HÀM TU THẢO


Cây nhỏ, cao 30-40cm. Thân cành có gai hình móc. Lá kép chân vịt mang 4 nhánh lá chét xếp lông chim, lá chét nhỏ có 15-20 đôi gần như không cuống, khi động vào là lá cụp xuống.

HÀM TU THẢO   含 羞 草
Mimosa pudica Linn.

Tên Việt Nam: Trinh nữ, Cỏ thẹn, cây Mắc cỡ, Xấu hổ.
Tên khác: Tri tu thảo, Phạ sửu thảo.
Tên khoa họcMimosa pudica Linn.
Họ khoa học: Mimosaceae.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 30-40cm. Thân cành có gai hình móc. Lá kép chân vịt mang 4 nhánh lá chét xếp lông chim, lá chét nhỏ có 15-20 đôi gần như không cuống, khi động vào là lá cụp xuống. Cuống chung gầy mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ hai đôi có lông trắng cứng. Hoa màu tím đỏ. Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, thắt lại ở giữa các hạt, có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan dài 2mm, rộng 1,5mm. Mùa hoa quả tháng 6-8.
Địa lý: Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước Việt Nam.
Tên gọi: Khi đụng vào lá cây thì lá và cành cụp xuống xếp lại nên gọi là cây mắc cỡ.
Phân biệt:
1- Cần phân biệt với cây Mắc cỡ tàn dù, còn gọi là Chua me, lá me [Biophytum sensitivum (Linn) DC] thuộc học Oxalidaceae. Đó là cây thảo cao chừng 20cm, thân không phân nhánh, thường có màu đỏ tía, phủ lông mềm hướng về phía dưới. Lá tập trung ở ngọn thân thành một bó 15-20 lá, dài 7-12cm, kép lông chim chẵn, gồm 10-14 lá chét không cuống, mỏng, cứng, nhẵn, có kích thước lớn dần từ dưới lên trên, lá có thể cụp lại khi bị đụng vào như lá mắc cỡ trên. Cụm hoa có cuống dài ở ngọn thân, thường ngắn hơn lá. Hoa màu vàng có cuống ngắn. Quả nang mang đài tồn tại, có 5 ô. Hạt nhỏ màu đen, hình cầu. Cây mọc hoang ở đồi núi. Thường thu hái cả cây vào mùa hạ phơi khô. Nó có vị chua tính mát. Kinh nghiệm dân gian sắc một nắm chừng 2-12g uống để trị nôn ra máu, đau dạ dày, ruột, mụn nhọt, đái ra máu, đái đường.
2- Ngoài ra cũng cần phân biệt với cây Trinh nữ không gai Minosa insiva Mart.Var. Inermis. Là cây bụi nhỏ, phát triển mạnh, rễ có nhiều nốt rễ cho nên có thể dùng làm loại cây che đất chống cỏ dại và dùng làm phân xanh.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hè thu rửa sạch, chặt đoạn phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.
Tính vị: Vị ngọt chát. Tính hơi lạnh.
Tác dụng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp.
Chủ trị:
+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, phong thấp, tê bại, đau thần kinh tọa.
Liều dùng: Dùng khô 1- 60g sắc uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Lá tươi giã nát đắp ở chỗ zona.
Kinh nghiệm trị bệnh dân gian:
1- An thần, dịu thần kinh, suy nhược thần kinh, dùng lá từ 1 chị- 9g sắc uống trước khi ngủ.
2- Đau nhức trong xương, đau dây thần kinh tọa, dùng rễ xắt mỏng phơi khô sao vàng rồi tẩm rượu sao tiếp. Dùng 120gr, thêm 600ml. Sắc còn 200-300ml. Uống 2-3 lần trong một ngày.
3- Nhức mỏi và sung phù, dùng toàn cây sao vàng sắc uống hàng ngày như uống trà  trị nhức mỏi và sưng phù.
4- Huyết áp cao, dùng Mắc cỡ gai 1,15g, lá Vông nem 3g 5, Hạt muồng ngủ 3g 5, Bạch hạc 3g 5, Địa long 3g, Hà thủ ô 6g, Cỏ xước 6g, Trắc bá diệp 3g 5, Bông sứ cùi 3g 5, Câu đằng 3g 5, Tang ký sinh 6g, Đỗ trọng 3g 5. Tán bột làm viên uống hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét