TỲ KINH



1- Đường Lưu Chuyển Khí

Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Khởi lên từ góc móng ngón chân cái, theo bờ trong ngón cái  và lằn da gan chân - mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong, lên mặt trong cạnh xương chầy, giao chéo qua trước kinh túc Quyết âm Can đến mặt trong đầu gối và đùi trong, nhập vào bụng để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị rồi lên trên xuyên qua cơ hoành, đi dọc 2 bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tản ra dưới lưỡi.
Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.    
Khởi lên từ háng ở huyệt Xung môn (Ty 12), nối với kinh Vị ở huyệt Khí xung (Vi 30), rồi cùng kinh Biệt Vị lặn vào trong thành  bụng, lên trên, qua Tâm.
Đến đây, đường  kinh đi tiếp, nổi lên ở họng, xuyên qua lưỡi, đến góc mắt trong, hội với kinh Biệt Vị ở huyệt Tình minh (Bq 1).
Khởi lên ở góc trong móng ngón chân cái, qua mắt cá trong, theo mặt trong xương chầy,  lên vùng háng, tụ ở bộ phận sinh dục, rồi lên trên bụng, đến rốn, đi ra cạnh sườn và tán vào giữa ngực.
Một chi nhánh từ  bộ sinh dục đi lên bên trong bụng và bám vào cột sống ở D.5.    
Từ huyệt Lạc -Công tôn
(Ty 4), theo kinh chính lên bụng, vào Vị và Đại trường. 
Từ huyệt Lạc - Công tôn (Ty 4), chạy ngang đầu xương chầy đến huyệt Nguyên của kinh Vị là Xung dương
(Vi 42).

2- Triệu Chứng Và Điều Trị Kinh TỲ

Loại
Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Chứng Cuống lưỡi cứng, vị quản đau, ăn vào thì ói, bụng trướng, hay ợ hơi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, nếu trung tiện hoặc  đại tiện được thì dễ chịu.  Đau từng cơn ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới và 2 bên hông sườn, không thể nằm ngửa được, đầu đau, hay quên.   Đau và co rút dọc theo đường kinh đi, co cứng và co rút ngón chân cái lan đến mắt cá trong, khớp gối và khớp háng viêm, vùng rốn và hông sườn đau, đau lan tỏa mặt trong ngực và cột sống lưng, bộ phận sinh dục đau không chịu nổi.    + Thực:
Đau ở ruột như dao cắt.

+ Hư:
Bụng đầy trướng. 
Cuống lưỡi đau, cơ thể cứng, khó xoay trở, ăn không được, tiêu chảy hoặc  kiết lỵ, tâm phiền,  đau ran dưới tim, toàn thân phù, hoàng đản, không thể nằm yeân,, bôø trong đầu gối sưng đau, quyết lãnh.    
Điều Trị * Thực:
Tả huyệt
Thương khâu (Ty 5),
Thái bạch (Ty 3), Công tôn
(Ty 4),
Lệ đoài (Vi 45).
* Hư:
Bổ huyệt Đại đô (Ty 2),
Thái bạch
(Ty 3),  Công tôn (Ty 4),  Tỳ du  (Bq 20), Chương  môn (C 13),
Giải khê (Vi 41).
* Do Tà Khí:
Ẩn bạch  (Ty 1),
Lệ đoài  (Vi 45),
phía đối bên bệnh.
Hãm cốc (Vi 43),
Thái bạch (Ty 3),
phía bên bệnh.
* Do Nội Thương:
Âm khích Tm.6),
Thương khâu
(Ty 5), Túc tam lý (Vi 36), Đại đô (Ty 2), Xung môn (Ty 12),
Nhân nghênh
(Vi 9).
* Thực:
tả A thị huyệt kinh Cân.
bổ Đại đô (Ty 2), Ẩn  bạch (Ty 1),
Phối
Thái bạch (Ty 3), Thương khâu (Ty 6),  Khúc cốt (Nh 2).
* Hư:
Cứu A thị huyệt kinh Cân,
Ẩn bạch (Ty 1),
Tả  Thương khâu (Ty 6),
Phối  Thái bạch (Ty 3), Khúc cốt (Nh 2).
* Thực:
Tả Công tôn (Ty 4).

* Hư:
bổ
Phong long
(Vi 40),
Tả
Thái bạch
(Ty 3).
* Thực:
tả Công tôn
(Ty 4),
bổ Xung dương
(Vi 42).
* Hư:
Bổ Thái bạch
(Ty 3),
Tả Phong long
(Vị.40).


+ Ghi Chú:
1 số điểm cần nhớ về kinh TỲ:
. Thuộc Thái âm.
. Vượng giờ Tỵ ((9-11g), Hư giờ Ngọ (11-13g), Suy giờ Hợi 21-23g).
Các huyệt cần nhớ:
Chương môn  (C 13)                 
           Huyệt chẩn đoán (Mộ) của Tỳ.
Ẩn bạch                                   
           Tĩnh Mộc.
Đại đô                                      
           Vinh Hỏa, huyệt BỔ.
Thái bạch                                 
           Du Thổ, Nguyên.
Thương khâu                            
           Kinh Kim, huyệt TẢ.
Âm lăng tuyền                          
           Hợp Thổ
Công tôn                                  
           Huyệt Lạc, huyệt Giao hội với mạch Xung.
Địa cơ                                     
           Huyệt Khích.
Tam âm giao                            
           Huyệt Hội của 3 kinh âm Can, Thận và Tỳ
Huyết hải                                 
           Huyệt bể của huyết.
Đại bao                                    
           Huyệt Đại lạc của Tỳ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét