HÀI NHI TRÀ


Cây bụi màu xanh, thực vật sống ở miền nhiệt đới. Thân cao hơn 12m, vỏ cây màu xám, làm thành những đường của dấu cắt, nhánh nhỏ màu nâu có gai châm.

HÀI NHI TRÀ      孩 兒 茶
Acacia catechu Willd.

Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.
Tên khác: Ô đa nê, Ô đinh, Ô lũy nê (Cương Mục), A tiên dược (Hòa Hán Dược Khảo), Phấn khẩu nhi trà, Nhi trà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcAcacia catechu Willd.
Họ khoa học: Mimosaceae.
Mô tả: Cây bụi màu xanh, thực vật sống ở miền nhiệt đới. Thân cao hơn 12m, vỏ cây màu xám, làm thành những đường của dấu cắt, nhánh nhỏ màu nâu có gai châm. Lá mọc đối, lá kép 2 lần lông chim, 8-10 đôi. Lá sinh ở cành nhỏ 30-50 đôi lá nhỏ hình dãi. Hoa màu vàng sắp xếp thành bông hình ống; sau khi nở hoa thì kết thành quả loại đậu, ở trong có 5-6.
Địa lý: Sản vật của Ấn Độ, Miến Điện, Singapore, ở Việt Nam chưa thấy trồng.
Phân biệt:
1- Trên thị trường ngoài vị Nhi trà vừa Mô tả trên, người ta còn lấy Nhi trà từ cây Uncaria gambier Roxb thuộc họ Rubiceae.
2- Cần Phân biệt với cây Hài nhi trà, hày còn có Tên khác là Tuyết sơn lâm Pachysandra terminalis Sieb, Et, Zucc, ở Thiểm Tây dùng toàn thân (có luôn rễ) để trị đau gân xương do phong thấp, đau thắt lưng đài, bạch đới, kinh nguyệt nhiều, bức rức không yên.
Phần dùng làm thuốc: Nhựa cây sau khi thân, cành khía ra ngưng kết (Gôm-Resin).
Mô tả dược liệu: Khôí cứng có màu vàng nâu đen sau khi chế luyện thành mủ cây. Vị thuốc trên thị trường có màu đen nâu hoặc vàng, khối cứng không đồng nhất, lồi lõm kho6ng bằng phẳng, mặt ngoài trơn bóng, cắt ngang, mặt chính giữa biểu lộ màu nâu lá cọ, sáng bóng như sáp, đưa vào lửa thì chảy lỏng, độ dính rất cao.
Bào chế: Sao qua nghiền bột để dùng.
Tính vị: Vị đắng chát. Tính hơi lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Phế .
Tác dụng:
1- Uống trong: Thanh nhiệt, hóa đàm.
2- Dùng ngoài: Sinh cơ, thu liễm, cầm huyết.
Chủ trị:
1- Dùng ngoài để trị lở loét, chàm, tán bột dán vào nơi đau.
2- Uống bên trong để trị ho do đàm nhiệt, đi cầu ra máu do đau bụng chảy hay kiết lỵ.
Liều dùng: 3 phân -3g. Dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ: Chứng hàn thấp cấm uống.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nước mũi chảy, viêm xoang mũi: Nhi trà tán nhuyễn, thổi vào (Bản Thảo Quyền Độ).
+ Trị cam răng, lở miệng: Hài nhi trà, Bằng sa, các vị bằng nhau, tán bột bôi vào  (Tích Đức Đường Phương).
+ Trị tẩu mã nha cam: Hài nhi trà, Hùng hoàng, Bối mẫu, các vị bằng nhau, tán bột, trộn nước cơm bôi vào (Tích Đức Đường Phương).
+ Trị dương vật sưng loét ở quy đầu, lở loét chảy nước: Hài nhi trà tán bột, lấy nước cơm rửa sạch xong bôi vào, hoặc thêm Hồ hoàng liên, mỗi thứ 3g, Chân châu 0,3g, Phiến não 0,3g, tán bột, bôi vào đó (Soán Kỳ Phương).
+ Trị dương vật sưng loét ở quy đầu, lở loét chảy nước: Hài nhi trà 3g, Khinh phấn 1 phân, Phiến não nửa phân tán bột xức vào (Soán Kỳ Phương).
+ Trĩ  lở loét sưng đau: Hài nhi trà, Xạ hương, tán bột, trộn nước bọt, bôi vào (Tôn Thị Nghiệm Phương).
+ Trị sa trực trường do khí nhiệt: Hài nhi trà 0,6g, Hùng đởm 1,5g, Phiến não 0,3g, tán bột. Lấy sữa người bôi lên hậu môn, nước thuốc thấm ra nóng làm hậu môn co lên. Cũng có thể trị trĩ lở ra máu (Đổng Bỉnh Phương).
+ Trị cam miệng, cam răng: Nhân trung bạch, Hài nhi trà, Hoàng bá, Bạc hà, Thanh đại, Băng phiến. Tán bột, xát vào  (Nhân Trung Bạch Tán - Ngoại Đài Chính Tông).
+ Trị lở chảy nước ngoài da, nước vàng chảy ra ngoài da lâu ngày không khỏi: Long cốt, Hài nhi trà, Kinh phấn, Băng phiến (Long Cốt Nhi Trà - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo: Hài nhi trà có vị đắng có thể làm cho táo, có vị chát làm cho liễm, có tính lạnh thì thanh được nhiệt mà mát huyết. Đó là thuốc thanh nhiệt liễm thấp, lại có thể liễm gom được miệng mụn nhọt và cầm máu. Vì vậy bên ngoài trị được thấp nhiệt, các loại lở láy và trĩ lở, phụ nữ âm hộ sưng đau, bên trong trị được ỉa chảy kiết lỵ ra máu, rong kinh, khí hư, chẳng có cái nào là không nhờ vào sức chỉ sáp (cầm, rút) của nó. Tuy vậy, trên lâm sàng vị này người ta thường dùng ngoài là chính, ít dùng cho uống bên trong (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét