HẠNH NHÂN


Cây cao 3 - 4m, là loại cây vừa, lá đơn, hình bầu dục, mọc so le, lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ.

HẠNH NHÂN   杏 仁
Amenica vulgaris Lamk.

Xuất xứ: Biệt Lục.
Tên khác : Hạnh tử (Thương Hàn Luận), Hạnh hạch nhân (Bản Kinh), Điềm mai (Cương Mục), Đức nhi, Lão ấm tử, Thảo kim đơn (Hòa Hán Dược Khảo), Mộc lạc tử (Thạch Dược nhĩ Nhã), Khổ hạnh nhân (Lâm Chứng Chỉ Nam), Bạch Hạnh nhân, Quang hạnh nhân, Hạnh nhân nê, Bắc hạnh nhân  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạnh mai nhân (Triết Giang Trung Dược Thủ Sách).
Tên khoa học: Prunus armeniaca Lin. var. Ansu Maxim (Amenica vulgaris Lamk.).
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Mô tả: Cây cao 3 - 4m, là loại cây vừa, lá đơn, hình bầu dục, mọc so le, lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ. Quả chín vào tháng 3 - 4, vỏ vàng là hái được.
Địa lý: Được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều nhầt là ở chùa Hương (Hà Sơn Bình) ở huyện Mỹ Đức, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Chưa thấy ở miền Tnmg và miền Nam.
Thu hái sơ chế: Thu hái sau khi quả chín, bỏ thịt quả xong, đập vỡ hạch để lấy nhân, dùng nước sôi ngâm, xát bỏ vỏ và đầu nhọn, phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Nhân trong hạt (Semen Anneniacae amarae).
Mô tả dược liệu : Hạnh nhân chia ra làm 2 loại: Khổ hạnh nhân là chỉ hạch nhân của cây Prunu Armeniaca Linn. var. Ansu Maxim. Còn Điềm hạnh nhân là chỉ Hạnh nhân của cây Prunus  amygdaiu Strok.
+ Khổ hạnh nhân: Biểu hiện hình tim dẹt, dài chừng 1cm - 1,5cm, rộng hơn 1cm ở đỉnh hạt nhọn dân, ở gốc hạt không đối xứng. Vỏ ngoài màu hồng vàng, từ vùng gốc hướng lên mút tạo thành những đường tỏa ra màu nâu, mặt ngoài có vết nhăn rất nhỏ, đầu nhọn có hõm không rõ ràng, trên góc lưng mặt bên phía dưới có rốn (chủng tề) hình đường dài hơi lồi lên. Lột vỏ mỏng ở ngoài thấy 2 phiến màu trắng sữa, giữa hai mãnh hạt thường có khe hổng, gốc phôi nằm ở đầu nhọn, có mùi thơm đặc biệt của Hạnh nhân.
+ Điềm hạnh nhân : Biểu hiện hình tim dẹt, tương đối nhỏ hơn Khồ hạnh nhân, vỏ ngoài màu nâu đỏ,  hơi vàng, có những đường nhăn màu vàng nhạt, không rõ ràng, từ gốc lan tỏa ra, dài khoảng l,5cm - l,8cm, rộng khỏang l,3cm, dày khỏang 1,5 mm, đỉnh đầu nhọn, gốc tròn tù đầu, hai bên hơi đối xứng, vỏ dày hơn Khổ hạnh nhân, giữa hai hạt mảnh hạt  thườnng không có khe hở, có mùi thơm ít hơn Khồ hạnh, vị nếm hơi ngọt.
Bào chế:
+ Tẩm nước nóng, chà sạch vỏ, ngắt bỏ đầu nhọn, sao vàng, hoặc sao qua vơi cám (Biệt Lục).
+ Có thể để nguyên cả vỏ và đầu đầu nhọn, mục đích để phát tán (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ngâm nước sôi 5 - 10 phút, xát bỏ vỏ, phơi khô. Khi bốc thuốc, đâm dập rồi bỏ vào sắc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị hư lao, ho lâu năm thì giã dập rồøi bọc trong giấy bản ép bỏ dầu.
- Dùng rơm khô một nắm, đem hạt Hạnh nhân gói vào trong đó, cuộn lại rồi dùng chầy giã nhưng không được mạnh quá dễ làm vỡ nhân hạt, xong lắy  Hạnh nhân ra phơi khô, ngâm nước sôi rồi lột bỏ vỏ và đầu nhọn. Khi dùng giã nát (Trung Dược Đại Từ Điển).
Bảo quản: Dễ mốc mọt, cần để nơi khô ráo, kín, mát, không được sấy hơi than lửa sẽ làm mất dầu và nhân, thuốc bị biến thành màu đen. Mùa hè có thể phơi nắng.
Thành phần hóa học:
+ Amydalin 4 %, Linoleic acid 27%, Oleic acid 67% (Đàm Đình Hoa, Tây Bắc Dược Học Tạp Chí 1990, 5 (3) : 21).
+ Chlorogenic acid, Inositol (Morikian, E S và cộng sự, Sadovod Vinograd Vinodel Mold 1985, (10) : 32 (C A 1986, 104 : 108157m).
+ Estrone, 17 (-Estradiol Moller B và cộng sự, Phytochemistry 1983, 22 (2) : 477).
+ 3’-p-Coumaroylquinic acid (Awd O. Phytochemistry 1984, 13 (3) : 678).
+ Triolein (Farines M và cộng sự – Re Fr Corps Gras 1986, 33 (3) : 115).
+ Amygdalin, Amygdalase, Prunase, Prunasin, Mandelonitrile (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
. Glucoside Hạnh nhân thủy phân cho ra Cyanhydric có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp, vì thế, có tác dụng giảm ho, suyễn (Trung Dược Học).
. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của Pepsin. Dầu Hạnh nhân có tác dụng nhuận trường (Trung Dược Học).
. Amydalase có tác dụng chống ung thư [các thí nghiệm chưa thống nhất] (Trung Dược Học).
. Thuốc có tác dụng ức chế giun đũa, giun móc, giun kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, có độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, hơi ngọt (Bản Thảo Chính).
+ Vị đắng, tính ấm, có  ít độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vị đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Tỳ, Phế (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Đại trường (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vào kinh Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng :
+ Trừ Phế nhiệt, lợi hung cách, nhuận đại trường (Trân Châu Nang).
+ Chỉ khái thấu, trừ đờm, nhuận Phế, nhuận trường vị, hạ khí (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Tuyên phế, bình suyễn, đồng thời có tác dụng nhuận trường, thông tiện (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Định suyễn, chỉ khái, khứ đờm, nhuận táo (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị ho do ngoại cảm, suyễn đàm nhiều, táo bón do tân dịch thiếu, họng sưng đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suyễn, ho do ngoại cảm phong hàn, táo bón (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 4- 12g.
Kiêng kỵ:
+ Ho do âm hư, tiêu chảy: cần thận trọng khi dùng Hạnh nhân  (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hạnh nhân ghét Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Cát căn. Được lửa hỗ trợ càng tốt (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Nguyên khí hư hãm: cấm dùng (Bản Thảo Chính).
+ Vong huyết: cấm dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Loại nhân đôi có độc:  cấm dùng (Trung Dược Học).
+ Hạnh nhân có acid, không được dùng quá liều. Dùng sống rất dễ trúng độc. Nếu bị trúng độc, dùng 80g vỏ cây Hạnh nhân sắc uống để giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị hậu môn ngứa: Hạnh nhân nghiền nát thành cao, bôi liên tục vào chỗ trĩù (Trửu Hậu phương).
+ Trị tên bắn vào cổ họng, hoặc dao mác găm vào cổ họng, những nơi kín và nguy hiểm: Hạnh nhân giã nát rồi đắp vào nơi đó (Trửu Hậu  Phương).
+ Trị ho, sốt lạnh, buổi sáng và tối bệnh nặng hơn, tính tình không vui, sắc mặt ủ rũ, bệnh tình khi nặng khi nhẹ, bụng đầy khó tiêu, mạch Huyền Khẩn:  Hạnh nhân 20g, bỏ vỏ và đầu nhọn, ngâm với Đồng tiện 7 ngày, vớt ra, đãi với nước nóng cho sạch, bỏ vào trong hũ sành, nghiền nát như bùn, xong lấy Đồng tiện 3 thăng, cô thành cao, mỗi lần uống 4g với nước chín. Phụ nữ, gái chưa chồng dùng rất tốt (Thiên Kim phương).
+ Ho nghịch lên, người lớn hoặc trẻ nhỏ đều dùng được: Hạnh nhân 3 thăng, bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng, nghiền thành cao, thêm mật ong 1 thăng, giã thật kỹ, ngâm nuốt nước trưởc khi ăn (Thiên kim phương).
+ Trị đầu mặt phong sưng húp lên: Hạnh nhân nghiền nát thành cao, trộn với lòng đỏ trứng gà, giã nhuyễn, bôi lên miếng vải rồi dán vào, khô lại bôi tiếp, chừng 7, 8 lần (Thiên Kim phương). 
+ Trị đau đầu do phong hư, đau như muốn bể đầu: Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, phơi nắng,  tán bột, trộn với 9 thăng nước, lọc lắy nước cốt, nấu như cháo Mè nát ăn, sau 7 ngày thì ra mồ hôi, các loại phong giảm dần. Cữ gió, thịt heo, gà, cá, tỏi, giấm (Thiên Kim phương).
+ Trị  phá thương phong (uốn ván), dùng Hạnh nhân giã nát thành cao, đắp dầy lên nơi đau rồi hơ nóng cứu lên nơi đó (Thiên Kim Phương).
+ Trị các loại phong ở đầu mặt, có khi máy mắt, mũi nghẹt, chảy nước mắt sống: Hạnh nhân  3 thăng, tán nhỏ, nấu thật sôi 4, 5 lượt, chờ nguội, dùng để lau rửa mặt, mồ hôi ra 3 lần là khỏi (Thiên Kim Phương).
+ Trị trong mũi lở: Hạnh nhân tán bột, trộn với nước sữa, xức vào (Thiên Kim Phương).
+ Trị cam ăn lở mũi: Hạnh nhân đốt cháy, ép dầu xức vào (Thiên Kim Phương).
+ Trị  trên mặt và mắt mọc mụn thừa: Hạnh nhân đốt cháy, nghiền nát, phá vỡ mụn ra rồi xức thuốc hàng ngày (Thiên Kim Phương).
+ Trị răng đau: Hạnh nhân 100 hạt, bỏ vỏ, lấy 1 muỗng muối, 1 thăng nước nấu lấy nước ngậm, ngày 3 lần (Thiên Kim Phương).
+ Trị bán thân bất toại, mất tiếng: Hạnh nhân nuốt sống 7 hạt (luôn cả vỏ và đầu nhọn), sau tăng dần lên 49 hạt, cứ thế mà bắt đầu trở lại 7 hạt, dùng sau khi ăn, uống với nước Trúc Lịch, dùng cho đến khi khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị điếc đột ngột: Hạnh nhân 7 hạt, bỏ vỏ, giã nát, chia làm 3 phần, lấy bông bọc lại, cho muối bằng hạt đậu nhỏ vào, hấp chín, bảo bệnh nhân nằm nghiêng, lấy một gói ép lấy nước, nhỏ vào tai, phần còn lại cứ làm tiếp cho đến hết (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị phế hư lâu ngày, thở khó thở gấp, ho nhiều: Hạnh nhãn bỏ vỏ và đầu nhọn 60g, ngâm với Đồng tiện, mỗi ngày thay một lần. Mùa hè ngâm 3 - 4 ngày, thay đổi một lần, làm như vậy nửa tháng,  lấy ra phơi khô, tán bột, mỗi lần uống với 1 trái Đại táo, 1 lá Bạc hà, Mật ong, trứng gà 1 cái, nước 1 chén, sắc còn 7 phân, uống nóng sau khi ăn, kiêng thức ăn tanh (Thắng Kim phương).
+ Trị  suyễn nghịch: Hạnh nhân, Đào nhân, mỗi thứ nửa lượng bỏ vỏ và đầu nhọn, sao khô rồi tán bột, trộn với nước trộn miển làm viên bằng hạt Ngô đồng lớn, ìân uống IO viên vớì nước Gừng và Mật, khi đỡ thì ngưng uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt đỏ, mắt ngứa, hoa mắt: Hạnh nhân 1 thăng, 7 Đồng tiền xưa, cho vào bình đậy kín, chôn dưới đất, ở cbỗ cửa ra vào 100 ngày cho tan ra nước, mỗi tối nhỏ vào mắt (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt bị mộng thịt, nhưng chưa bị che ở tròng đen: Hạnh nhân 2 thăng, bỏ vỏ, dùng Miến bọc lại thành 3 gói, nướng chín, xong bỏ Miến, lấy Hạnh nhân nghiền nát, ép bỏ dầu, mỗi lần dùng 4g, cho vào 4g Đồng lục, nghiền thật nbuyễn, nhỏ vào mắt (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt mộng thịt làm ngứa hoặc đau lan dần đến đồng tửù, dùng Hạnh nhân 10g, Nị phấn 2g, nghiền đều, bọc vào trong bông, lấy đầu dây mà chấm vào (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị các loại ho: Hạnh  nhân 2 thăng lớn, bỏ những loại hạt 2 nhân đi, ngâm với 2 đấu Đồng tiện (mùa hè xuân ngâm 7 ngày, thu đông ngâm 14 ngày, để nguyên cả vỏ và đầu nhọn vào chậu sành để nghiền nhỏ, lọc lấy nước, nấu cho nồi bọt lên như mắt cá, dẻo như hồ là được, lấy vải thô phết lên, phơi nắng làm viên, uống trước hoặc sau khi ăn, mỗi lần 30 - 40 viên với trà nóng hoặc rượu, kỵ ăn nước cháo trắng (Bổ Phế Hoàn - Truyền Tín phương).
+ Trị suyễn nghịch, phù thũng, tiều gắt: Hạnh nhân 30g, bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng, nghiền nát như cao, trộn gạo nấu cháo, ăn lúc đói (Tâm Kính phương).
+ Trị trúng phong do vết thương dao búa gây nên làm cho người uốn cong như đòn gánh: Hạnh nhân giã nát, chưng, vắt lấy nước cốt, uống một chén nhỏ, còn thừa dùng bôi vào nơi đau (Bí Hiệu phương).
+ Trị thương thực, lao thực, ôn bệnh, dùng Hạnh nhân 150g, Rượu 2 thăng, sắc còn 1 thăng uống, ra mồ hôi là được (Loại Yếu phương).
+ Trị khí kết ở tâm ngực: Hạnh nhân, Quế chi, Quất bì, Kha lê lặc bì, các vị bằng nhau tán bột làm viên, mỗi lần uống 30 viên với nước sôỉ (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị trên mặt nổi lên những bọng nước như bị phỏng rạ: Hạnh nhân bỏ vỏ, giã nát trộn lòng trắng trứng gà, xức vào mỗi tối, sáng ra lấy rượu nóng rửa (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị phụ nữ sinh đẻ mà âm hộ ngứa không chịu nổi: Hạnh nhân bỏ vỏ, đốt tồn tính, giã nát, bọc trong vải bông, nhét vào âm hộ (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị răng sâu: Hạnh nhân đốt tồn tính, nghiền thành cao, nhét vào trong lỗ răng, chưa đỡ lại làm tiếp (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị họng sưng, họng nghẹt: Hạnh nhân bỏ vỏ, rang vàng 1g, trộn bột Quế 0,4g, nghiền nát nhuyễn, bọc bông ngậm nuốt nước. Bài này cũng dùng để tri họng lở loét do  nhiệt hoặc trị chứng bỗng nhiên mất tiếng (Tạng Khí phương).
+ Trị bệnh ở Phế ho ra máu: Hạnh nhân 40 hạt, sao vàng với Hoàng lạp, nghiền nát,  thêm vào 4g Thanh đại, làm thành bánh, dùng 1 quả Hồng cắt ra, bọc thuốc vào bên trong, lấy giấy uớt bọc lại, nướng chín  ăn (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị tiểu bí đột ngột: Hạnh nhân 14 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng, tán bột, uống với nước cơm (Cổ Kim Lục Nghiệm).
+ Trị trĩ Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, bỏ loại nhân đôi, thêm 3 thăng nước, nghiền, lọc lấy nước cốt, sắc còn phân nửa, cùng nấu ăn với cháo (Thực Y Tâm Kính).
+ Trị vùng ãm hộ lở  ngứa: Hạnh nhân đốt cháy, nghiền nát thành cao, bôi vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị 2 bên mép lở ngứa, đỏ, giống như  bị gió gây nên thành nhọt nóng gọi là 'Đầu diện phong’: Hạnh nhân giã nát,  chà xát nhyiều lần lên mụn, bên trong uống 'Tiêu Phong Tán’ (Chứng Trị Yếu Quyết phương).
+ Trị tai chảy mủ: Hạnh nhân sao đen, nghiền nát thành cao, bọc trong bông, nhét vào, ngày thay 3 – 4 lần (Mai Sư phương).
+ Trị răng đau: dùng kim châm Hạnh nhân, hơ trên khói đèn, lúc còn đang nóng, nhét vào chỗ răng đau (Phổ Tế phương).
+ Trị trẻ nhỏ họng sưng: Hạnh nhân sao đen, nghiền nát, ngậm, nuốt lấy nước (Phổ Tế Phương).
+ Trị mắt có mộng thịt: Hạnh nhân 7 hạt, bỏ vỏ, nhai nhỏ, nhả ra trong lòng bàn tay, lúc còn đang ấm lấy bông bọc lại chấm trên mộng thịt (Quảng Lợi phương).
+ Trị trẻ nhỏ rốn bị lở: Hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền nát, bôi vào (Tử Mẫu Bí Lục phương).
+ Trị kim đâm vào thịt không ra được: Hạnh  nhân loại hai nhân (nhân đôi), giã nát trộn mỡ heo đắp vào thì kim sẽ ra (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị nước đái con chồn bắn phải làm lở loét, đau: Hạnh nhân giã nát, lấy 40g nấu, khi còn  nóng đắp vào chỗ bị tổn thương, nguội thì đổi (Bí Hiệu Phương).
+ Trị chó cắn, vết cắn bị lở: nhai Hạnh nhân đắp vào (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Trị ăn thịt chó không tiêu, vùng dướỉ ngực đầy tức, miệng khô, phát sốt, nói xàm:  Hạnh nhân 1 thăng, bỏ vỏ và đầu nhọn, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, bệnh bớt thì thôi (Mai Sư  Phương).
+  Phương pháp làm Hạnh tô để trừ phong hư, trừ bách bệnh: đâm nát Hạnh nhân 1 thạch, lấy 2 thạch rượu ngon ngâm rồi nghiền kỹ hoặc lấy 1 thạch 5 đấu nước cốt xong trộn mật ong vào 1 đấu 5 thăng khuấy đều, đổ vào hũ mới, đậy thật kín để tránh làm mất hơi, ngâm 30 ngày trên mặt rượu nổi váng như sữa, lấy ra đánh kỹ, lọc lấy nước cốt bỏ vào hũ khác, cất để dùng. Còn bã thì viên thành cục bằng qủà Lê, để khô, mỗi sáng ăn một miếng với rượu trên. Lại có bài khác, dùng Hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền nhỏ, cứ 1 thăng Hạnh nhân thì bỏ vào 1 thăng 5 nước trộn đều, giã nát lấy nước cốt, bỏ vào 120g Sinh khương, Cam thảo chừng 30g, bỏ vào nồi bạc hoặc đá, sắc lửa riu riu cho thành cao dẻo, bỏ vào 60g sữa tô quấy đều, cất dùng, hằng đêm uống một muỗng canh với nước sôi, rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ngũ lao thất thương, đàn ông cũng như đàn bà, tất cả các loạí bệnh tật, dùng Hạnh nhân 1 đấu 2 thăng, Đồng tiện nấu đi nấu lại 7 lần với Hạnh nhân, rồi lấy mật ong 120g quậy đều, rồi lại cho nước 5 thăng, Đồng tiện vào, nấu cách thủy, phơi ngày đêm, làm như vậy 3 ngày, cất dùng dần (Vạn Bệnh Hoàn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị cảm mạo, ho suyễn do phong hàn: gồm: Khổ Hạnh nhân 8g, Tô diệp 8g, Phục linh 12g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 8g, Chỉ xác 8g, Quất bì 8g, Pháp Bán hạ 8g, Sinh khương 8g, Đại táo 2 trái, sắc uống (Hạnh Tô Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho lâu ngày, tắt tiếng: Điềm Hạnh nhân 12g, Sinh khương 60g, Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông mỗi thứ  70g, Tử uyển, Ngũ vị tử, mỗi thứ 40g, sắc lấy nước, bỏ bã, cô lại, thêm Mật ong cô thành cao, mỗi  lân uống 1 muỗng canh, ngày 2 lần (Hạnh Nhân Tiễn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 
+ Trị người lớn tuổi, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị táo bón: Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân, Mỗi thứ 12g,  sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 
+ Trị táo bón do tân dịch khô ở ruột: Hạnh nhân, Đào nhân, Đương quy, mỗi thứ 12g, Hỏa ma nhân 16g, Sinh địa 16g, Chỉ xác 8g, sắc uống  (Nhuận Trường Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 
+ Trị phế quản viêm mạn: Hạnh nhân (cả vỏ), Đường phèn, trộn chung. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. mười ngày là 1 liệu trình. Đã trị 124 ca, khỏi 23 ca, có kết quả tốt 66 ca, tiến bộ 31 ca, không kết quả 4 ca. Tỉ lệ có kết quả: 96,8%. Đối với ho, đờm suyễn đều có tác dụng, thường sau 3-4 ngày là có kết quả (Viện Nghiên Cứu Trung Y 1971, 34).
+ Trị âm đạo viêm do Trichonomas: Trị 6 ca âm đạo viêm do Trichonomas bằng cách đắp nước Hạnh nhân, kết quả đều tốt. 120 ca âm đạo viêm khác cũng được đắp bằng cao Hạnh nhân với dầu mè và lá Dâu hàng ngày. Kết quả tốt trên 90%. Thông thường trong vòng 1 tuần là hết viêm (Chinese Hebral Medicine).
Tham khảo.
+ Khổ Hạnh nhân thiên về trị ho suyễn do thực chứng. Điềm Hạnh nhân thiên về tư dưỡng, thường dùng nhiều trong chứng ho lâu ngày (do  phế hư)  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trong Hạnh nhân có độc, khi dùng không nên dùng quá liều, dùng sống rất dễ bị ngộ độc. Sau khi bi trúng độc, có thể dùng 60g vỏ cây của cây Hạnh đó sắc uống thì giải được (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị Hạnh nhân ngay xưa người ta không phân biệt Điềm Hạnh nhân (ngọt), Khổ Hạnh nhân (đắng), ở  sách ‘Bản Kinh’ mới bắt đầu chia ra Điềm và Khổ, mãi  đến sau này sách  ‘Biệt Lục’ thường hay chia ra làm ngọt hay đắng, mới biết rằng, thời bấy giờ Điềm Hạnh nhân được dùng lẫn lộn với Khổ Hạnh nhân và cho đó là một. Cho đến đời Nguyên, sách ‘ Ẩm Thiện Chính Yếu’ phân ra làm 2 loại và lúc dùng mới có sự khác nhau. Sách này cho rằng Khổ Hạnh nhân vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiết phế, thường dùng trong ho suyễn, khí nghịch do thực tà. Điềm Hạnh nhân thì  vị ngọt tính bình, có tác dụngnhuận táo, thường dùng trong ho do hư lao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Phần nhiều ăn Hạnh nhân nhiều có thể trúng độc, chẳng kể là nhân đôi hay là nhân đơn. Thời xưa có thuyết trường thọ uống Hạnh Đơn, Lý Thời Trân phê phán rằng việc  này là nói xằng bậy không có căn cứ, điều này rất chính xác. Trong "Bản Thảo Cương Mục' có ghi rằng ăn Hạnh nhân nhiều dẫn đến mê loạn rồi chết, dùng rễ cây Hạnh giã nát sắc uống thì giải được, có thể biết rằng vào thời đó, đối với việc ngộ độc Hạnh nhân đã có sự chú ý rồi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hạnh nhân là thuốc chuyên chữa về Phế kinh, vị đắng, có tác dụng tiết giáng khí. Phế là tạng thanh hư mà chủ về khí, ngoại tà xâm lấn, đàm trọc uẩn tức bên trong sẽ làm cho phế khí bị ủng tắc lộng hành lên nên sinh ho sinh đàm, Hạnh nhân có thể tuyên các thứ ủng tắc đó được (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Có nhiệt thì có thể phối với thuốc thanh nhiệt, có  hàn thì phối với thuốc ôn nhiệt, có biểu tà thì phối với thuốc phát biểu, duy chứng ho lâu năm, ho do phế hư thì không nên dùng nó. Hạnh nhân ngoài việc chỉ khái định suyễn ra, lại có thể trị táo bón do tân dịch ở ruột khô. Phế và Đại trường có quan hệ biểu lý tạng thông thì phủ thông, tạng thuận thì phủ thuận, nếu phế khí uất bế thì đại trưởng khô táo, Hạnh nhân có thể sơ lợi khai đạt ủng tắc, giáng nghich, chẳng những tuyên được khí của Phế mà lại thông được bón ở đại trường nữa. Điềm Hạnh nhân và Khổ Hạnh nhân, chẳng những chỉ khác nhau về tính vị, mà trên vận dụng cũng có sự khác nhau. Khổ Hạnh nhân vị
đắng, tính ấm, có tác dụng tiết phế, thường dùng trong ho suyễn do thực tà, Điềm Hạnh nhân vị ngọt, tính  bình, có tác dụng nhuận phế, thường dùng trong các chứng ho do hư lao (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Hạnh nhân mang nhiều chất dầu, nếu người bệnh tiêu lỏng, nếu dùng Hạnh nhân, không được giã nát. Người có thói quen bị táo bón thì khi dùng nên giã nát (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bài thuốc trị ho của Trương Trọng cảnh đều chưa dùng đến Hạnh nhân, duy chỉ có ho mà lại kèm suyễn thì phải dùng Hạnh nhân. Thí dụ chứng phải dùng Ma Hoàng Thang và chứng dùng Ma Hạnh Thạch Cam Thang, cùng với người bị suyễn, dùng Quế Chi Thang thêm Hậu phác, Hạnh nhân. Điều đó cho thấy Hạnh nhân là thuốc chủ yếu trị bệnh suyễn chứ không phải chủ yếu trị ho. Sau này người ta cho rằng Hạnh nhân có thể trừ đàm, vì thế, cứ gặp bệnh ho thì không bài thuốc nào mà lại không dùng Hạnh nhân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thường thì loại nhân trong hột đều có tính giáng xuống, cho nên  nó có công dụng giáng khí. Hạnh nhân vị đắng, mà đắng thì hay đi thẳng và đi xuống, dường như không có vị cay mà chỉ có công năng giáng, nhuận, chứ không có hiệu lực giải độc, tán tà. Nếu bị phong hàn vít lại ở ngoài, Phế khí ủng tắc gây nên suyễn, thì phải dùng kèm thuốc tân tán, không thể chỉ chuyên dùng vị thuốc đắng và giáng này (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khổ Hạnh nhân vị đắng, tính ôn, trị ho, suyễn thuộc Phế thực. Điềm Hạnh nhân vị ngọt, tính bình, trị ho suyễn thuộc Phế hư. Quả thường dùng ăn hàng ngày, phần nhiều là Điềm hạnh nhân (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
+ Ở Trung Quốc thường dùng Hạnh nhân là hạt  khô của cây Mơ (Prunus ameriaca Linn. var. Ansu Maxim.), cây này chưa thấy ở Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ  dùng loại cây Mơ [Amenica vulgans Lamk.] (Danh Từ Dược Học Đông Y).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét