HÀN THỦY THẠCH


Thuộc một loài đá khoáng trong Phương giải thạch (Calcite), hễ dưới đất mặn có chứa muối luôn luôn có nó, là do nước muối thấm vào trong đất, lâu năm kết thành khối đá hình góc cạnh trong suốt, óng ánh.

HÀN THỦY THẠCH   寒 水 石
Calcareous spar.

Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên khác: Bạch thủy thạch (Bản Kinh), Lăng thủy thạch (Biệt Lục), Diêm tinh thạch, Nê tinh, Diêm chẩm, Diêm căn (Bản Thảo Cương Mục), Cận thủy thạch, Lãnh du thạch, Lãnh thạch (Hoà Hán Dược Khảo), Ngưng thủy thạch, Tản thạch, Phương giải thạch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcCalcareous spar.
Tên gọi: Vỉ bỏ vào nước thì nhìn màu như nước, không phân biệt được nên gọi là Hàn thủy.
Mô tả: Thuộc một loài đá khoáng trong Phương giải thạch (Calcite), hễ dưới đất mặn có chứa muối luôn luôn có nó, là do nước muối thấm vào trong đất, lâu năm kết thành khối đá hình góc cạnh trong suốt, óng ánh. Có hình dạng khối cứng hoặc hạt nhỏ thô.
Bào chế: Dùng nước cốt Gừng rồi nấu với Hàn thủy thạch cho khô, đem ra tán bột để dùng. Cứ 10 lượng Hàn thủy thạch thì dùng một giật (20 lượng) nước gừng sống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tính vị: Vị cay, mặn. Tính lạnh.
Quy kinh: Vào 3 kinh Phế, Vị, Thận.
Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa.
Chủ trị:
+ Trị sốt truyền nhiễm, phiền khát, thủy thũng, tiểu ít, nước tiểu đỏ.
Liều dùng: 3g 5-9g.
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn và không có thực nhiệt cấm dùng. Sợ Địa du, nó chế được Đơn sa, phục được Nguyên tinh.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trúng nắng gặp thấp làm cho ăn quá nhiều, đau đầu, phiền khát, thấp nhiệt bón: Thạch cao, Hoạt thạch, Hàn thủy thạch, Cam thảo, Bạch truật, Phục linh, Trạch tả, Trư linh, Nhục quế, Tán bột uống nóng (Quế Linh Cam Lộ Ẩm - Thương Hàn Tiêu Bản).
+ Bí tiểu tức bàng quang, không tiểu được, dùng hàn thùy thạch 60g, Hoạt thạch 30g, Quỷ tử  1 chén tán bột, sắc với 1 đấu nước còn 5 thăng, mỗi giờ uống 1 thăng (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Lợi răng, chảy máu có lỗ, dùng Hàn thủy thạch tán bột 90g, Chu sa 6g, Cam thảo, Não tử mỗi thứ 2 phân, tán bột xức vào (Phổ Tế Phương).
+ Chứng viêm quầng ở trẻ con, người da nóng đỏ, dùng Hàn thủy thạch nửa lượng, Bạch thổ 1 phân tán bột, hòa với giấm gạo bôi vào (Kinh Nghiệm Phương).
+ Bỏng nóng, dùng Hàn thủy thạch tán bột xức vào (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
Tham khảo:
1- Lặn phong độc đơn thạch, giải bệnh thương hàn lao phục (Dược Tính Bản Thảo).
2- Hàn thủy thạch chữa tiểu tiện trắng đục, chứng nội tý, lương huyết giáng hỏa, giảm đau răng, cứng răng, sáng mắt (Bản Thảo Cương Mục).
3- Ngưng thủy thạch sinh nơi đất mặn, bẩm thụ phải khí cực âm, Bản kinh ghi rằng nó có vị cay khí lạnh. Biệt lục lại thêm có vị ngọt, rất lạnh, không độc. Sách ghi rằng, khí nóng ít, dùng thuốc mát để hòa lại. Khí đại nhiệt lấy hàn lạnh để hóa giải đi. Lại ghi rằng, nhiệt tà ở bên trong lấy mặn lạnh để chữa. Tính đại lạnh hơi ráo, nên chủ trị mình nóng do tà nhiệt gây ra trong da như hỏa đốt, đầy tức vật vả và chứng nhiệt thịnh do thời khí, chứng phục nhiệt của ngũ tạng, nóng nhiệt trong dạ dày, hay đói khát nước cũng là có phục hỏa ở trong vị. Vị ngọt lạnh trừ được chứng khát và không đói. Phù thũng là thấp nhiệt, tiểu tiện nhiều mà không thông lợi, dẫn đến thủy khí tràn nơi bụng mà thành chứng phúc tý, chữa chứng tích tụ trong bụng cũng là nhờ công của vị cay làm cho tan và mặn làm cho mềm (-Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hàn thủy thạch lại có tên Ngưng thủy thạch với tên Bạch thủy thạch, sinh nơi đất mặn, bởi muốn ngấm vào trong đất, lâu năm tích tụ, trở thành trong suốt óng ánh có góc cạnh, vị cay mà mặn. Khí lạnh không độc. Sách ghi chữa được cảm sốt, cúm, họng khô, phù thũng, là bởi tính bẩm thụ thuần âm. Sách rằng: Nhiệt tà ở trong chữa bằng vị mặn, tính hàn. Lại tiếp rằng: Khí tiểu nhiệt lấy tính mát để hòa, khí đại nhiệt lấy hàn để thu bớt, dùng thuốc này để chữa nhiệt lợi thủy, là thích đáng vậy. Nhưng đây chỉ có thể tạm chữa cái tà hữu dư và đắp chữa bỏng lửa hoặc nước sôi. Nếu người hư nhiệt phù thì không nên dùng Loại trắng óng ánh ngậm vào miệng tan ra là thiệt nếu không là giả. Song loại thiệt rất ít (Bản Thảo Cầu Chân).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét