. Phối Thần Khuyết (Nh.8) + Trung Cực (Nh.3) đều cứu 7 tráng trị bạch đới (La Di Biên).
7. Phối Cứu Bá Hội (Đc.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Liêu (Bq.33) trị di tinh, đái dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Bàng Quang Du (Th.28) + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Đạo (Vi.28) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thiếu máu do thiếu chất sắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống thắt lưng 2 - 3, sâu 0,3 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
5 - HUYỀN KHU
Tên Huyệt: Huyền chỉ nơi treo lơ lửng. Huyệt ở ngang với huyệt Tam Tiêu Du, là nơi vận hóa khí cơ của Tam tiêu, vì vậy gọi là Huyền Khu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Huyền Trụ, Huyền Xu,
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 5 của mạch Đốc.
Vị Trí : Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau-dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
Chủ Trị: Trị vùng thắt lưng đau cứng, lưng đau, ăn không tiêu, tiêu chảy .
*Phối Huyệt :
1. Cứu Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt mỗi huyệt 3 tráng : ngừa trúng phong (Châm Cứu Đại Thành).
2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) trị sau khi thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) + Khúc Trì (Đtr.11) trị phát cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Hoa Đà + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị chân đi lại khó khăn (Tiêu U Phú).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) : ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân tay đau nhức, ngừa trúng phong [bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại] (Vệ Sinh Bảo Giám).
Châm Cứu: Châm kim chếch lên trên, luồn kim dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống thắt lưng 1 - 2, sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 10 - 40 phút.
6 - TÍCH TRUNG
Tên Huyệt: Từ đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng có 21 đốt sống, huyệt ở giữa, vì vậy gọi là Tích Trung (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Thần Tông, Tích Du, Tích Trụ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 6 của mạch Đốc.
Vị Trí : Tại chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 11.
Giải Phẫu: Dưới da là chỗ bám của gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Chủ Trị: Trị cột sống lưng đau, nấc, nôn ra máu, cơn đau dạ dầy, da vàng, tiêu chảy , lòi dom, động kinh.
*Phối Huyệt : Phối cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2) trị thắt lưng đau do chấn thương (Loại Kinh Đồ Dực).
Châm Cứu: Châm chếch kim lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 11 - 12, sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 10 - 30 phút.
Ghi Chú :
+ Sách ‘Giáp Ất’ ghi không được cứu.
+ Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi cấm châm lẫn cứu.
7 - TRUNG KHU
Tên Huyệt: Khu chỉ vùng cơ chuyển động. Huyệt ở giữa (trung) cột sống, là chỗ chuyển động của cơ thể, vì vậy gọi là Trung Xu.
Tên Khác : Trung Xu.
Xuất Xứ: Thiên 'Khí Phủ Luận' (TVấn.59).
Đặc Tính : Huyệt thứ 7 của mạch Đốc.
Vị Trí: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 10.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang , cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Chủ Trị: Trị cột sống đau, dạ dầy đau, mắt nhìn kém.
Phối Huyệt: Phối Mệnh Môn (Đc.4) trị trẻ nhỏ 2 chân bị liệt (Châm Cứu Học Thuợng Hải).
Châm Cứu: Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 10 - 11, sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 10 - 15 phút.
8 - CÂN SÚC
*Tên Huyệt : Huyệt ở 2 bên huyệt Can Du. ‘Can chủ cân’, ngoài ra huyệt thường dùng trị các chứng co giật, co rút (súc), vì vậy gọi là Cân Súc (Trung Y Cương Mục).
*Tên Khác : Cân Thúc.
*Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
*Đặc Tính : Huyệt thứ 8 của mạch Đốc.
*Vị Trí : Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 9 (D9).
*Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
*Chủ Trị :Trị lưng đau, thắt lưng đau, động kinh, uốn ván, Hysteria, mắt giật, dạ dầy đau.
*Phối Huyệt :
1. Phối Âm Cốc (Th.10) + Hành Gian (C.2) + Khúc Cốt (Nh.2) trị động kinh, điên cuồng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thuỷ Đạo (Vi.28) trị cột sống lưng cứng (Bách Chứng Phú).
*Châm Cứu : Châm chếch kim lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 9 - 10, sâu 0,3 - 1 thốn - Cứu 10 - 30 phút.
9 - CHÍ DƯƠNG
Tên Huyệt : Huyệt ở dưới đốt sống lưng 7, ngang với huyệt Cách Du, bên trong tương ứng với hoành cách mô. Từ hoành cách mô trở lên là dương trong dương. Đốc mạch thuộc dương, tự đi lên đi xuống, đến huyệt này thì đạt được dương trong dương, vì vậy gọi là Chí Dương (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Phế Để.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 9 của mạch Đốc.
+ 1 trong 4 huyệt hội của khí Âm và Dương (Quan Nguyên, Thiên Đột, Trung Qua?n và Chí Dương (TVấn.21).
Vị Trí : Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 7 hoặc tại điểm gặp nhau của đường nối 2 đầu mỏm xương ba? vai và đường dọc giữa chính cột sống.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Tác Dụng : Lý khí cơ, hóa thấp nhiệt, làm thư giãn vùng ngực, cách mô.
Chủ Trị : Trị lưng đau, vàng da, bụng sôi, không muốn ăn, ho suyễn, ngực đau, túi mật viêm, gan viêm, màng ngực viêm.
Phối Huyệt :
1. Phối Bách Lao + Công Tôn (Ty.3) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hoàng đản mà tay chân đều sưng, mồ hôi ra vàng cả áo (Châm Cứu Đại Thành).
2. Phối Công Tôn (Ty.3) + Đởm Du (Bq.19) + Thần Môn (Tm.7) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Ủy Trung (Bq.40) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tửu đản, cả người và mắt đều vàng, tâm thống, mặt đỏ, tiểu không thông (Châm Cứu Tập Thành).
3. Phối Công Tôn (Ty.3) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị hoàng đản ( Thần Cứu Kinh Luân).
4. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Linh Đài(Đc.10) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho do hàn (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Giản Biên).
6. Phối Đởm Du (Bq.19) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Qua?n (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tư? cung sa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
7. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) trị sốt rét (Thực Dụng Châm Cứu Học).
8. Phối Can Du (Bq.18) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị gan viêm do truyền nhiễm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Nội Quan (Tb.6) trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Chí Dương (Đc.10) xuyên Đởm Du (Bq.19) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.36) trị da sần sùi (ngưu bì tiễn) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 7 - 8, sâu 0,3 - 0,8 thốn. Cứu 10 - 15 phút.
Tham Khảo :
(“Chí Dương cũng trị bệnh hoàng đản, trước bổ sau tả, hiệu quả rõ ràng” (Ngọc Long Ca).
(“Sốt rét lâu ngày, cơn lúc phát lúc khỏi : châm Chí Dương cho ra máu...”(Thực Dụng Châm Cứu Học).
10 - LINH ĐÀI
Tên Huyệt : Linh ở đây chỉ tâm linh. Huyệt ở gần vùng tạng Tâm, vì vậy gọi là Linh Đài (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của mạch Đốc.
Vị Trí : Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 6.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, cân ngực - thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Chủ Trị :Trị lưng đau, gáy cứng, ho suyễn.
Phối Huyệt :
1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khích Môn (Tb.4) + Thiên Trụ (Bq.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị đinh nhọt, hồng ty đinh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.38) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Nội Quan (Tb.6) trị sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 6 - 7, sâu 0,3 - 0,8.
Ghi Chú : Nếu châm lỡ phát sinh ra trạng thái chân tay không thể làm được những động tác phức tạp, nên châm huyệt Ủy Trung (BQ 40) để giải cứu, sâu chừng 1 thốn, hướng ra phía ngoài, vê kim đồng thời dùng phép đề tháp (nâng lên, hạ xuống) 7 lần, thì có thể hồi phục bình thường (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
11 - THẦN ĐẠO
Tên Huyệt: Thần = tâm thần. Huyệt ở 2 bên huyệt Tâm Du, được coi như cửa (đường dẫn vào = đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Tạng Du, Xung Đạo
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 11 của mạch Đốc.
+ Nơi tiếp nhận khí của kinh cân-cơ của Tỳ (bằng đường nối phía trong).
Vị Trí : Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 5.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Chủ Trị: Trị lưng đau cứng, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, tre? hay co giật, sốt kèm sợ lạnh.
Phối Huyệt :
1. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị người sốt, đầu đau, lúc nóng lúc lạnh (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị nóng lạnh (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Cao Hoang Du (Bq.43) + Liệt Khuyết (P.7) + U Môn (Th.21) trị hay quên (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Tâm Du (Bq.15) trị động kinh [phong gia?n] (Bách Chứng Phú).
Châm Cứu: Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 5 - 6, sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 10 - 15 phút.
Ghi Chú : Châm huyệt này, nếu lỡ ngộ châm sinh ra hôn mê như chết, dùng huyệt Trường Cường (Đốc 1) để gia?i: châm sâu 1,5 thốn, kích thích mạnh (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
*Tham Khảo :” Thiên ‘Thích Ngược’ ghi “Chứng phong ngược, khi bệnh phát thì ra mồ hôi và sợ gió, châm ra máu ở 3 kinh dương và Bối du [Thần Đạo] (TVấn 36,15).
12- THÂN TRỤ
Tên Huyệt: Trụ = nhánh của cột sống. Huyệt ở tại phần trên cột sống, ngang 2 bên là 2 vai, như 2 nhánh của cơ thể, vì vậy gọi là Thân trụ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Hòa Lợi Khí, Trần Khí.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 12 của mạch Đốc.
Vị Trí : Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 3.
Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám (hoặc cơ thoi), cơ gối cổ, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống .
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ, các nhánh 2 thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Chủ Trị: Trị lưng cứng đau, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ nhỏ co giật, sốt kèm sợ lạnh, uốn ván, chắp lẹo.
Phối Huyệt :
1. Phối Bản Thần (Đ.13) trị điên (Bách Chứng Phú).
2. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đào Đạo (Đc.13) + Phế Du (Bq.13) trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).
3. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) [dùng thủ pháp ‘Thấu Thiên Lương’] + Thiếu Thương (P.11) [ra máu] trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).
4. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Linh Đài (Đc.10) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị đinh nhọt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Đại Chùy (Đ.14) + Phong Môn (Bq.12) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + cứu Túc Tam Lý (Vi.36) trị còi xương (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13) trị khí quản viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị đinh nhọt mới phát (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Mệnh Môn (Đc.4) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Can Du (Bq.18) + Cân Súc (Đc.8) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị trẻ nhỏ bị bại liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
*Châm Cứu: Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 3-4, sâu 0,3-1 thốn. Cứu 10-15 phút.
Ghi Chú : Thân Trụ là 1 trong những yếu huyệt của phái Trạch Điền (Châm Cứu Chân Tủy), thường dùng cứu để trị đầu đau kinh niên, chóng mặt, suyễn, động kinh, trẻ nhỏ bị cam tích, trực tràng sa.
Tham Khảo : “Thân Trụ trục ho” (Ngọc Long Ca).
14 - ĐẠI CHÙY
Tên Huyệt: Huyệt ở dưới xương to (đại) ở cổ, có hình dáng giống quả chùy (chùy) vì vậy gọi là Đại Chùy.
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 14 của Mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.
Vị Trí : Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải , bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trán, gân cơ răng bé sau - trên, cơ gối đầu, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối cổ, các nhánh của thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Tác Dụng : Giải biểu, thông dương, thanh não, định thần, sơ biểu tà ở 3 đường kinh dương, thông dương khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng Phế, điều khí, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Chủ Trị: Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, sốt rét, cảm cúm, ho, sườn đau, ngực tức, ngực đau, đờm dãi nhiều, phế quản tiết ứ dịch.
Phối Huyệt :
1. Phối Yêu Du (Đc.2) trị sốt rét (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Gian Sử (Tb.5) + Nhũ Căn (Vi.18) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Âm Khích (Tm.6) + Hậu Khê (Ttr.3) + Quan Nguyên (Nh.4) trị mồ hôi trộm (Trung Hoa Châm Cứu Học).
4. Phối Kiên Tĩnh (Đ.21) + Mệnh Môn (Đc.4) + Thân Trụ (Đc.12) và quanh vùng bệnh, trị tĩnh mạch viêm (Tân Châm Cứu Học).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Trì (Đ.20) + Thiếu Thương (P.11) trị cảm phong nhiệt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
6. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho suyễn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
7. Phối Khúc Trì (Đtr.11) +Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị bạch tế bào giảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị cảm cúm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Phong Long (Vi.40) + Trung Quản (Nh.12) trị khí quản viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Vô Danh (dưới đốt sống lưng 2) trị tâm thần phân liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Chí Dương (Đc.10) + Gian Sử (Tb.5) trị sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm chếch lên, luồn kim dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống cổ 7 - lưng 1, sâu 0,5 - 1 thốn. Tùy yêu cầu, có thể làm cho cảm giác lan lên đầu hoặc sang 2 bên vai. Cứu 10-15 phút.
Ghi Chú :
.Không nên châm sâu qúa.
.Nếu có cảm giác như điện giật thì rút kim ra, đừng dùng cách ‘Đề Tháp’ hoặc vê kim nữa.
.Trong điều trị chứng phế quản tiết ứ dịch, khi vê kim để kích thích, nếu người bệnh có pha?n ứng thở dội lên thì thường có kết qủa tốt (Châm Cứu Học Việt Nam).
15 - Á MÔN
Tên Huyệt : Huyệt được coi là nơi (cư?a = môn) có tác dụng trị chứng câm (á), vì vậy gọi là Á Môn.
Tên Khác : Ám Môn, Hoành Thiệt, Thiệt Hoành, Thiệt Yếm, Thiệt Căn, Thiệt Thủng, Yếm Thiệt
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (T.Vấn 58).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 15 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Hồi Dương Cứu Nghịch ‘ : (Á Môn (Đc.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3)+ Trung Quản (Nh.12) và Túc Tam Lý - Vi.36).
+1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đc.16) + Ngân Giao (Đc.28) + Á Môn (Đc.15) + Não Hộ (Đc.17) và Trường Cường (Đc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).
Vị Trí : Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 thốn. Nếu không có chân tóc gáy, huyệt ở chỗ lõm giữa gáy, dưới huyệt Phong Phủ 0,5 thốn. Phía dưới mỏm gai của đốt sống cổ 1.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gai hoặc cơ rối to, cơ thẳng sau đầu to, màng đội trục sau, ống sống.
Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của dây TK sọ não số XI.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
Tác Dụng : Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi cơ quan.
Chủ Trị :Trị vùng gáy đau, cột sống cứng đau, chảy máu mũi không cầm, điên cuồng, mất tiếng đột ngột, câm, lưỡi cứng, lưỡi rụt, lưỡi teo, nói không rõ tiếng.
Phối Huyệt :
1. Phối Phụ Dương (Bq.59) + Thông Thiên ( Bq.7) trị đầu nặng (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Quan Xung (Ttu.1) trị lưỡi cứng, khó nói (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị lưng đau như gãy (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Ế Phong (Ttr.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị câm điếc (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đc.26) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị cấm khẩu do trúng phong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Hưng Phấn + Nhân Trung (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngốc khờ ( si) do di chứng tổn thương ở não (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Cân Súc (Đc.8) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đc.26) + Thân Mạch (Bq.62) + Yêu Dương Quan (Đc.3) trị phá thương phong [ uốn ván] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đc.26) + Phong Long (Vi.40) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Ế Minh + Tích Tam Huyệt + Túc Tam Lý (Vi.36) trị não kém phát triển (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Ngư Tế (P.9) + Thiếu Thương (P.11) trị lưỡi cứng (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,3 - 2 thốn. Mũi kim hướng tới phía miệng của người bệnh, ngang với trái tai. Không cứu.
Ghi Chú :
( Không châm quá sâu hoặc chếch lên trên vì phía trước là hành tuỷ, chạm vào hành tuỷ có thể gây ngừng hô hấp hoặc ngừng tim tức khắc.
( Nếu lỡ ngộ châm làm cho bệnh nhân câm, ngất, pHải dùng huyệt Nhân Trung (Đốc 26) để giải cứu, châm sâu 1 thốn, dùng thu? thuật đề tháp, vê, rung cán kim để kích thích. Nếu không tổn thương bên trong thì người bệnh có thể hồi phục được nhưng nếu châm sâu quá không thể giải cứu được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
*Tham Khảo :
. ”Huyệt Á Môn cấm không được cứu” - “Cứu huyệt này không thể làm cho người ta bị khan tiếng” (Giáp Ất Kinh).
. ”Sách ‘Giáp Ất’ ghi : “Huyệt này nhập vào cuống lưỡi” vì vậy châm huyệt này có tác động đến vùng lưỡi, có tác dụng làm cho lưỡi chuyển động” (Trung Y Cương Mục). •
”Không được châm sâu huyệt Á Môn” ( Tuần Kinh).
16 - PHONG PHỦ
Tên Huyệt: Huyệt được coi là nơi (phủ) gió (phong) tập trung vào, vì vậy gọi là Phong Phủ.
Tên Khác : Nhiệt Phủ, Qủy Chẩm, Qủy Huyệt, Qủy Lâm, Tào Khê, Thiệt Bản.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 16 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy và kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đc.16) + Ngân Giao (Đc.28) + Á Môn (Đc.15) + Não Hộ (Đc.17) và Trường Cường (Đc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).
Vị Trí : Chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn. Giữa khe của xương chẩm và đốt sống cổ thứ I. Khi cúi đầu, gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, khi ngửa đầu, chỗ khe xương lõm xuống, có thể sờ được đáy hộp sọ, huyệt ở chỗ lõm giữa 2 cơ thang, ngang với đáy hộp sọ.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gai hoặc cơ rối to, cơ thẳng sau đầu bé, màng chẩm-đội sau và ống hành tủy.
Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của dây thần kinh sọ não số XI.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác Dụng : Khu phong tà, lợi cơ quan, thanh thần chí, tiết khí hoả .
Chủ Trị: Trị đầu đau, gáy cứng đau, lòi dom, tư? cung sa, mũi nghẹt, trúng phong, hay quên, tai ù, mắt hoa, điên cuồng, người lạnh toát, tim đập hồi hộp.
Phối Huyệt :
1. Phối Lao Cung (Tb.8) + Thiên Dung (Ttr.17) trị họng đau, đờm nhiều (Thiên Kim Phương).
2. Phối Yêu Du (Đc.2) trị chân tê dại (Thiên Kim Phương).
3. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị cuồng, nói sa?ng, bất tỉnh (Thiên Kim Phương).
4. Phối Thừa Tương (Nh.24) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Yêu Du (Đc.2) trị chân tê bại (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Ngân Giao (Đc.28) trị gáy cứng không cư? động được (Tư Sinh Kinh).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị chạy bậy (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị loạn thần, chạy bậy (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) + Nhị Gian (Đtr.2) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Kim Tân + Liêm Tuyền (Nh.23) + Ngọc Dịch trị lưỡi bị cứng do trúng phong (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thừa Tương (Nh.24) trị gáy cứng (Y Học Cương Mục).
12. Phối Bá Hội (Đc.20) + Giáp Xa (Vi.6) + Hậu Đỉnh (Đc.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) [tùy bệnh nặng nhẹ mà chọn huyệt châm, không nên châm hết cùng 1 lúc], trị họng sưng đau (Trùng Lâu Ngọc Ngoạt).
13. Phối Bá Hội (Đc.20) trị phong giật (Hành Châm Chỉ Yếu).
14. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Phục Lưu (Th.7) trị cảm phong hàn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị sau đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Phong Trì (Đc.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị đầu đau, mắt mờ, nhìn không rõ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Bản Thần (Đ.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.13) trị điên (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn, không cứu.
Ghi Chú : Không châm kim sâu và chếch lên phía trên vì phía trước là hành tu?y, châm chạm vào hành tuỷ có thể gây ngừng hô hấp và ngừng tim.
*Tham Khảo :
. “ Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi : “Bị cảm 1 cách đột ngột, khí nghịch lên (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng : châm huyệt Phù Đột và châm ra máu Thiệt Bản [Phong Phủ]” (LKhu 21, 16).
. “Bệnh (thương hàn) Thái dương, mới uống Quế Chi Thang mà không giải được, trước hết, châm huyệt Phong Trì, Phong Phủ, sau đó cho uống Quế Chi Thang là khỏi” (Điều 24 - Thái Dương Bệnh /Thương Hàn Luận).
17 - NÃO HỘ
Tên Huyệt : Cửa của não là lỗ hổng xương chẩm, mà huyệt ở vị trí xương chẩm, vì vậy gọi là Não Hộ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Hội Ngạch, Hợp Lô, Tạp Phong.
Xuất Xứ : Thiên ‘Thích Cấm Luận’ (TVấn.52).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 17 của mạch Đốc
+ Hội của mạch Đốc và kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đc.16) + Ngân Giao (Đc.28) + Á Môn (Đc.15) + Não Hộ (Đc.17) và Trường Cường (Đc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).
Vị Trí : Chỗ lõm ngay trên ụ chẩm ngoài, trên huyệt Phong Phủ 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân hộp sọ, chỗ bám của gân cơ thang và gân cơ rối to hoặc cơ bán gai, mào chẩm ngoài của xương chẩm.
Thần kinh vận động cơ do nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và nhánh của dây cổ 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị : Trị cổ gáy đau cứng, chóng mặt, điên cuồng, cận thị.
Phối Huyệt :
1. Phối Não Không (Đ.19) + Thông Thiên (Bq.7) trị đầu nặng đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Dương Cương (Bq.48) + Đởm Du (Bq.19) + Ý Xá (Bq.49) trị mắt vàng (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu : Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú :
. Tránh châm vào xương.
. Sách Giáp Ất ghi cấm cứu.
. Nếu châm lầm, gây ra nhức đầu, nên dùng huyệt Bá Hội (Đốc 20) để giải , châm kim (Bá Hội) hơi xiên xuống phía dưới, lắc nhẹ kim hoặc hơi xoay kim ra 4 phía (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
18 - CƯỜNG GIAN
Tên Huyệt: Cường = ngạnh cứng; Gian chỉ vùng ở giữa. Huyệt ở giữa đường nối đỉnh đầu và chẩm, được coi như gian, chỗ có xương ngạnh cứng. Huyệt lại có tác dụng trị đỉnh đầu đau mạnh (cường), vì vậy gọi là Cường Gian (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Đại Vũ.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 18 của mạch Đốc.
Vị Trí : Giữa đoạn nối huyệt Phong Phủ (dưới chẩm) và huyệt Bá Hội (đỉnh giữa đầu).
Giải Phẫu :Dưới da là cân sọ, dưới cân là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị: Trị đầu đau, gáy cứng, điên cuồng.
Phối Huyệt :
1. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thừa Quang (Bq.6) trị bứt rứt, khó chịu (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Phong Long (Vi.40) trị đầu đau, đầu khó cử động (Bách Chứng Phú).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 - 1 thốn. Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Tránh châm vào xương.
19 - HẬU ĐỈNH
Tên Huyệt: Huyệt ở phía sau (hậu) đỉnh đầu (đỉnh) vì vậy gọi là Hậu Đỉnh.
Tên Khác : Hậu Đảnh, Hậu Đính.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 19 của mạch Đốc.
Vị Trí : Tại giữa huyệt Cường Gian và huyệt Bá Hội, sau Bá Hội 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị: Trị đầu đau, điên cuồng, kinh giật, choáng váng.
Phối Huyệt :
1. Phối Hàm Yến (Đ.4) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Ngoại Khâu (Đ.36) trị đầu gáy đau, sợ gió, lạnh (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đỉnh đầu đau (Bách Chứng Phú).
4. Phối Bá Hội (Đc.20) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ (Đc.16) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị họng sưng đau ( Trùng Lâu Ngọc Ngoạt).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị vùng giữa tim đau (Tuần Kinh Khảo Huyệt).
6. Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bq.60) + Thiên Trụ (Bq.10) trị sau đầu đau (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Tránh châm vào xương.
20 - BÁ HỘI
Tên Huyệt : Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.
Tên Khác : Bách Hội, Duy Hội, Điên Thượng, Nê Hoàn Cung, Qủy Môn, Tam Dương, Tam Dương Ngũ Hội, Thiên Mãn, Thiên Sơn.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 20 của mạch Đốc.
+ Huyệt Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.
Vị Trí : Gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xương lõm xuống.
Giải Phẫu : Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác Dụng : Khai khiếu, định thần, bình Can, tức phong, thăng dương, hồi dương cố thoát, cử dương khí bị hạ hãm, tiềm Can dương, thanh thần chí, tiết nhiệt nung nấu ở các kinh dương.
Chủ Trị :Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa, mũi nghẹt, đầu nặng, hay quên, điên cuồng, hôn mê, lạnh người, tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ.
Phối huyệt :
1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Thần Đạo (Đc.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị hồi hộp, lo sợ (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) trị chứng đầu phong (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Trường Cường (Đc.1) trị trẻ nhỏ bị thoát giang (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Thuỷ Câu (Đc.26) trị hay cười (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Hậu Đỉnh (Đc.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu gáy đau (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Kinh Cừ (P.8) + Tiền Cốc (Ttr.2) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Giải Khê (Vi.41) trị động kinh (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thượng Tinh (Đc.23) trị giữa đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị Tâm hư, kinh sợ, tâm thần không yên (Châm Cứu Tập Thành).
13. Phối Âm Cốc (Th.10) + Gian Sử (Tb.5) + Phục Lưu (Th.7) trị cuồng (Loại Kinh Đồ Dực).
14. Phối cứu Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhân Trung trị chứng quyết nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).
15. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị l (Linh Quang Phú).
16. Phối Tín Hội (Đc.22) trị trúng phong đột ngột (Ngọc Long Kinh).
17. Phối Âm Giao (Nh.7) + Chiếu Hải (Th.6) + Thái Xung (C.3) trị bệnh ở họng (Tịch Hoằng Phú).
18. Phối cứu Cưu Vĩ (Nh.15) trị trẻ nhỏ bị thoát giang nặng (Tịch Hoằng Phú).
19. Phối Ấn Đường + Đại Đôn (C.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Quản (Nh.12) + Trung Xung (Tb.9) trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong (Châm Cứu Đại Toàn).
20. Phối cứu Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39). Bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại trị di chứng trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
21. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tĩnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
22. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Tuyệt Cốt (Đ.39) để ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
23. Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu chảy lâu ngày gây ra hoạt thoát, hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân).
24. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
25. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) trị cửu lỵ, dương hư, tiêu chảy không cầm (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
26. Phối Đại Chùy (Đc.14) trị nóng trong xương, răng khô (Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
27. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) trị Thận hư, đầu phong (Trung Hoa Châm Cứu Học).
28. Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Trung Liêu (Bq.33) trị tiểu không tự Chủ (Trung Quốc Châm Cứu Học.)
29. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Xung (C.3) trị tử cung sa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
30. Phối Thần Môn (T.7) + Tứ Thần Thông + Dũng Tuyền (Th.1) trị chóng mặt do hư chứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Lý [Túc](Vi.36) trị trúng phong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
32. Phối Thượng Tinh (Đc.23) [cứu] trị chóng mặt, sợ lạnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
33. Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.21) [cứu] + Yêu Nhãn trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
34. Phối Thận Du (Bq.23) [cứu] trị tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).
35. Phối Phong Môn (12) [cứu] + Thông Thiên (Bq.7) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy nước không cầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
36. Phối Trung Quản (Nh.12) [cứu] trị tử cung sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
37. Phối Tỳ Du (Bq.20) [cứu] trị trẻ nhỏ khóc đêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
38. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Phủ (Đc.16) trị não viêm, người cứng như gỗ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
39. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) trị hôn mê (ngất) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
40. Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương trị đầu nhức (Châm Cứu Học Thượng Hải).
41. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
42. Phối Duy Bào + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tử cung sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
43. Phối Nhân Trung (Đc.26) trị trụy mạch (Châm Cứu Học Thượng Hải).
44. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (T.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hay quên (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Châm Cứu : Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 - 1 thốn. Cứu 10 - 20 phút.
Ghi Chú:
. Da đầu mỏng, cần cẩn thận khi cứu vì dễ gây bỏng.
. Không nên cứu nhiều vì có thể làm cho hoả khí đi lên gây ra đầu nhức, chóng mặt, tai ù.
. Tránh châm vào xương sọ.
*Tham Khảo :
“Bệnh lâu ngày, khí tiết : cứu Bách Hội 3 tráng” (Đan-Khê Tâm Pháp).
21 - TIỀN ĐỈNH
Tên Huyệt: Huyệt ở phía trước (tiền) của đỉnh đầu (đỉnh) vì vậy gọi là Tiền Đỉnh.
Tên Khác : Tiền Đảnh, Tiền Đính.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 21 của mạch Đốc.
Vị Trí : Trên đường dọc giữa đầu, phía trước huyệt Bá Hội (Đc.20) 1, 5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Chủ Trị: Trị đỉnh đầu đau, váng đầu, chảy nước mũi, kinh giật, hoa mắt.
Phối Huyệt :
1. Phối Ngũ Xứ (Bq.5) trị đầu phong, mắt hoa (Tư Sinh Kinh).
2. Cứu Tiền Đỉnh (Đc.21) trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong, nếu không bớt, cứu 2 đầu chân mày và dưới mũi [Nhân Trung] (Trữu Hậu Phương).
3. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Toàn Trúc (Bq.2) trị kinh phong cấp và mạn (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Nho Môn Sự Thân).
5. Dùng kim tam lăng chích nặn máu Bá Hội (Đc.20) và Tiền Đỉnh (Đc.21) trị mắt bỗng nhiên sưng đo? (Nho Môn Sự Thân).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Y Học Cương Mục).
7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) [đều ra máu] trị quáng gà (Y Học Cương Mục).
8. Phối Bá Hội (Đc.20) + Giáp xa (Vi.6) + Hậu Đỉnh (Đc.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ (Đc.16) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Tín Hội (Đc.22) trị họng sưng đau (Trung Lâu Ngọc Ngoạt).
9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hậu Đỉnh (Đc.19) trị đầu, gáy đau (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Tránh châm vào xương.
22 - TÍN HỘI
Tên Huyệt: Tín = thóp đầu. Hội = họp lại. Huyệt ở thóp đầu, nơi coa mạch nhảy (hội lại), vì vậy, gọi là Tín Hội (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Đỉnh Môn, Lô Môn, Lô Thượng, Qủy Môn, Tỉnh Hội.
Xuất Xứ : Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23).
Đặc Tính : Huyệt thứ 22 của mạch Đốc.
Vị Trí : Trên đường dọc giữa đầu, chính giữa thóp trước, phía trước huyệt Bá Hội (Đc.20) 3 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là thóp trước hoặc vết tích của thóp trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2 hoặc thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chảy nước mũi, hoa mắt.
Phối Huyệt :
1. Phối Bá Hội (Đc.20) trị ngủ nhiều (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Bản Thần (Đ13) + Thiên Trụ (Bq.12) + Tiền Đỉnh (Đc.21) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Ngọc Chẩm (Bq.9) trị đầu đau (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Nho Môn Sự Thân).
5. Phối Bá Hội (Đc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Y Học Cương Mục).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2 - 0,5 thốn, Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Không được châm sâu. Cấm châm nơi tre? còn quá nho?.
23 - THƯỢNG TINH
Tên Huyệt: Huyệt ở phía trên (thượng) đầu, được coi như 1 vị sao (tinh), vì vậy gọi là Thượng Tinh (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Minh Đường, Qủy Đường, Thần Đường, Tư Đường.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 23 của mạch Đốc.
Vị Trí : Trên đường dọc giữa đầu, chính giữa đoạn nối huyệt Bá Hội và Ấn Đường
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chảy nước mũi, chảy máu cam, điên cuồng, mắt đo?, đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Não Hộ (Đ.17) + Phong Trì (Đ.20) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị mặt sưng đo?, đau (Thiên Kim Phương).
2. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thừa Quang (Bq.6) + Tín Hội (Đc.22) trị mũi nghẹt không ngư?i thấy mùi (Tư SinhKinh).
3. Phối Não Hộ (Đ.17) trị cận thị, viễn thị (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Can Du (Bq.18) trị khóe mắt đau, đo?, ngứa (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) trị chóng mặt (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Hãm Cốc (Vi.43) + Khâu Khư (Đ.40) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu nhức (Châm Cứu Đại Thành),
8. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Phong Phủ (Đc.16) trị chảy mũi nước trong (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Ngũ Xứ (Bq.5) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi thơm (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Bá Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ (Đc.16) trị chảy máu cam không cầm (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt sưng đỏ đau (Nho Môn Sự Thân).
12. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Sai (Bq.4) + Phong Môn (Bq.12) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Bá Hội (Đc.20) + Tiền Đỉnh (Đc.21) đều châm ra máu, trị quáng gà (Y Học Cương Mục).
14. Phối Á Môn (Đc.15) + Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Phong Phủ (Đc.16) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chảy máu cam (Y Học Cương Mục).
15. Phối Bá Hội (Đc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt đột nhiên sưng đau ( Y Học Cương Mục).
16. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Tục Danh Y Loại Án).
17. Phối Cự Liêu (Vi.3) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Y Hy (Bq.45) trị đầu mặt sưng phù (Châm Cứu Toàn Thư).
18. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Bq.20) + Tố Liêu (Đc.25) trị mũi viêm, mũi chảy máu (Châm Cứu Học Giản Biên).
19. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, xoang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Tố Liêu (Đc.15) trị chảy máu cam (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) + Tố Liêu (Đc.15) trị chảy nước mũi trong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi sưng, có nhọt (Trung Hoa Châm Cứu Học).
24. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi sưng, có nhọt (Trung Hoa Châm Cứu Học).
25. Phối A thị huyệt + Đầu Duy (Vi.8) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị trước đầu đau (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : Không nên châm vào xương. Không cứu nhiều vì có thể làm cho Hoả bốc lên đầu gây mờ mắt (Minh Đường)
Tham Khảo :
. Thiên ‘Thích Ngược’ ghi : ‘Bệnh ngược... nếu trước đầu nhức, chân đi khó khăn : nên châm trên đầu ( huyệt Thượng Tinh và Bá Hội) với 2 bên trán, khoảng giữa 2 lông mày ( huyệt Toàn Trúc) trước, châm ra máu...” (TVấn 36, 25).
24 - THẦN ĐÌNH
Tên Huyệt: Não là phủ của nguyên thần, Huyệt ở vị trí chính giữa phía trước tóc, coi
như cửa của đình, vì vậy gọi là Thần Đình (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Phát Tế.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 24 của mạch Đốc.
+ Huyệt Hội của mạch Đốc với kinh Bàng Quang.
Vị Trí : Ở sau chân tóc trán 0,5 thốn. Nơi người trán hói, lấy ở huyệt Ấn Đường thẳng lên 3,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân sọ dưới cân cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị: Trị đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, động kinh, tim đập hồi hộp, mắt đau đo?, chảy nước mắt, mắt có màng.
Phối Huyệt :
1. Phối Bá Hội (Đc.20) trị sốt rét (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Thuỷ Câu (Đc.26) trị đầu đau, suyễn khát, mắt không nhìn rõ (Thiên Kim Phương).
3. Phối Chí Âm (Bq.67) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Môn (Bq.12) + Thông Cốc (Bq.66) + Toàn Trúc (Bq.2) trị mũi chảy nước xanh (Thiên Kim Phương).
4. Phối Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị đầu đau, chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Đô (Ty.2) + Ngư Tế (P.10) + Thúc Cốt (Bq.65) + Thượng Quan (Đ.3) + Y Hy (Bq.45) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Tố Liêu (Đc.27) trị động kinh ( Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) + Tiền Đình (Đc.21) [ra máu] trị mắt sưng, mắt có mộng thịt, lưng đau cứng, đầu nhức, bìu dái lở ngứa (Nho Môn Sự Thân).
8. Phối Thái Dương + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tinh Minh (Bq.1) trị mắt sưng đo?, mắt đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối Can Du (Bq.18) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị mắt trợn ngược [trực thị] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú :
( Không châm sâu vào xương.
( Lỡ ngộ châm gây ra mắt mờ, cuồng, châm kích thích mạnh huyệt Tích trung (Đốc 6) để hóa giải (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
25 - TỐ LIÊU
Tên Huyệt: Tố = sắc trắng; Liêu = khe huyệt. Huyệt ở chỗ không có khe huyệt gì cả, vì vậy gọi là Tố Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Chuẩn Đầu, Diện Chính, Diện Vương, Tỷ Chuẩn, Tỷ Tiêm, Tỵ Chuẩn, Tỵ Tiêm.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
*Đặc Tính : Huyệt thứ 25 của mạch Đốc.
Vị Trí : Ở cuối (chỗ đầu nhọn) của sống mũi.
Giải Phẫu: Dưới da là ngành ngang sụn cánh mũi, chỗ tiếp khớp của góc dưới-trước sụn lá mía và sụn cánh mũi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng : Thăng dương, cứu nghịch, khai khiếu, thanh nhiệt.
Chủ Trị:Trị mũi nghẹt, mũi chảy máu, mũi viêm, thịt dư ở mũi.
Phối Huyệt :
1. Phối Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Giản Biên).
2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Xung (Tb.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi đo? (T tra tư?u) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị thịt dư ở mũi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Hưng Phấn + Nội Quan (Tb.6) trị nhịp tim chậm, huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tb.6) để cấp cứu sau khi bị điện giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,1 - 0,2 thốn. Không cứu. Có thể châm xiên mũi kim từ chóp mũi chếch lên trên sâu 0,5 - 1 thốn.
Ghi Chú : Châm đắc khí, có cảm giác tê đau hướng lên gốc mũi, vùng xoang mũi.
26 - NHÂN TRUNG
Tên Huyệt: Theo các sách xưa, môi trên được gọi là Nhân trung (Giáp Ất Kinh), Huyệt nằm ở vùng rãnh mũi - môi nên gọi là Nhân Trung hoặc Thuỷ Câu.
Tên Khác : Qủy Cung, Qủy Khách Sảnh, Qủy Thị, Thủy Câu.
Xuất Xứ : Tư Sinh Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 26 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với các kinh Dương Minh (Vị và Đại trường)
+ Nơi nhận khí của kinh Đại Trường và Vị.
+ Nơi giao chéo của 2 đường kinh Đại Trường.
+ 1 trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ với tên gọi là Quỷ Cung.
Vị Trí : Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ vòng môi trên.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của day thần kinh sọ não số VII.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng : Khai khiếu, thanh nhiệt, thanh định thần chí, khu phong tà, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của Âm Dương.
Chủ Trị: Trị miệng méo, môi trên co giật, cảm giác như kiến bò ở môi trên, lưng và thắt lưng đau cứng, Cấp cứu ngất, hôn mê, động kinh, điên cuồng, trụy tim mạch.
Phối Huyệt :
1. Phối Ngân Giao (Đc.28) trị điên (Giáp Ất Kinh).
2. Cứu Âm Giao (Nh.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị mũi chảy máu (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Tiền Đỉnh (Đc.21) trị mặt sưng phù (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị ngang lưng đau như gẫy, thần kinh tọa đau (Ngọc Long Ca).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị bất tỉnh nhân sự (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị trúng phong cấm khẩu, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị té ngã bị tổn thương, lưng và sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thúc Cốt (Bq.64) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Phong Phủ (Đc.16) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy nước (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong bất tỉnh ((Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn sinh ra chứng co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.15) + Tam Âm Giao (Vi.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân, mặt và mắt sưng phù, sốt cao không hạ (Châm Cứu Đại Toàn).
13. Phối châm xuất huyết 12 Tỉnh Huyệt + châm Hợp Cốc (Đtr.4) trị trúng phong, trúng ác khí bất tỉnh (Cổ Kim Y Giám).
14. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị đầu mặt sưng phù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).
15. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Trung Xung (Tb.9) trị chứng bạo quyết (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
16. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị sinh xong bị kích ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Phi Dương (Bq.58) + Trường Cường (Đc.1) trị trực trường sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Phế Du (Bq.13) + Phong Phủ (Đc.16) trị vai thẳng cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hôn mê do trúng độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Hội Âm (Nh.1) + Trung Xung (Tb.9) trị chết đuối (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Thủ Tam Lý (Đtr.11) thấu Ôn Lưu (Đtr.7) + Tọa Cốt + Trường Cường (Đc.1) trị khớp viêm do thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị chấn thương ở lưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Thập Tuyên + Uỷ Trung (Bq.40) trị trúng nắng [thử] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị liệt mặt (Trung Hoa Châm Cứu Học).
26. Phối Nội Quan (Tb.6) trị sinh xong bỗng bất tỉnh (Tân Châm Cứu Học).
27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Thập Tuyên trị kinh phong cấp (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu:
+ Châm thẳng 0,2 - 0,3 thốn hoặc châm xiên mũi kim hướng lên trên sâu 0,5 - 1 thốn.
+ Khi điều trị chứng chảy nước miếng thì trước hết châm mũi kim hướng lên trên xong rút kim ra đến dưới da, rồi châm qua bên trái bên phải , gọi là ‘Tam Thấu Pháp’.
+ Cứu 5 - 10 phút nhưng cứu ít hiệu qủa hơn châm.
*Tham Khảo :
“Bệnh chứng của trúng phong không nhẹ, Trung Xung 2 huyệt có thể yên, trên bổ sau tả nếu không hết, lại châm Nhân Trung liền nhẹ ngay” (Ngọc Long Ca).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét