HẢI CÁP XÁC


Ngao dầu thuộc Bivalia (hai mảnh vỏ) lớp Pelecypoda (chân rìu) thuộc nghành thân mềm (Mollusca) vỏ xác màu xanh gần như hình tròn

HẢI CÁP XÁC   海 蛤 殼
Meretri Meretrix.

Xuất xứ: Bản kinh.
Tên khác: Hải cáp xác, Hải cáp phấn, Đoàn cáp xác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên Việt Nam: Ngao dầu.
Tên khoa học: Meretri Meretrix.
Họ khoa học: Eulammellibranchis.
Mô tả: Ngao dầu thuộc Bivalia (hai mảnh vỏ) lớp Pelecypoda (chân rìu) thuộc nghành thân mềm (Mollusca) vỏ xác màu xanh gần như hình tròn, chất tương đối mỏng, dài chừng 20mm-35mm, tuyến sinh trưởng biểu hiện theo tâm của đường vòng tròn, càng gần ở đỉnh thì càng dày, mặt vỏ màu vàng hoặc đỏ vàng, hơi bóng loáng, trong vỏ có màu trắng trơn sáng loáng. Sống quần thể ở trong bùn nơi bể cạn, thịt ngon.
Địa lý: Sống ở nước mặn ven bờ biển, thường là thức ăn phổ biến ở Việt Nam..
Phân biệt: Xem: Cáp phấn.
Thu bắt: Thường thu hoặch vào 2 mùa xuân và thu ở hai bên đất cát.
Phần dùng làm thuốc: Vỏ xác.
Mô tả dược liệu: Xem: Mô tả ở trên.
Bào chế:
1- Giã nát thành những khối nhỏ cho vụn, dùng nước lạnh lọc sạch rồi phơi khô, hoặc dùng sống.
2- Đem vỏ nung cho tới khi đỏ rồi lấy ra để nguội, khi nào có màu nâu tro là được.
3- Tán bột thủy phi để dùng.
Tính vị: Vị đắng mặn. Tính bình.
Quy kinh: Vào 2 kinh Phế, Thận.
Tác dụng: Thanh Phế, hóa đàm.
Chủ trị:
+ Trị ho ra máu do phế nhiệt, ho suyễn, đàm khó ra, hạch đàm, tràng nhạc, đau dạ dày, đau hông sườn.
Liều dùng: 9g-15g.
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn cấm dùng.
Sợ mật chó, Cam toại, Nguyên hoa, Thục tất làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị đau tim do đàm ẩm: Hải cáp, Qua lâu, Tán bột làm viên uống (Hải Cáp Hoàn Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị  phù thũng bụng dưới cứng (thạch thủy) tay chân teo rút: Hải cáp, Phòng kỷ, Đình lịch, Xích linh, Tang bì, Trần bì, Úc lý nhân. Tán bột làm viên uống (Hải Cáp Hoàn - Thánh Tế Tổng Lục ).
Tham khảo: Hải cáp  xác tính lạnh vị mặn, có thể thanh Phế. Vị mặn thì có thể làm cho mềm cái cứng. Mã Kế Cao ghi rằng “Hải cáp xác làm cho những vật cứng rắn đi xuống một cách trơn tru, lại trị được chứng bế nghịch không thông, cho nên thích hợp trong khí nghịch do đàm tắc gây ta bởi phế nhiệt, đau tức hông sườn, cho đến các chứng kết hạch ở dưới cổ gáy, bướu cổ, tràng nhạc. Ngoài ra, có thể dùng nó trong phù thũng, như bài ‘Hải Cáp Thang’ (Hải cáp, Mộc thông, Trư linh, Trạch tả, Hoạt thạch, Hoàng quỳ tử, Tang bạch bì, Đăng tâm) tức là lấy ý lợi niệu tiêu thũng trong sách Thánh Huệ Phương. Trong những trường hợp băng trung đới hạ thì không phải là công năng chủ yếu của Hải cáp xác nên người đời sau dùng ít. Nhưng đau dạ dày thiếu chua lại có hiệu quả. Tóm lại mà nói thì Hải cáp xác dùng trong đàm kết do nhiệt là chính, hễ Phế hư có hàn, trung dương bất túc, thì chớ coi thường (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét