ĐẠI THỦY BÌNH


Cây sống nổi trên mặt nước. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên làm thành phao nổi như các độc bình, gân lá hình cong. Hoa mọc thành bông hay chùy ở ngọn.

ĐẠI THỦY BÌNH     大 水 萍
Eichhornia crassipes (Mart.) Solms.

Tên Việt Nam: Bèo tây, Bèo nhật bản, Lục bình, Độc bình.
Tên khác: Nhật bản thủy bình.
Tên khoa họcEichhornia crassipes (Mart.) Solms.
Họ khoa học: Pontederiacea.
Mô tả: Cây sống nổi trên mặt nước. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên làm thành phao nổi như các độc bình, gân lá hình cong. Hoa mọc thành bông hay chùy ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng, 6 nhị, 3 dài 3 ngắn. Bầu thường 3 ô, chứa nhiều noãn, quả nang. Ra hoa tháng 10-11.
Phân biệt:
1- Khác với cây Đại phù bình, còn có tên là Bèo tai tượng, Bèo tía, Bèo ván (Pistia stratiotes L.) thuộc họ Araceae. Đó là cây mọc nổi trên nước, rễ dài không có thân, lá lớn màu xanh, mọc từ gốc thành hoa thị, phiến lá hình trứng dài từ 2-10cm, trên nhẵn, dưới có lông mịn, lá giữa nhỏ hơn, có loại lá ở trên màu xanh dưới màu tím, còm gọi là Lục phù bình hay Bèo tía (kinh nghiệm dân gian hay dùng loài này). Hoa tự nhỏ, màu trắng nhạt, hình ống không đều, mọc từ giữa các lá. Quả nang có nhiều hạt xù xì. Thường thu hái vào mùa hè, rửa sạch ngắt bỏ rễ phơi khô có thể sao vàng, dùng khô từ 1,15g -6g, tươi 30g5-90g, sắc uống. Bên ngoài rửa sạch đâm với muối đắp. Trị ngoại cảm phong nhiệt, sốt phát tán, dị ứng ngứa, viêm quầng, phù thủng, lở ngứa. Người hay ra mồ hôi không nên dùng.
2- Khác với cây Tiểu phù bình, còn gọi là Bèo tấm (Lemna minor linn) thuộc họ Araceae. Đó là cây nhỏ sống lâu năm, thường chụm 2-3 cây vào một. Mỗi cây chỉ gồm một phiến mỏng màu lục hình bầu dục mang một rễ hoa mọc trên phiến mỏng nói trên, trong mo. Trong mỗi mo có một hoa đực trần gồm 2 nhị và một hoa cái trần gồm 1 lá noãn chứa 1 noãn. Quả bế cây sinh sản bằng cách này chồi. Mọc hoặc trồng nhiều trên hồ ao, rãnh nước. Thu hái cả cây. Kinh nghiệm dân gian dùng tươi hay phơi khô, làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi tiểu, cầm máu, chữa đinh nhọt, ngày dùng 3g 5 đến 15g sắc uống hoặc tán bột uống.
Địa lý: Cây nhập vào Việt Nam từ 1905, lan tràn một cách nhanh chóng.
Thu hái, sơ chế: Hái quanh năm không chế biến gì cả.
Phần dùng làm thuốc: Toàn lá. Thân có thể muối dưa hoặc nấu canh ăn.
Tính vị: Vị ngọt, tính mát.
Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm.
Chủ trị:
+ Trị vết thương trên cơ thể bị nhiễm độc do hóa chất.
Kinh nghiệm dân gian:
+ Trị đinh nhọt vết sưng tấy, giã một nắm bèo tây, trộn tý muối đắp lên, khi khô đắp tiếp, chưa nung mủ thì mủ tan, đã nung mủ thì chảy mủ ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét