NẤC


+ Ách Nghịch, Cách Cơ Kinh Luyến, Uế.
+ Là trạng thái khí bị nghịch lên tạo thành tiếng nấc ngắn và mau làm cho người ta không tự chủ được.
+ Chứng này phát ra 1 cách tự nhiên, nhiều khi không điều trị cũng tự khỏi. Nấc lâu  ngày cần phải trị.
·   Nấc thường xuất hiện với các chứng bệnh cấp hoặc  mạn khác là 1 trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
·   Người đang bị bệnh nặng, có xuất hiện dấu hiệu nấc thường là dấu hiệu sắp chết.  
 * BẢNG I
Loại
Đờm Thấp Ngưng Trệ
Hỏa Nghịch Lên
Khí Trệ Huyết Ứ
Chứng
Tiếng nấc thưa, ngực đầy, đờm nhiều, mắt hoa, phiền  muộn, mạch Nhu, Hoãn.
Tiếng nấc trong, miệng hôi, phiền  khát, tiểu ngắn, nước  tiểu đỏ, táo bón, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt, Sác.   
Nấc kéo dài không hết, ngực sườn đầy, đau, bụng đau có lúc, ăn ít, ăn không tiêu, rêu lưỡi có đốm ứ huyết, mạch Huyền Hoạt hoặc  Sáp.     
Điều Trị
Hóa đờm, lợi thấp.
Thanh Vị, giáng nghịch.
Điều khí, hoạt huyết.
Phương Dược
Tiểu Bán Hạ Gia Phục Linh Thang [5]
Trúc Nhự Thang [6]
Cách Hạ Trục Ứ Thang [1]
Châm Cứu
Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5),  Chiên trung (Nh 17), Phong long (Vi 40), Túc tam lý (Vi 36).
Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5),  Hợp cốc (Đtr 4),
Nội đình (Vi 44),

Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5), Chiên trung (Nh 17), Huyết hải  (Ty 10).
* BẢNG 2  (Nấc)
Loại
Tỳ Thận Dương Hư
Vị Âm  Hư
Vị Hàn
Chứng
Tiếng nấc ngắn và yếu, sắc mặt trắng nhạt, tay chân mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Tế.  
Tiếng nấc nhanh nhưng không liên tục, miệng khô, phiền  khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ, mạch Tế Sác. 
Tiếng nấc trầm, thưa,, có lực, vùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì phát nấc nhiều hơn, lưỡi trắng mỏng, mạch Trì Hoãn. 
Điều Trị
Ôn bổ Tỳ, Thận, hòa Vị, giáng nghịch.
Sinh tân, dưỡng Vị
Ôn trung, giáng nghịch
Phương Dược
Phụ Tử Lý Trung Thang [4]
Ích Vị Thang [3]
Đinh Hương Tán [2]
Châm Cứu
Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5),  Tỳ du (Bq 20), Thận du (Bq 23).
Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5),  Vị du (Bq 21), Túc tam lý (Vi 36).
Thiên đột (Nh 22), Cách du (Bq 17), Nội quan (Tb 5), Vị du (Bq 21) - Cứu.
+ Ghi Chú:
[1] Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác): Cam thảo 12g, Chỉ xác 6g, Đơn bì  8g, Đào nhân  12g, Đương quy  12g, Hồng hoa 12g, Huyền hồ 4g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 12g, Ô dược 8g, Xích thược 8g, Xuyên khung 8g.
[2] Đinh Hương Tán (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận): Chích thảo 2g, Đinh hương 4g, Lương khương 2g, Thị đế 4g.
[3] Ích Vị Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Mạch môn 20g, Mạch nha 4g, Sa sâm 12g, Sinh địa 20g.
[4] Phụ Tử Lý Trung Thang (Thương Hàn Luận): Bạch truật 8g, Bào khương 4g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 12g, Phụ tử 4g.
[5] Tiểu Bán Hạ Gia Phục Linh Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Bán hạ 24g, Phục linh 12g, Sinh khương 20g. 
[6] Trúc Nhự Thang (Tập Nghiệm Phương): Bán hạ 20g, Phục linh 16g, Quất bì 12g, Sinh khương 16g, Trúc nhự 12g.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét