BÀI THUỐC THANH NHIỆT


CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT Ở PHẦN KHÍ

CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT

Là các phương thuốc được tạo thành chủ yếu do các vị thuốc tính lạnh, mát có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc được dùng để chữa các chứng bệnh cảm sốt ở phần trong cơ thể ( lý nhiệt).
Nguyên nhân do:
* Hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt, thử nhiệt thuộc chứng lý thực nhiệt.
* Âm hư, tân dịch giảm thuốc chứng hư nhiệt.
-  Vị trí gây bệnh ở phần dịnh, khí huyết ( thuộc ôn bệnh) hoặc ở các tạng phủ, kinh lạc.
-  Các phương thuốc thanh nhiệt được phân loại như sau:
   * Thanh nhiệt ở phần khí.
   * Thanh nhiệt lương huyết ở phần dinh, huyết.
   * Thanh nhiệt giải độc.
   * Thanh nhiệt giải thử.
   * Thanh nhiệt ở tạng phủ.
   * Thanh hư nhiệt.
- Những điểm cần lưu ý khi dùng thuốc Thanh nhiệt:
   * Không dùng thuốc Thanh nhiệt khi bệnh còn ở biểu. 
   * Nếu đã hết sốt thì ngừng uống, vì các vị thuốc thanh nhiệt đều có tính mát lạnh nên dễ làm tổn thương đến vị khí, dương khí.
   * Dùng rất thận trọng cho những người có bẩm tố hư hàn vì dễ tổn thương đến phần dương khí.
   * Bệnh thuộc chứng chân hàn giả nhiệt không dùng các bài thuốc này.

CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT Ở PHẦN KHÍ
( THANH NHIỆT TẢ HỎA)
-           Các bài thuốc Thanh nhiệt ở phần khí có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, được dùng để chữa các chứng bệnh gây ra khi nhiệt ở phần khí: Sốt cao, phiền khát, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, đại, hoạt, sác.
Trên lâm sàng được dùng để chữa ôn bệnh ở giai đoạn ở phần khí, chứng Dương minh kinh chứng thuộc hội chứng Lục kinh ( Bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng: mất nước, mất điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch).

THANH NHIỆT TIẾT NHIỆT Ở PHẦN KHÍ

BẠCH HỔ THANG
白虎
(TÊN KHÁC CỦA VỊ THẠCH CAO)
( THẠCH CAO TRI MẪU THANG)
( Thương hàn luận)
- Thanh nhiệt ( ở phần khí)
- Tả vị hỏa – Sinh tân dịch, chỉ khát

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Thạch cao (Bạch hổ)
(石膏)
40-100g
Tả vị hỏa, hạ sốt (quân)
Tri mẫu(知母)
12-20g
Thanh phế vị nhiệt, nhuận tràng sinh tân dịch (thần)
Cam thảo(甘草)
4-8g
Ích bổ trung khí (tá và sứ)
Gạo tẻ (Ngạnh mễ)
20-40g
Ích vị, sinh tân dịch (tá và sứ)

  Cách dùng: Sắc thuốc đến khi gạo nhừ, bỏ bã, uống ấm, chia làm 3 lần/ ngày.
   Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt ở kinh Dương minh (thuộc kinh chứng) hay nhiệt ở phần khí (ôn bệnh): sốt cao, nhức đầu, miệng lưỡi khô, phiền khát, thích uống, mặt đỏ, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại hữu lực hay hoạt sác. Hay gặp ở bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng (nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch).
Chữa sốt rét, thấp khớp cấp dùng bài này gia Quế chi, có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hòa vinh vệ gọi là bài Bạch hổ gia Quế chi thang.
Chữa viêm khớp dạng thấp có sưng, nóng, đỏ, đau dùng bài này gia Thương truật.
Chữa viêm lợi, lở loét chân răng, loét miệng dùng bài này bỏ Ngạnh mễ gia Mạch môn, Thiên hoa phấn, Thanh hao, Huyền sâm.
Chữa viêm não Nhật bản B, hội chứng não cấp dùng bài này gia Rễ sậy, Trúc lịch, Thiên hoa phấn.

TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
竹叶石膏
Xuất xứ: “Thương hàn luận”
- Thanh nhiệt trừ phiền
- Sinh tân, ích khí hòa vị

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Trúc diệp(竹叶)
12g
Thanh nhiệt trừ phiền (quân)
Thạch cao (石膏)
40g
Thanh nhiệt trừ phiền (quân)
Bán hạ chế(半夏制)
12g
Giáng nghịch chỉ ẩu (thần)
Nhân sâm(仁参)
8g
Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vi
Mạch môn(麦门)
24g
Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vị
Cam thảo(甘草)
4g
Ích khí dưỡng âm, an trung hòa vị
Ngạnh mễ(硬米)
40g
Ích khí, an trung hòa vị (tá và sứ)
   
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia đều 3 lần, uống nguội, trước khi ăn.
   Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt sốt, ra nhiều mồ hôi, làm cho khí và âm tổn thương, xuất hiện các chứng trạng miệng khô, môi ráo, tâm phiền muộn, lưỡi hồng, mạch tế sác.
Chữa chứng vị âm bất túc, vị hỏa thượng nghịch mà thấy xuất hiện các triệu chứng miệng khát, lưỡi khô, đỏ, mạch tế sác. Khứ Thạch cao, gia Thiên hoa phấn để sinh tân tăng dịch.
Chữa chứng tiêu khát do vị hỏa thịnh làm người gầy, tiểu nhiều có các triệu chứng Thận suy thì khứ Thạch cao, gia Hoàng tinh, Thiên hoa phấn, Thục địa, Sơn thù nhục.

CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT
LƯƠNG HUYẾT Ở PHẦN DINH VÀ HUYẾT

-  Các phương thuốc Thanh nhiệt lương huyết ở phần và huyết có tác dụng thanh nhiệt tà phạm vào phần dinh, huyết: người sốt cao, phiền táo, mất ngủ, tinh thần mê sảng, chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, phát ban.
-  Được dùng trong ôn bệnh thuộc giai đoạn dinh và huyết (bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng ở giai đoạn toàn phát có biến chứng nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch.
              

THANH DINH THANG
Xuất xứ: “Ôn bệnh điều biên”
- Thanh dinh giải độc
- Dưỡng âm thấu nhiệt

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Bột sừng trâu
(tê giác)
12g
Thanh nhiệt giải độc ở phần dinh (quân)
Sinh địa(生地)
1-4g
Thanh nhiệt dưỡng âm (thần)
Huyền sâm(玄参)
12g
Thanh nhiệt dưỡng âm (thần)
Mạch môn(麦门)
12g
Thanh nhiệt dưỡng âm (thần)
Hoàng liên(黄连)
6g
Thanh nhiệt giải độc (tá)
Liên kiều(连翘)
12g
Thanh nhiệt giải độc (tá)
Trúc diệp(竹叶)
10g
Thanh nhiệt giải độc (tá)
K.ngân hoa(金银花)
12g
Thanh nhiệt giải độc (tá)
Đan sâm(丹参)
8g
Hoạt huyết tán ứ (sứ)
 Cách dùng: Sắc, chia uống 3 lần trong ngày, uống nguội
 Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt ở phần dinh (bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh): Người sốt, đêm sốt cao hơn, mê sảng, phiền táo, không ngủ, phát ban, lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác.
Sốt xuất huyết: dùng cỏ mật 1 nắm dã nát lấy nước cho uống, bỏ xác quanh mình.

TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG
Xuất xứ: “Thiên kim phương”
- Thanh nhiệt lương huyết
- Tán ứ chỉ huyết – giải độc

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Tê giác
 (Bột sừng trâu)
1,5-4g
12g
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết (quân)
Sinh địa(生地)
24g
Thanh nhiệt lương huyết (thần)
Bạch thược(白芍)
16g
Điều hòa phần dinh, tiết nhiệt (tá và sứ)
Đơn bì(丹皮)
16g
Lương huyết tán ứ (tá và sứ)
   Cách dùng: Sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
   Ứng dụng lâm sàng:
Chữa chứng nhiệt vào phần huyết trong ôn bệnh (bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát có biến chứng nhiễm độc thần kinh và rối loạn thành mạch gây chảy máu): nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu... tinh thần mê sảng, hôn mê, ban chẩn tím, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Chữa viêm gan nặng, hôn mê gan, chứng urê huyết gây chảy máu, nhiễm trùng huyết, đinh râu, bạch cầu cấp.
Chữa chứng xuất huyết tử ban do giảm tiểu cầu (thêm thuốc cầm máu, thanh nhiệt, dưỡng âm).

CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC



HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG
黄连解毒汤
Xuất xứ: “Ngoại đài bí yếu”
- Tả hỏa giải độc
- Thanh nhiệt táo thấp

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Hoàng liên(黄连)
12-16g
Tả tâm nhiệt (quân)
Hoàng cầm(黄芩)
8-12g
Tả hỏa ở thượng tiêu – Phế (thần)
Hoàng bá(黄柏)
8-12g
Tả hỏa ở hạ tiểu – Can, Thận, Bàng quang...(tá)
Chi tử
10-12g
Tả nhiệt ở Tam tiêu, dẫn các vị thuốc đi xuống (sứ)
 Cách dùng: Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống không no không đói (nghĩ uống khi bệnh đã ngưng).
 Ứng dụng lâm sàng:
-           Chữa các hội chứng nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, mụn nhọt, đinh râu, viêm phổi.
-           Chữa lỵ nhiễm trùng, ỉa chảy nhiễm trùng.
-           Chữa viêm não, màng não.
-           Chữa viêm gan, viêm đường dẫn mật, dùng bài này thêm Nhân trần, Đại hoàng.

PHỔ TẾ TIÊU ĐỘC ẨM
Xuất xứ: “Lý Đông Viên”
- Sơ tán phong nhiệt
- Thanh nhiệt giải độc

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Mã bột
6g
Thanh nhiệt yết hầu
Hoàng cầm(黄芩)
16g
Thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên(黄连)
6g
Thanh nhiệt giải độc
Cam thảo(甘草)
6g
Thanh nhiệt giải độc
Huyền sâm(玄参)
20g
Thanh nhiệt giải độc
Liên kiều(连翘)
8g
Thanh nhiệt giải độc
Bản lam căn
8g
Thanh nhiệt giải độc
Ngưu bàng tử(牛蒡子)
16g
Sơ tán phong nhiệt, thanh đầu diện nhiệt độc
Bạc hà tươi
16g
Sơ tán phong nhiệt, thanh đầu diện nhiệt độc
Bạch cương tàm
12g
Sơ tán phong nhiệt, thanh đầu diện nhiệt độc
Cát cánh(桔梗)
8g
Sơ tán phong nhiệt, thanh đầu diện nhiệt độc
Thăng ma(升麻)
12g
Thanh nhiệt giải độc
Sài hồ(柴胡)
8g
Sơ tán phong nhiệt
Trần bì(陈皮)
8g
Thanh lợi yết hầu

 Cách dùng: Sắc, chia uống 2 lần/ngày, uống sau khi ăn, uống nguội.
   Ứng dụng lâm sàng:
Chữa các hội chứng nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, mụn mọt, đinh râu, viêm phổi.
Chữa lỵ nhiễm trùng, ỉa chảy nhiễm trùng.
Chữa viêm não, viêm màng não.
Nếu có viêm gan vàng da, viêm đường dẫn mật; dùng bài này thêm: Nhân trần, Đại hoàng.
Nếu có thổ huyết, nục huyết thêm: Sinh địa, Đơn bì, Xích thược.
Nếu kiết lỵ ra máu, lý cấp hậu trọng thêm: Mộc hương, Tân lang.
Nếu tiểu tiện bí, tiểu rắt thêm: Sa tiền, Mộc thông

CÁC PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT Ở TẠNG PHỦ

THUỐC THANH NHIỆT Ở KINH TÂM


TẢ TÂM THANG
- Tả hỏa, thanh nhiệt, giải độc

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Đại hoàng (大黄)
10g
Hạ tiết nhiệt, tả hỏa giải độc
Hoàng liên(黄连)
10g
Tiết nhiệt táo thấp, giải độc
Hoàng cầm(黄芩)
16g
Thanh thấp nhiệt, giải nhiệt độc

 Cách dùng: Sắc uống, chia làm 2 lần/ngày.
   Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng thực hỏa. Như chứng ngoại cảm nhiệt bệnh kèm theo bên trong biểu hiện sốt cao, mặt hồng, mặt đỏ, phiền táo, nói nhảm, phát cuồng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ hoặc biến chứng thổ huyết, nục huyết.
-  Chứng thấp nhiệt tà chưng đốt mà phát sinh hoàng đản hoặc mục nhọt, đinh râu có táo bón.
-  Bài này còn có tên: Tam hoàng tả tâm thang.

ĐẠO XÍCH TÁN
道赤散
Xuất xứ: “Tiểu nhi dược chứng trực quyết”
- Thanh tâm lợi niệu.

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Sinh địa(生地)
40g
Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm (quân)
Mộc thông(木通)
40g
Thanh tâm, giáng hỏa, lợi niệu (thần)
Cam thảo(甘草)
40g
Thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc (tá, sứ)
Trúc diệp(竹叶)
40g
Thanh tâm, giáng hỏa, lợi niệu (thần)
  
Cách dùng: Ba vị trên tán nhỏ, mỗi lần uống 12g, uống với nước Lá tre sau khi ăn.
   Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng tâm kinh có nhiệt (hội chứng nhiễm trùng toàn thân), miệng khát, mặt đỏ, thích uống nước lạnh, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện ít đỏ, đái buốt.
-  Chữa chứng viêm bàng quang cấp, viêm thận cấp; dùng bài này thêm Cỏ tranh ( Bạch Mao Căn ).
-  Chữa chứng loét miệng.

THANH TÂM LIÊN TỬ ẨM
(Ích khí – Thanh tâm hỏa)


Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Liên tâm(莲心)
    8g
Thanh tâm hỏa, giao tâm thận
Liên nhục(莲肉)
   10g
Thanh tâm hỏa, giao tâm thận
Hoàng cầm(黄芩)
    8g
Kiện âm – thoái hư nhiệt
Địa cốt bì(地骨皮)
    8g
Lương huyết – dưỡng âm thanh nhiệt
Hoàng kỳ(黄耆)
    8g
Ích khí phù chính
Đảng sâm(党参)
   12g
Ích khí phù chính
Phục linh(茯苓)
    8g
Lợi thấp nhiệt
Mạch môn(麦门)
    8g
Thanh âm dưỡng âm
Cam thảo(甘草)
    4g
Ích khí phù chính

Cách dùng: Sắc uống, chia làm 2 lần/ngày
 Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng tâm hỏa thượng xung, thận âm bất túc, di tinh, lâm trọc.
-  Chữa nhiễm trùng gây sốt cao, người mệt mỏi.
-  Sốt cao gây xuất huyết, rong huyết.

CÁC BÀI THUỐC THANH NHIỆT
Ở TẠNG CAN VÀ KINH CAN, ĐỞM
     Do thấp nhiệt gây bệnh ở kinh Can dùng bài Long đởm tả can thang. Nếu Can khí uất hóa hỏa dùng bài Tả kim hoàn.

LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
Xuất xứ: “Y tông kim giám”
- Tả thực hỏa ở kinh Can, Đởm
- Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Long đởm thảo(龙胆草)
8g - 12g
Tả thấp nhiệt ở hạ tiểu, tả hỏa kinh can đởm (quân)
Hoàng cầm(黄芩)
8g
Giúp cho Long đởm tả hỏa ở can đởm là (thần)
Sơn chi tử(山  子)
8g
Giúp cho Long đởm tả hỏa ở can đởm là (thần)
Trạch tả(泻泽)
8g
Giúp cho Long đởm thanh thấp nhiệt đi ra bằng tiểu tiện (thần)
Mộc thông (木通)
8g
Tác dụng như trên
Xa tiền tử(车钱子)
8g
Tác dụng như trên
Đương quy(当归)
2 - 6g
Dưỡng huyết, ích âm, hòa can (tá)
Sinh địa(生地)
8g
Dưỡng huyết, ích âm, hòa can
Sài hồ(柴胡)
8g
Giúp cho can đởm sơ tiết, dẫn thuốc (sứ)

TẢ KIM HOÀN
金丸
Xuất xứ: “Đơn khê tâm pháp”
- Thanh vị nhiệt: làm mát dạ dày.
- Thanh can tả hỏa.

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Hoàng liên(黄连)
6 phần
Tả tâm hỏa, tả can hỏa hoành nghịch (quân)
Ngô thù du(梧茱
1 phần
Giải uất, giáng nghịch, trừ nôn

 Cách dùng: Tán nhỏ, làm hoàn, mỗi lần uống từ 2-4g, ngày 3 lần.
 Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính: lợm giọng, nôn mữa, ợ chua, vùng thượng vị đau lan ra 2 bên mạng sườn, miệng đắng chất lưỡi đỏ.
-  Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ gia thêm Bạch thược để chống đau bụng. Hoặc bỏ Ngô thù du thêm: Mộc hương để thanh nhiệt, lý khí, chỉ thống, chỉ tả.
-  Nếu tinh thần không yên gây nôn mữa thêm: Ô dược, Thanh bì, Trần bì để sơ can lý khí.
-  Nếu phù vùng mặt, hai mí mắt, tâm khí thũng thêm: Quế chi, Phục linh để ôn thủy hóa ẩm.

CÁC BÀI THUỐC THANH NHIỆT Ở VỊ VÀ KINH VỊ THANH VỊ TÁN

(Y phương tập giải)
Thanh vị nhiệt, lương huyết


Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Hoàng liên(黄连)
6g
Thanh vị hỏa (quân)
Sinh địa(生地)
6g
Lương huyết, tư âm (thần)
Đơn bì(丹皮)
4g
Lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (thần)
Đương quy(当归)
6g
Hòa huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (thần)
Thăng ma(升麻)
4g
Tán hỏa giải độc, dẫn thuốc và K. Dương Minh
   Cách dùng: Tán thành bột, mỗi ngày uống 12g, chia làm 2 lần. Có thể dùng theo liều thuốc thang thích hợp.
   Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng vị nhiệt hay vị hỏa: răng lung lay, chân răng có mủ, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng.
-  Chữa đau thần kinh số V, lở loét miệng.


NGỌC NỮ TIỄN
玉  
Xuất xứ: “Trương cảm nhạc”
- Thanh vị nhiệt, tả vị hỏa, dưỡng âm.

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Thạch cao(石膏)
20-40g
Thanh vị hỏa (quân)
Thục địa(熟地)
12-20g
Bổ thận tư âm (thần)
Mạch môn(麦门)
8g
Dưỡng âm, tăng tân dịch (tá)
Tri mẫu(知母)
6g
Tư âm giáng hỏa (tá)
Ngưu tất(牛膝)
6g
Dẫn huyết, dẫn nhiệt đi xuống (sứ)
 Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
   Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng âm hư vị nhiệt: người vật vã, miệng khát, đau đầu, đau răng, chảy máu chân răng, viêm chân răng.
-  Chữa lở loét miệng lưỡi, hôi miệng dùng bài này thêm Sa sâm, Thạch hộc.
-  Chữa bệnh đái đường, đái nhạt thể vị hỏa (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mau đói, chất lưỡi đỏ...).

BÀI THUỐC THANH NHIỆT Ở PHẾ
TẢ BẠCH TÁN
白散
Xuất xứ: “Tiểu nhi dược chứng trực quyết”
- Tả phế hỏa, thanh hư nhiệt.
- Chỉ khái bình suyễn.
           
Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Tang bạch bì(桑白皮)

 8 - 16g
Tả phế nhiệt, chỉ khái, bình suyễn (quân)
Địa cốt bì(地骨皮)
 8 - 16g
Thanh hư nhiệt, trừ cốt chưng (thần)
Cam thảo sống(生甘草)
 4 - 6g
Điều hòa các vị thuốc (tá, sứ)
  
 Cách dùng: Tán thành bột mịn, mỗi lần uống 8-16g (cho vào nước sắc uống trước khi ăn). Có thể dùng thuốc thang theo liều thích hợp.
   Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa viêm họng, viêm phế quản có sốt, ho nhiều.
-  Chữa viêm phế quản thể hen.
-  Chữa trẻ em bị bệnh sởi giai đoạn đầu: ho, sốt.
-  Có thể chữa hen phế quản, phế khí thũng dùng bài này phối hợp với bài Nhị trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo).
-  Nếu đàm nhiệt ủng thịnh kèm ho suyễn thêm Hoàng kỳ, Đinh lịch tử để phế nhiệt.
-  Nếu âm hư nhiều thêm: Thanh cao, Miết giáp, Ngân sài hồ thanh hư nhiệt.

CÁC BÀI THUỐC THANH NHIỆT Ở ĐẠI TRƯỜNG


BẠCH ĐẦU ÔNG THANG
Xuất xứ: “Thương hàn kim quỷ”
- Thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ thống, chỉ lỵ

Bạch đầu ông
(白头翁)
 12-20g
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chữa lỵ do thấp (quân)
Hoàng liên(黄连)
 4-8g
Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp nhiệt (thần, tá)
Hoàng bá(黄柏)
 8-16g
Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp nhiệt (thần, tá)
Trần bì(陈皮)
 12g
Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp nhiệt (thần, tá)

Cách dùng: Sắc uống, ngày một thang, chia làm 3 lần, uống ấm, trước khi ăn.
 Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng lỵ trực trùng, lỵ amíp do thấp nhiệt: Ỉa ra máu, ỉa chảy kèm thêm đau bụng, mót rặn.


HOÀNG CẦM THANG
Xuất xứ: “Thương hàn luận”
- Thanh lý nhiệt, hòa âm, chỉ thống.

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Hoàng cầm(黄芩)
12g
Thanh nhiệt táo thấp, chỉ lỵ
Bạch thược(白芍)
12g
Nhu can, hòa huyết, chỉ thống
Cam thảo(甘草)
4g
Điều hòa các vị thuốc, chỉ thống
Đại táo(大枣)
4 quả
Hòa tỳ điều vị
   Cách dùng: Sắc chia 3 lần uống trong ngày.
   Ứng dụng lâm sàng: Chữa lỵ amíp, lỵ trực trùng có đau bụng nhiều.


CÁC BÀI THUỐC THANH HƯ NHIỆT

THANH HAO MIẾT GIÁP THANG
哮瞥甲
Xuất xứ: “Ôn bệnh điều biện”
- Dưỡng âm thấu nhiệt

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Thanh hao(青哮)
12g
Thanh huyết nhiệt, dẫn tà ngoại xuất (quân)
Miết giáp(瞥甲)
12g
Dưỡng âm thoái nhiệt (quân)
Sinh địa(生地)
12g
Tư âm thanh nhiệt (thần)
Đơn bì(丹皮)
12g
Lương huyết tiết nhiệt (thần, tá)
Tri mẫu(知母)
10g
Tư âm thanh nhiệt (thần, tá)

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 4 lần trong ngày, uống ấm.
 Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa sốt kéo dài sau khi mắc bệnh truyền nhiễm: đêm sốt ngày giảm, không có mồ hôi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
-  Chữa viêm phế quản mãn tính, lao phổi do phế âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn, Địa cốt bì.
-  Chữa rối loạn các chất tạo keo gây nhức xương, sốt hâm hấp, thêm Địa cốt bì, Hạn liên thảo.
-  Chữa chứng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (YHCT cho rằng do âm hư tân dịch giảm gây hư nhiệt bốc lên) thêm Thạch hộc, Bạch vi, Địa cốt bì.
-  Chữa chứng trẻ em sốt về mùa hè do âm hư thêm Bạch vi, Bạc hà.

TẦN GIAO MIẾT GIÁP TÁN
瞥甲散
Xuất xứ: “Vệ sinh bảo giám”
- Tư âm dưỡng huyết
- Thanh nhiệt trừ cốt chưng

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Miết giáp(瞥甲)
10g
Tư âm tiềm dương
Tần giao(秦艽)
10g
Thanh nhiệt, trừ cốt chưng
Tri mẫu(知母)
10g
Thanh nhiệt, trừ cốt chưng
Địa cốt bì(地骨皮)
6g
Dưỡng âm thanh nhiệt
Đương quy(当归)
10g
Bổ huyết, hòa huyết

Cách dùng: Tán bột, uống 10g/ngày, chia làm 2 lần.
   Ứng dụng lâm sàng:
-           Chữa chứng cốt chứng lao nhiệt, người gầy yếu, môi hồng, gò má đỏ, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, ho khạc, người mệt mỏi, lòng bàn tay bàn chân nóng, mạch tế sác.
-  Chữa sốt kéo dài, rối loạn tiền mãn kinh.
-  Chữa rối loạn giao cảm do lao, rối loạn các chất tạo keo (sốt hâm hấp, nhức trong xương...).

ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG
Xuất xứ: “Đương thất bí tàng”
- Tư âm tả hỏa, bổ khí huyết, chỉ đạo hãn

Vị thuốc
Liều lượng
Tính năng
Đương quy(当归)
   12g
Bổ huyết, hòa huyết
Sinh địa(生地)
   16g
Tư âm, dưỡng huyết
Thục địa(熟地)
   16g
Bổ thận tư âm
Hoàng liên(黄连)
    4g
Thanh nhiệt tả hỏa
Hoàng cầm(黄芩)
    8g
Thanh nhiệt tả hỏa
Hoàng bá(黄柏)
    8g
Thanh nhiệt tả hỏa
Hoàng kỳ(黄耆)
   12g
Bổ khí chỉ hãn

Cách dùng: Sắc ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần trong ngày.
 Ứng dụng lâm sàng:
-  Chữa chứng âm hư đạo hãn, miệng khô, tâm phiền, chất lưỡi đỏ, mạch hư sác.
-  Người tỳ vị hư nhược quá thì không dùng phương này.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG THANG THANH NHIỆT
Các phương thuốc thanh nhiệt được chia làm 6 loại chính:
* Thuốc thanh nhiệt ở phần khí:
-  Bài Bạch hổ thang và Trúc diệp thạch cao thang đều có tác dụng làm thanh nhiệt và tiết nhiệt ở phần khí nhưng: Bạch hổ thường dùng cho chứng nhiệt ở Dương minh khí phận, Dương minh kinh chứng, nóng nhiều, phiền khát. Còn Trúc diệp thì có tác dụng sinh tân dưỡng vị nhiều hơn vì thế dùng cho bệnh nhiệt đã khỏi mà nóng vẫn còn, tân dịch bị hao tổn hoặc thử nhiệt làm thương khí.
* Thuốc thanh nhiệt ở phần dinh:
-  Bài Thanh dinh thang chữa bệnh nhiệt tà xâm lấn vào phần dinh: mình nóng, phiền táo, nói sảng, phát ban thì nên dùng.
-  Bài Tê giác địa hoàng thang có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán ứ, thanh tâm, chữa chứng ngoại cảm nhiệt bệnh, nhiệt nhập dinh huyết, tâm bào mà có các triệu chứng như: sốt cao, thần chí bất minh, hổ huyết, nục huyết hoặc tiện huyết, phát ban phát chẩn, lưỡi hồng, mạch tế sác.
* Thuốc thanh cả khí và huyết:
-  Bài Thanh ôn bại độc ẩm và bài Phổ tế tiêu độc ẩm đều có tác dụng thanh nhiệt ở phần khí và phần huyết, trong đó bài Thanh ôn nặng về sơ tiết phong tà còn Bài Tê giác nặng về thanh nhiệt lương huyết.
* Thuốc thanh nhiệt tả hỏa:
-  Bài Hoàng liên giải độc có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh thấp nhiệt, thích ứng với các chứng thực hỏa, phát cuồng, nói nhảm, thấp nhiệt sinh hoàng đản, đinh thương gây vàng da. Còn bài Phổ tế có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc thích ứng với các chứng ôn bệnh, đầu mặt sưng thũng.
* Thuốc thanh nhiệt ở tạng phủ:
-  Bài Thanh vị tán có tác dụng thanh vị lương huyết: chữa các chứng nhiệt tích ở vị phủ gây răng đau buốt lên tới đầu, mặt má nóng.
-  Bài Ngọc nữ tiễn cấu tạo từ bài Bạch hổ thang gia giảm mà thành, có tác dụng tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho những chứng đau răng do nhiệt, nhức đầu, thổ huyết, nục huyết.
-  Bài Tả tâm thang có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, giải độc, chữa các chứng hỏa thực nhiệt. Như ngoại cảm kèm theo bên trong biểu hiện sốt cao, mặt hồng, mắt đỏ, phiền táo, nói nhảm, phát cuồng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ hoặc thổ huyết, nục huyết.
-  Bài Đạo xích tán có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, chữa chứng tâm kinh nhiệt thịnh, mặt đỏ, miệng khát, vùng tâm phiền nhiệt, thích uống nước mát hoặc tâm nhiệt truyền xuống tiểu trường gây ra lưỡi khô, miệng loét tiểu tiện đỏ, đau.
-  Bài Thanh tâm liên tử ẩm có tác dụng dưỡng âm thanh tâm hỏa, chỉ lâm trọc; chữa chứng tâm hỏa thượng xung, thận âm bất túc, di tinh, lâm trọc, nhiệt ở dinh huyết, băng huyết đới hạ, phiền táo phát nhiệt, miệng lưỡi khô ráo.
-  Bài Long đởm can thang có tác dụng tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, thường dùng để chữa chứng thực hỏa ở can đởm gây ra đau đầu, mắt đỏ, sườn đau, miệng đắng, tai ù, tai sưng hoặc thấp nhiệt khu trú ở hạ tiêu và kinh can đởm.
-  Bài Tả kim hoàn có tác dụng thanh vị nhiệt, thanh can tả hỏa, chữa các chứng vị nhiệt kiêm can vị bất hòa, biểu hiện các chứng trạng đau nhói vùng tâm, nôn mữa hoặc ợ chua, đau nhói 2 bên mạng sườn, miệng đắng, cổ khô, lưỡi hồng.
-  Bài Tả bạch tán có tác dụng tả phế hỏa, thanh hư nhiệt, chỉ khái bình suyễn, chữa các chứng phế nhiệt khái thấu, khí suyễn, miệng khô, môi ráo, lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch tế sác.
-  Bài Hoàng cầm thang có tác dụng thanh lý nhiệt, hòa âm, chỉ thống, chữa các chứng ỉa chảy bụng đau, mót rặn.
-  Bài Bạch đầu ông thang có tác dụng thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ thống.
* Thuốc thanh hư nhiệt:
-  Bài Thanh cao miệt giáp thang có tác dụng thanh hư, thoái cốt chưng, dưỡng âm thanh hỏa chữa các chứng âm hư triều nhiệt, hạch lao, ngũ tâm phiền nhiệt, toàn thân gầy mòn, lưỡi hồng, rêu trắng, mạch tế sác hoặc hư sác.
-  Bài Tần giao miết giáp tán có tác dụng tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt trừ cốt chưng, chữa các chứng cốt chưng lao nhiệt, người gầy yếu, môi hồng má đỏ, sốt âm, ra mồ hôi trộm, ho khan, người mệt mỏi, mạch tế sác.
-  Bài Thanh cốt tán có tác dụng thanh hư nhiệt, bổ âm, chữa chứng cốt chưng lao nhiệt do đàm hỏa cùng với âm hư làm cho cân cốt nóng, nhức trong xương, nóng nhiều về đêm, nhiệt nhập huyết thất.
-  Bài Đương quy lục hoàng thang có tác dụng bổ âm thanh hư nhiệt, chữa các chứng âm hư hỏa vượng, đạo hãn, miệng khô, tâm phiền, lưỡi đỏ, mạch hư sác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét