HẠC


Thuộc động vật có xương sống, loài chim thủy cầm, sống ở miền ôn đới, mùa đông thì từ phương nam tới, mùa xuân thì trở về phương bắc

HẠC   
Grus chinensis Grane.

Tên Việt Nam: Chim hạc.
Tên khác: Tiên cầm, Thai cầm (Cương mục), loại rất qúy gọi là Đan dính hạc, loại màu trắng gọi là Bách hạc, loại màu xanh tuyền gọi là Hôi hạc.
Tên khoa họcGrus chinensis Grane.
Họ khoa học: Gruidae.
Mô tả: Thuộc động vật có xương sống, loài chim thủy cầm, sống ở miền ôn đới, mùa đông thì từ phương nam tới, mùa xuân thì trở về phương bắc, hình dáng giống như có, vạc, có mỏ dài cứng, màu lục, đỉnh đầu có màu đỏ, toàn thể màu trắng, lông cuối đuôi màu đen, hai bên mang tai, cổ họng, cuối lông cánh cũng có màu đen. Cao chứng 1m-1,5m, chân, ngón chân và cổ rất dài, cánh lớn bay nhanh nhưng lại thích lội bộ, ăn tôm cá dưới nước. Huyết được dùng làm thuốc.
Phân biệt: Huyền hạc để chỉ con Grus cinerea Meyer hoặc Grus communis Bechstein, Bạch đính hạc để chỉ con Grus leucauchen hoặc Grus vipio Pallas T. Bạch đầu hạc để chỉ con Grus monachus Temm.
Thu bắt: Dùng Bạch hạc là tốt hơn cả, chưa thấy ở Việt Nam.
Tính vị: Vị mặn. Tính bình. Không độc.
Chủ trị: Ích khí lực, bổ suy nhược, đuổi phong ích phế.
Tham khảo: Trứng Hạc gọi là Hạc noãn, có vị ngọt mặn, tính bình, không độc, ngày xưa dùng để dự phòng và giải độc của đậu mùa, đậu nhiều thì làm cho ít đi, ít thì làm cho lặn luôn, mỗi lần dùng 1 cái hấp ăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét