HẠC SẮC


Hạc sắt là quả chín phơi khô của cây Carpessium aprotanoides Lin., căn cứ theo “Bản thảo cương mục” ghi trong “Thảo hộ, Hiển thảo loại” là quả của Thiên danh tinh

HẠC SẮT   鶴 蝨
Carpesium abrotanoides Linn.

Xuất xứ: Đường bản thảo.
Tên khác: Thiên danh tinh, Hạc sắt thảo.
Tên khoa họcCarpesium abrotanoides Linn.
Họ khoa học: Compositae.
Mô tả: Cây thảo sống đa niên, lá sinh từ gốc, màu hồng xanh, mọc cách, có răng cưa, mặt có lông, mùi hôi mãnh liệt. Giữa hè thu thân cao tới 0,7m, giữa nách lá nhiều cành nhỏ, hoa tự hình đầu màu vàng. Kết quả có lông, màu đen nâu, hay dính vào áo người. Rễ của nó màu trắng giống như  rễ Ngưu tất gọi là Đỗ ngưu tất. Toàn cây gọi là Thiên danh tinh (Xem: Thiên danh tinh).
Địa lý: Chưa thấy ở nước ta, chỉ thấy mọc hoang ở Giang Tô, Triết Giang, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tây (Trung Quốc).
Phân biệt: Hiện nay trên thị trường dùng quả hạt chín của cây Dã hồ la bặc. Đó là quả bế, sau khi chín thì nứt làm hai. Phần quả chín  khô biểu hiện hình viên chùy dài chừng 3,2mm, chung quanh có nhiều gai nhọn trắng nhỏ dài, chính giữa mắt lưng có 2 đường sống góc, cũng có gai dài nhỏ, mặt bụng ngang có 2,3 đường mạch chạy nhăn nheo, mút đỉnh thường có vết trụ đầu tồn tại của cuống y như con chấy con rận (Xem: hình vẽ dưới) cũng dùng với tên Hạc sắt cũng cùng công dụng với tên Nam Hạc-Sắt.
Thu hái, sơ chế: Thu hái trước hoặc sau tiết Lập đông, bỏ tạp chất phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Quả chín.
Mô tả dược liệu: Hạc sắt là quả chín phơi khô của cây Carpessium aprotanoides Lin., căn cứ theo “Bản thảo cương mục” ghi trong “Thảo hộ, Hiển thảo loại” là quả của Thiên danh tinh có Tên khoa học vừa nêu trên, ở Trung Quốc gọi là Bắc Hạc Sắt, hình của nó dài như cây kim dài chừng 6,4mm, mút trước nhọn, vùng gốc hơi phình lớn có cuống, toàn thể có nhiều khến cạn cạnh chạy nhăn nheo, có gai, hình giống như con chấy.
Bào chế: Dùng sống không bào chế gì cả, khi dùng có thể sao qua.
Tính vị: Vị đắng cay. Có độc ít.
Quy kinh: Nhập Can kinh, Đại trường kinh.
Tác dụng sinh lý: Sát trùng.
Chủ trị: Xổ giun tóc, giun móc, giun đũa, giun kim.
Liều dùng: 1-9g. Thường dùng trong hoàn tán. Dùng ngoài 1-60g.
Kiêng kỵ: Đau bụng không có giun cấm dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm hiện nay:
1- Đại trường giun ra không dứt, hết rồi lại ra (sán sơ mít), ngồi khó được dùng Hạc sắt tán bột uống nửa lượng với nước (Quái tật kỳ phương).
2- Trị sán cắn đau thắt lên tim, dùng Hạc sắt 10 lượng, đâm rây trộn mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống lúc đói 40-50 viên, trong lúc uống cử rượu thịt (Sơ Ngu Thế cổ kim lục nghiệm phương).
3- Trẻ con giun cắn làm đau thắt ngực bụng chỉ dùng đơn phương Hạc sắt tán bột, lấy thịt heo nạc lấy nước uống với thuốc, 5 tuổi một lần uống 2 phân. Giun ra thì thôi (Lý Ráng binh bộ thủ tập phương).
4- Hạc sắt, Khổ luyện căn bì, mỗi thứ 30g, Hùng hoàng 15g. Sắc rử a hậu môn hoặc thụt vào hậu môn để trị giun kim.
Tham khảo:
1- Hiện nay trên thị trường phần lớn chỉ bán loại Nam Hạc sắt lấy từ cây Dã-hồ-la-bặc thuộc học Hoa tán, nhưng có một số tác giả của Trung Quốc loại Nam hạc sắt không bằng Bắc hạc sắt lấy từ cây Thiên danh tinh thuộc họ Cúc.
2- Hạc sắt là thuốc chủ yết để khu trùng, thường ứng dụng thông thương trên lâm sàng trong trường hợp giun đũa, giun kim, trẻ con đau bụng do trùng tích, nhưng hiện nay trên thị trường có 2 loại cần nghiên cứu lại để xem loài nào có tác dụng khu trùng tốt hơn (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét