BÀNG QUANG KINH


THE LEG GREATER YANG -  BLADDER  MERIDIAN 
A- Đường Lưu Chuyển Khí :  
Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Khởi đầu ở góc trong mắt, từ huyệt Tình minh ( Bq.1), lên trán, thẳng lên đỉnh đầu, giao hội với mạch Đốc ở huyệt Bá hội ( Đc.20), phân nhánh vào não rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra 2 nhánh :
* 1 nhánh đi theo dọc cột sống ( cách 1,5 thốn), đến vùng thắt lưng, vào Thận và Bàng quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
* 1 nhánh từ gáy đi kèm 2 bên cột sống ( cách 3 thốn), thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
* Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để hợp với kinh túc thiếu âm Thận.        
Khởi từ nhượng chân, đi lên phía sau đùi đến mông, tới xương cùng  thì đi theo giang môn, lặn sâu vào trong để đến Bàng quang rồi tán vào Thận. Từ Thận theo mép bên của cột sống lên đến cổ gáy gặp kinh chính túc thái dương Bàng quang ở h. Thiên trụ ( Bq. 10). 
Khởi lên ở góc ngoài móng ngón chân út, lên đến mắt cá ngoài, đi chếch lên phía ngoài đầu gối rồi vòng xuống dọc theo mặt ngoài cẳng chân đến gót chân. Từ bờ ngoài gót chân lại đi trở lên theo mặt sau cẳng chân đến hốc nhượng chân. Tại đây có 1 nhánh khác trở xuống miền sau ngoài bắp chân rồi lại lên đến mép trong giữa nhượng chân.
* Từ đoạn giữa nhượng chân chạy lên trên đến mông  và đi lên song song cạnh cột sống lưng đến cổ gáy. 1 nhánh chính thẳng tới vùng xương chẩm vòng lên bên vòm sọ xuống mặt, tới huyệt Tứ bạch ( Vi.2) kết ở mũi và phân thành mạng lưới ở mi mắt trên.
* 1 nhánh tách ra từ mỏm bên trước vai, vùng huyệt Kiên ngung ( Đtr.15), vào ngực, đến hõm xương đòn, lên trên tới trước cơ chũm. 1 nhánh khác từ hõm xương đòn đi chếch lên góc hàm dưới và phân thành nhiều nhánh nhỏ quanh cơ gò má dưới mắt.     
Từ huyệt lạc Phi dương (Bq. 58) theo đường đi của kinh chính lên gáy, vòng lên đầu đến huyệt Tình minh (Bq.1) rồi tán vào miệng.
Từ huyệt lạc Phi dương đi dọc theo bờ ngoài cẳng chân xuống ngoài mắt cá chân rồi dọc mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh túc thiếu âm Thận.
B- Triệu Chứng Và Điều Trị Kinh Bàng Quang.
Kinh
Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Chứng
+Kinh Bệnh:
Mắt đau, chảy nước  mắt, chảy nước  mũi, chảy máu cam, đau vùng đầu, gáy, lưng, thắt lưng, xương cùng  cụt, cột sống, mặt sau chi dưới, sốt.
+ Phủ Bệnh: Tiểu không thông, đái dầm, vùng bụng dưới đau tức.      
Đau từng cơn ở vùng cổ gáy, đầu đau, chóng mặt. Co cứng và đau mỏi, ê ẩm vùng lưng và thắt lưng. 
Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh , 1/2 đầu đau, thần kinh mắt đau, thần kinh tọa đau, cơ nhượng chân co cứng, cột sống lưng đau như gẫy, gân cơ cổ gáy co cứng, vai không nâng lên được, vùng nách đau lan đến hõm trên xương đòn.     
Mũi nghẹt, mũi chảy nước, chảy máu cam,  đầu đau, lưng đau.  
Trĩ, sốt rét, hôn mê, điên cuồng, mắt vàng, mắt chảy nước , mũi chảy nước, đầu và gáy đau, lưng, thắt lưng và xương cùng đau, nhượng chân đau, phần ngoài bắp chân và gót chân đau, ngón chân út bất động.        
Điều Trị
Tả :
Thúc cốt (Bq.65),
Kinh cốt (Bq.64),
Phi dương
( Bq.58),
Bàng quang du ( Bq.28).
Phối :
Thương dương (Đtr.1)
Thiên xu
( Vi.25),
Đại truờng du ( Bq.25),
Đại hách
 ( Th.12).
Trung chử
( Ttu.3)
Thái uyên (P.9).
* Rối Loạn Do Tà Khí :
Châm h. Chí âm, Dũng tuyền  ( Phía đối bên bệnh)
Thúc cốt, Thái khê
( phía bên bệnh).
* Rối Loạn Do Nội Nhân:
Âm khích (Tm.6),
Kim môn (Bq.63),
Túc tam lý (Vi.36),
Chí âm 
( Bq.67),
Thiên trụ
( Bq.10) .
* Thực :
Tả A thị huyệt .
Bổ Chí âm
( Bq.67),
Phối :
Thúc cốt (Bq.65),
Uûy trung
( Bq.40),  
Tứ bạch (Vi.2).
* Hư :
Cứu A thị huyệt,
Chí âm (Bq.67).
Tả Thúc cốt
(Bq.65),
Phối :
Ủy  trung (Bq.40),
Tứ bạch
(Vi.2) 
+ Thực :
Tả huyệt Phi dương (Bq.58).
+ Hư :
Bổ  huyệt
Đại chung (Th.4),  
Tả  huyệt Kinh cốt (Bq.64).
+ Thực :
Tả huyệt Phi dương (Bq.58),
Bổ huyệt Thái khê (Th.3).

+ Hư :
Bổ huyệt Kinh cốt
( Bq.64),
Tả huyệt Đại chung (Th.4).
+ Ghi Chú :
Những điểm ghi nhớ về kinh Bàng quang :
. Thuộc Túc Thái dương.
. Vượng giờ Thân ( 15-17 giờ), Hư giờ Dậu ( 17-19 giờ), Suy giờ Dần ( 3-5g).
. Các huyệt cần nhớ :
Trung cực                    
   huyệt chẩn đoán ( Mộ).
Chí âm                         
   Tĩnh Kim, huyệt BỔ.
Thông cốc                    
   Vinh Thủy.
Thúc cốt                       
   Du Mộc, huyệt TẢ.
Kinh cốt                       
   Nguyên huyệt .
Côn lôn                        
   Kinh Hỏa.
Ủy trung                       
   Hợp Thổ, Lục tổng huyệt trị LƯNG đau.
Kim môn                      
   Khích huyệt.
Phi dương                    
   Lạc huyệt.
Cách du                       
   Huyệt Hội của Huyết.
Đại trữ                         
   Huyệt Hội của Xương. 
Thân mạch                   
   Huyệt Giao Hội với mạch Dương kiều.     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét