HẦU


Việt Nam có nhiều loài khỉ được dùng làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là loài khỉ nhỏ (Macaca mulatta Zimmermam hay Macaca rhesus andeb).

HẦU   
Macaca Sp.

Tên Việt Nam: Khỉ, Bù, dù.
Tên khác: Mộc hầu, Mi hầu, Hồ tôn, Vương tôn, Vạ lưu, Thi, Mi tư sá.
Tên khoa họcMacaca Sp.
Họ khoa học: Cercopithecidae.
Mô tả: Việt Nam có nhiều loài khỉ được dùng làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là loài khỉ nhỏ (Macaca mulatta Zimmermam hay Macaca rhesus andeb). Thường gồm những Khỉ có tổ chứa thấp, có túi má lớn, có mông chai và đuôi dài. Não bộ phát triển nặng 100-150gr, có kích thước trung bình hoặc lớn (3,5-18kg), cá thể cái có cỡ nhỏ hơn, tổng cọng gồm 12 loài (46 loài phụ) phổ biến rộng rãi ở Bắc phi và Châu á từ Pakixtan đến Nhật Bản và Đài Loan, và từ Tibê đến Xây lan và cả trên quần đảo Mã Lai cho tới Philippin. Ở Việt Nam phổ biến nhất là khỉ vàng (Mamulatta) sống thành đàn 30 con, có đàn cả hàng trăm con, gồm nhiều gia đình. Sống ở các núi đá, núi đất. Thường ăn quả, sâu bọ, đôi khi ăn cả trứng chim. Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, trứng rụng vào ngày thứ 14. Hành kinh kéo dài 4-6 ngày. Cá thể đực có chu kỳ sinh tinh quanh năm, yêu cầu sinh dục không thay đổi theo mùa.
Địa lý: Có khắp nơi ở miền núi nước ta, đặc biệt là những vùng núi đá vôi.
Thu bắt: Khỉ là loài vật khôn ngoan, nhưng cũng rất tham ăn. Nhiều khi bị ham ăn quá mà khỉ bị người bắt dễ dàng. Dân đảo Guyam thường dùng quả bầu để bắt khỉ. Họ khoét rỗng quả bầu rồi bỏ chuối và thức ăn đấy. Khỉ mon men tới gần quả bầu, thò tay vào bốc thức ăn, vì nắm đầy thức ăn nên khỉ không thể rút tay ra khỏi lỗ. Tuy vậy, Khỉ cũng không chịu buông tay mà chịu để cho người ta bắt dễ dàng. Ở Trung Quốc và Việt Nam, nhân dân thường bắt Khỉ bằng lưới. Người ta chăng một tấm lưới dài vài chục mét và cao khoảng vài mét ở chân đá núi, giáp nước trồng, nơi khỉ thường xuống ăn. Dùng chó xua Khỉ từ sườn bên kia, Khỉ chạy xô xuống chân núi và mắc lưới. Bằng cách này, người ta bắt mỗi lần vài chục con.
Phần dùng làm thuốc: Thịt xương.
Biến chế: Trong các sách xưa, không thấy nói tới cách nấu cao Khỉ, nhưng hiện giờ thì người ta dùng rất nhiều:
1- Phải có từ 5-7 bộ xương Khỉ, nếu thiếu bộ thì mất hay, nhất là mỗi bộ xương kèm theo 1 quả mật nữa thì rất hay. Lóc cho hết thịt bám ở ngoài, cho vào thùng dầm với nước gạo một đêm, sáng hôm sau vớt ra phơi khô, rồi đập vụn sao với giấm thanh cho giòn, kế đó sao với rượu một lần nữa cho vàng là được. Khỉ nấu phải dùng một cái thạp, cho xương vào, đổ nước cho lút, lại dùng sãn một cái nồi không bắt lên một bên, hễ thấp bên thạp xương cao đã ra đặc thì múc chuyển sang bên nồi để không mà cô dần, cứ nước cạn thì pha thêm, khi nào xương bở nước loãng thì đừng pha nước vào nữa, phải bỏ xương ra xóc thạp cho sạch lại, cho cao ở nồi kia vào mà cô đặc rồi đổ ra khay để đông lại, cắt lát.
2- Dùng toàn bột con Khỉ (cả xương và thịt) nấu thành cao Khỉ toàn tính.
- Cắt tiết hoặc dội nước sôi cho Khỉ chết, lột da lọc thịt xương để riêng, bỏ mỡ và tạng phủ.
- Lấy nước nóng (500C) rửa sạch, xắt miếng (100-200gr) tẩm rượu gừng (gừng 200gr, rượu 400 500ml. Gừng rửa sạch giã nhỏ trộn 300ml rượu vắt lấy nước, giã lại bã và thêm 200ml rượu vắt lấy nước trộn đều. Tẩm bóp như thể cho đến hết rượu gừng để giảm bớt tanh và tính lạnh của thịt (có thể tẩm bột Đại hồi, Quế chi, Thảo quả, mỗi thứ 50gr) rồi nước hoặc sấy khô tới khi teo miếng thịt. Cho thịt vào túi vải, đặt vào giữa thùng nhôm, đáy thùng đặt vĩ.
- Cạo xương rửa sạch cho hết mỡ vào gân, xếp xương và thùng nhôm chung quanh túi  vải đựng thịt. Nấu 5-6 ngày như cao gạc.
Tính vị: Vị mặn, tính bình, không độc.
Tác dụng: Bổ Can Thận, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
1- Cao xương Khỉ và cao khỉ tồn tính dùng làm thuốc bổ toàn thân, thường dùng cho người kém, ăn, kém ngủ, thiếu máu, gầy yếu xanh xao. Các chứng bệnh của phụ nữ và trẻ con dùng rất tốt.
2- Thịt Khỉ trị sốt rét lâu ngày.
Liều dùng: 3g-3g 5.
Cách dùng: Ngâm từng miếng nhỏ hoặc ngâm rượu, có thể thêm mật ong cho ngọt và dễ uống, hoặc cho vào rượu ngâm tan uống, không uống rượu được có thể cho vào ăn.
Bảo quản: Bọc miếng cao trong giấy bóng kính. Tránh nóng. Đựng trong thùng có vôi sống đậy kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
1- Cam Khỉ nấy xong 500gr, Cao Sơn dương 30gr trộn gừng phèn, cồn, dầu lạc vừa đủ 100gr, uống để trị người kém ngủ, thiếu máu, gầy yếu, da vàng xanh, bồi dưỡng cho người cơ thể suy, kém ăn, kém ngủ. Ngày uống 3g-3g 5 hấp cơm hoặc Ngâm rượu hoà tan uống, có thể thêm tí mật ong.
2- Dùng xương đầu nấu cao trị sốt rét, trẻ con động kinh.
3- Dùng da nấu cao uống trị ngứa.
4- Uống mật khỉ trị đau mắt, động kinh.
Tham khảo:
1- Ngày xưa, người ta thường nuôi Ngựa nhốt chung chuồng với Khỉ, Khỉ ở trên ngựa ở dưới, hàng tháng kinh nguyệt Khỉ rơi xuống cỏ, ngựa ăn để tránh dịch ngựa. Kinh nguyệt khô của khỉ gọi là “Huyết lình”.
2- Khỉ bị bệnh sỏi mật, có sỏi ở trong mật gọi là Hầu táo (Xem: Hầu táo).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét